Phát hiện sửng sốt về các phân tử nước trên Mặt trăng

(Kiến Thức) - Phát hiện thú vị liên quan các phân tử nước trên Mặt trăng vừa được các nhà khoa học phát hiện.

Cụ thể, nhà nghiên cứu Christian Wöhler, một nhà vật lý tại Đại học Kỹ thuật Dortmund, Đức vừa công bố các phân tử nước trên Mặt trăng có thể tồn tại cả ngày mà không hề bị mất đi.
Thay vì mất đi, các phân tử nước nhanh chóng liên kết hóa học với các tảng đá trên Mặt trăng nhằm bảo toàn sự tồn tại.
Phat hien sung sot ve cac phan tu nuoc tren Mat trang
Nguồn ảnh: Phys. 
Nhờ công nghệ ánh sáng hồng ngoại, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chất hydroxyl, một phân tử có thành phần giống như nước, nhưng với một nguyên tử hydro ít hơn đều tồn tại bền vững và không hề thay đổi theo các khung giờ sáng trưa, chiều tối trên Mặt trăng...
Thậm chí, ở gần xích đạo Mặt trăng, các phân tử nước hydroxyl vẫn gần như không đổi ở vùng cao bất kể thời gian nào trong ngày.
Các nhà nghiên cứu cho biết, một số phân tử nước hydroxyl có thể đủ mạnh để tồn tại trên Mặt trăng, chống lại sự bay hơi từ nhiệt độ, gió hay tia cực tím không gian...
Và quan trọng nhất, các phân tử hydroxyl đã liên kết hóa học mạnh mẽ với đá Mặt trăng theo cơ chế phản ứng hóa học với các phân tử oxy trong đá mặt trăng và proton trong gió mặt trời, nhằm mục đích bảo toàn trạng thái tồn tại ổn định trong điều kiện khắc nghiệt.

Xem thêm video: Hình ảnh kỳ thú của Trái Đất chụp từ Mặt Trăng- Nguồn video: Thế Giới Kỳ Diệu.

Tìm thấy bằng chứng mới về băng giá trên Mặt trăng

(Kiến Thức) - Hàng loạt bằng chứng mới cho thấy băng giá đang tồn tại trên bề mặt Mặt trăng.

Các nhà khoa học thuộc tàu thăm dò Mặt trăng NASA's Lunar Reconnaissance Orbiter vừa phát hiện ra vài điểm bí ẩn trên bề mặt Mặt trăng
Tim thay bang chung moi ve bang gia tren Mat trang

Nguồn ảnh: Phys.

Lại thêm phát hiện mới về "nội thất" Mặt trăng gây sốt

(Kiến Thức) - Bằng chứng mới liên quan tới đặc điểm, cấu trúc "nội thất" của Mặt trăng vừa được các nhà khoa học khám phá.

Theo một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California San Diego vừa công bố, Mặt trăng có hệ thống cấu trúc hoàn toàn khô cằn.
Lai them phat hien moi ve "noi that" Mat trang gay sot
Nguồn ảnh: Google. 
Phát hiện mới này đi ngược với ý kiến cho rằng bên trong Mặt trăng từng ẩm ướt thậm chí có cả một đại dương.
James Day, nhà địa chất hóa học khẳng định rằng, trong quá khứ, bên trong Mặt trăng cực kỳ nóng, rất nóng. Về cơ bản nó còn có cả một đại dương năng lượng gamma nóng khủng khiếp.
Lai them phat hien moi ve "noi that" Mat trang gay sot-Hinh-2
Nguồn ảnh: Google.  
Điều này đã khiến hàng loạt các chất có trong Mặt trăng cũng như trên bề mặt nhanh chóng bị bốc hơi. Và theo thời gian, tất cả sẽ trở nên khô cằn, không có một chút nước nào cả ở trong.

Họ đã đi đến kết luận này sau khi phân tích các mảnh vỡ của "Rusty Rock", một tảng đá thu thập được từ Mặt trăng trong chuyến khám sát của Apollo 16 năm 1972.