Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan 981 đến đâu ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Trung Quốc loan báo giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 hiện đang hoạt động ở giếng Lăng Thủy, trước khi di chuyển đến một vị trí mới ở Biển Đông.

Thông báo đăng trên website của Cục Hải sự Quốc gia Trung Quốc nói từ ngày 6/5 đến ngày 16/5, giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 tác nghiệp tại giếng Lăng Thủy 25-1S-1, tọa độ 17°03′44″.5 vĩ bắc/109°59′02″.7 kinh đông.
Vị trí này nằm cách thành phố Tam Á, thủ phủ tỉnh Hải Nam, khoảng 75 hải lý về phía đông nam.
Giới chức Việt Nam nói vị trí này nằm "ngoài vùng biển Việt Nam". Thế nhưng, các nhà quan sát băn khoăn tự hỏi: Sau ngày 16/5 khi công việc ở giếng Lăng Thủy kết thúc, giàn khoan Hải Dương 981 sẽ di chuyển đến đâu trên Biển Đông?
Có thông tin chưa kiểm chứng nói giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 có thể sẽ được đưa vào vị trí hồi tháng 5/2014, nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam và chỉ cách đảo Lý Sơn chừng 120 hải lý.
TQ dua gian khoan Hai Duong 981 di dau sau ngay 16/5?
 Việc Bắc Kinh ngày 1/5/2014 hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981
vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn chừng 120 hải lý đã châm ngòi làn sóng phản đối Trung Quốc mạnh mẽ.
Ngày 1/5/2014, giàn khoan Hải Dương 981 đã hạ đặt ở vị trí này và châm ngòi làn sóng phản đối Trung Quốc mạnh mẽ ở Việt Nam. Đến giữa tháng 7/2014, giàn khoan Hải Dương 981 mới chịu rút đi.
“Hành động điên rồ”
Nhận định về khả năng giàn khoan 981 được đưa trở lại vị trí cũ năm 2014, Tiến sĩ Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở  Singapore nói: "Nếu nhớ lại ảnh hưởng nghiêm trọng đối với quan hệ Trung-Việt cũng như phản ứng tiêu cực trong khu vực do việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan hồi năm ngoái gây ra cộng thêm sự quan ngại trước các hoạt động xây đảo nhân tạo mới đây của Trung Quốc tại Biển Đông, thật là điên rồ nếu Bắc Kinh lại muốn đưa giàn khoan này vào Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một lần nữa".
Tiến sĩ Ian Storey nói thêm: "Quá trình ra quyết định của Bắc Kinh thường không rõ ràng, minh bạch. Trong những năm qua, chúng ta đã thấy Trung Quốc sẵn sàng chịu tổn thất về uy tín và tiếp tục thái độ hung hăng tại Biển Đông. (Do đó), khó có thể khẳng định điều gì”.
Trong một diễn biến có liên quan, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có kế hoạch nêu vấn đề tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông với lãnh đạo Trung Quốc, khi ông thăm Bắc Kinh cuối tuần này.
Hãng tin Reuters cho hay ông Kerry "sẽ cảnh báo Trung Quốc rằng việc cải tạo cơi nới đảo mà nước này đang làm ở Biển Đông sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới ổn định khu vực cũng như đối với quan hệ Trung-Mỹ".
Trước đó, hôm thứ Ba 12/5 một quan chức Mỹ nói Lầu Năm Góc đang cân nhắc điều chiến đấu cơ và tàu chiến tới khu vực để bảo đảm tự do đi lại quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây tại Biển Đông. Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trước thông tin này và đòi phía Mỹ giải thích.

Thế giới làm gì để ngăn chặn TQ xâm lấn Biển Đông?

(Kiến Thức) - Trong một bài viết đăng trên báo Sydney Morning Herald,  nhà phân tích Peter Hartcher đặt câu hỏi: Thế giới sẽ làm gì để ngăn chặn Trung Quốc xâm lấn Biển Đông?

Theo ông Peter Hartcher  - biên tập viên chính trị và quốc tế của báo Sydney Morning Herald,  điều đáng lo ngại nhất trong những năm gần đây là Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh để thâu tóm các vùng lãnh thổ đang tranh chấp với các nước khác.
The gioi lam gi de ngan chan TQ xam lan Bien Dong?
Ông Peter Hartcher  - biên tập viên chính trị và quốc tế của báo Sydney Morning Herald, Australia.
Nỗi lo đó giờ đây đã trở thành hiện thực. Trong mấy tháng qua, chính phủ Trung Quốc đang ra sức “đắp đảo”, xây dựng đường băng sân bay và căn cứ ở các vùng biển có tranh chấp với bốn nước láng giềng Đông Nam Á.

Chuyên gia Nga: Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia Nga, việc Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông “không phục vụ mục đích hòa bình” và là “những yếu tố gây căng thẳng mới”.

Những hoạt động đắp đất xây dảo của Trung Quốc "không phục vụ mục đích hòa bình" và "là những yếu tố gây căng thẳng mới" ở Biển Đông.
Những hoạt động đắp đất xây dảo của Trung Quốc "không phục vụ mục đích hòa bình" và "là những yếu tố gây căng thẳng mới" ở Biển Đông.  
Đài Sputnik dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia Hamzah Zainuddin cho biết, một trong những nhiệm vụ chính của Malaysia trên cương vị  Chủ tịch ASEAN  là thúc đẩy việc ký kết với Trung Quốc Bộ Qui tắc về ứng xử ở Biển Đông.
Ông lưu ý rằng các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc được thực hiện nhiều năm nay nhưng Bắc Kinh luôn duy trì một lập trường không khoan nhượng.

Trung Quốc lén lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Tạp chí quân sự Kanwa đưa tin, Trung Quốc có thể vừa lén lút lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Tờ Kanwa cho rằng, Bắc Kinh có thể đã lập một Vùng Nhân dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông mà không tuyên bố một cách công khai để tránh sự phản đối từ các nước khác.
Tạp chí này cho rằng, chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch lập 2 vùng ADIZ ở biển Hoa Đông và Biển Đông sau sự cố ở đảo Hải Nam hồi năm 2001.