Phát hiện siêu tân tinh sáng nhất từ trước tới nay

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà thiên văn đã phát hiện siêu tân tinh sáng nhất trong vũ trụ từ trước tới nay.

Theo đó, siêu tân tinh sáng nhất này có tên khoa học là ASAS-SN-15lh. Nó tồn tại và lưu lạc trong vũ trụ đã hơn 2000 năm và có thể phát sáng với cường độ quang phổ gấp 1000 lần các ngôi sao và tân tinh bình thường.
Phat hien sieu tan tinh sang nhat tu truoc toi nay
 
Nhiều giả thuyết đặt ra rằng, siêu tân tinh ASAS-SN-15lh ngoài khả năng phát sáng với cường độ kinh khủng, nó còn có từ tính cực cao, hoạt động như một nam châm và phát ra từ trường xung quanh và trên đường nó đi qua cực kỳ mạnh mẽ.
Phat hien sieu tan tinh sang nhat tu truoc toi nay-Hinh-2
 
Siêu tân tinh mới phát hiện ASAS-SN-15lh cách Trái đất khoảng 350 triệu năm ánh sáng, được phát hiện từ đài quan sát Las Campanas. Và tân tinh mẹ sản sinh ra nó là siêu tân tinh Galaxy ASAS-SN-15lh, tân tinh này sáng gấp nhiều lần thiên hà Milky Way.
Thông tin này vừa được công bố trên Tạp chí khoa học nổi tiếng Science.
Theo Zeenews

Từ vườn nhà, chụp ảnh vụ nổ siêu tân tinh tuyệt đẹp

(Kiến Thức) - Những hình ảnh tuyệt đẹp về một vụ nổ siêu tân tinh sáng rực được nhiếp ảnh gia Eric Coles ghi hình ngay sân vườn sau nhà của mình.

Những hình ảnh nổ siêu tân tinh hiếm thấy được nhiếp ảnh gia nghiệp dư Eric Coles vô tình chụp được trong vườn sau nhà khi đang quan sát vũ trụ.
Những hình ảnh nổ siêu tân tinh hiếm thấy được nhiếp ảnh gia nghiệp dư Eric Coles vô tình chụp được trong vườn sau nhà khi đang quan sát vũ trụ. 

Để ghi được những hình ảnh tuyệt mỹ này, nhà thiên văn học phải sử dụng 5 loại kính viễn vọng khác nhau.
Để ghi được những hình ảnh tuyệt mỹ này, nhà thiên văn học phải sử dụng 5 loại kính viễn vọng khác nhau.  

Vụ nổ sao sáng rực bên ngoài địa cầu tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp, bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng muốn nắm giữ lấy khoảnh khắc có 1-0-2 đó.
Vụ nổ sao sáng rực bên ngoài địa cầu tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp, bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng muốn nắm giữ lấy khoảnh khắc có 1-0-2 đó. 

Các vụ nổ sao phát ra ánh sáng cực độ, bùng lên ánh sáng trong một thời gian ngắn.
Các vụ nổ sao phát ra ánh sáng cực độ, bùng lên ánh sáng trong một thời gian ngắn.  

Theo các nhà khoa học, độ sáng của một vụ nổ siêu tân tinh có thể đột ngột tăng lên hàng tỷ lần, sau đó giảm dần trong vài tuần hay vài tháng.
Theo các nhà khoa học, độ sáng của một vụ nổ siêu tân tinh có thể đột ngột tăng lên hàng tỷ lần, sau đó giảm dần trong vài tuần hay vài tháng. 

Tác giả sử dụng đa dạng các bộ dụng cụ lọc ánh sáng để quan sát chính xác hình dạng các khối khí đang hấp thụ năng lượng của những ngôi sao.
Tác giả sử dụng đa dạng các bộ dụng cụ lọc ánh sáng để quan sát chính xác hình dạng các khối khí đang hấp thụ năng lượng của những ngôi sao. 

Trong vũ trụ, có hai kiểu nổ sao tân tinh chính. Một thường xảy ra trong hệ sao đôi (hai sao có quỹ đạo cùng đi qua một điểm). Sao lùn trắng hút vật chất từ sao bay quanh nó cho đến khi đạt khối lượng cực đại và bùng nổ nhiệt hạch.
Trong vũ trụ, có hai kiểu nổ sao tân tinh chính. Một thường xảy ra trong hệ sao đôi (hai sao có quỹ đạo cùng đi qua một điểm). Sao lùn trắng hút vật chất từ sao bay quanh nó cho đến khi đạt khối lượng cực đại và bùng nổ nhiệt hạch. 

Kiểu bùng nổ thứ hai là khi một ngôi sao chuẩn bị kết thúc quá trình sống. Ngôi sao cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch, mất áp suất ánh sáng, và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó. Mật độ và áp suất tăng cao là yếu tố gây bùng nổ.
Kiểu bùng nổ thứ hai là khi một ngôi sao chuẩn bị kết thúc quá trình sống. Ngôi sao cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch, mất áp suất ánh sáng, và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó. Mật độ và áp suất tăng cao là yếu tố gây bùng nổ. 

Những ngôi sao phát ra ánh sáng cực đại khi bùng nổ.
Những ngôi sao phát ra ánh sáng cực đại khi bùng nổ.

Top khám phá khó hiểu ngoài không gian gây đau đầu (1)

(Kiến Thức) - Những khám phá về vũ trụ luôn là điều mới mẻ, khó hiểu đối với con người, gây tò mò rất lớn.

Top kham pha kho hieu ngoai khong gian gay dau dau (1)
Một khuôn mặt trong những đám mây? Bức ảnh này chụp tinh vân Đại bàng, cho thấy quá trình một ngôi sao ra đời từ những đám mây khí. Nhưng khi bạn nhìn gần hơn vào hình ảnh, bạn có thể nhìn thấy khuôn mặt người gây ám ảnh, khó hiểu. 

Top kham pha kho hieu ngoai khong gian gay dau dau (1)-Hinh-2
Năng lượng tối là một dạng năng lượng chưa biết rõ, chiếm phần lớn vũ trụ và có khuynh hướng tăng tốc độ giãn nở của vũ trụ. Bản chất của năng lượng tối vẫn còn là một vấn đề để suy đoán. 

Top kham pha kho hieu ngoai khong gian gay dau dau (1)-Hinh-3
Vật chất tối. Vật chất tối có khối lượng nhưng nó vô hình, chiếm phần lớn trong vũ trụ. Có giả thuyết cho rằng, vật chất tối đang được sản sinh trong lõi của các ngôi sao. 

Top kham pha kho hieu ngoai khong gian gay dau dau (1)-Hinh-4
Các ngôi sao phát nổ như thế nào? Chúng ta đã nghiên cứu được rằng khi những ngôi sao hết nhiên liệu, nó sẽ kết thúc cuộc sống bằng những vụ nổ khổng lồ được gọi là vụ nổ siêu tân tinh, nhưng chi tiết về các vụ nổ vẫn luôn là bí ẩn. 

Top kham pha kho hieu ngoai khong gian gay dau dau (1)-Hinh-5
Vũ trụ tái ion hóa. Theo các nhà khoa học, khoảng 13 tỷ năm trước vũ trụ đã trải qua một quá trình gọi là tái ion hóa. Các nhà khoa học vẫn luôn muốn biết lý do tại sao vũ trụ có quá trình đó. 

Top kham pha kho hieu ngoai khong gian gay dau dau (1)-Hinh-6
Nguồn gốc các tia vũ trụ giàu năng lượng. Các tia vũ trụ giàu năng lượng có nguồn năng lượng lớn gấp hàng trăm triệu lần so với năng lượng của bất kỳ hạt nhân nào được tạo ra trong phòng thí nghiệm luôn kích thích sự tò mò của con người. 

Top kham pha kho hieu ngoai khong gian gay dau dau (1)-Hinh-7
Khám phá khó hiểu về hệ Mặt trời. Sự mới lạ của mỗi hành tinh trong hệ Mặt trời là bí ẩn không thể giải thích dễ dàng. Các nhà khoa học đang hy vọng việc săn tìm các hành tinh ngoài hành tinh sẽ sáng tỏ thêm kiến thức về hệ Mặt trời của chúng ta. 

Top kham pha kho hieu ngoai khong gian gay dau dau (1)-Hinh-8
Quầng sáng trên bề mặt Mặt trời. Các quầng sáng là lớp khí quyển bên trên bề mặt của Mặt trời, có nhiệt độ siêu nóng (hơn 6 triệu độ C). Tại sao quầng sáng này lại có thể luôn giữ nhiệt độ cao như vậy? 

Top kham pha kho hieu ngoai khong gian gay dau dau (1)-Hinh-9
Các thiên hà đến từ đâu? Giới khoa học gần đây đã đưa ra được lời giải thích về nguồn gốc của các ngôi sao và các hành tinh, nhưng lời giải cho sự xuất hiện của các thiên hà vẫn còn rất bí ẩn. 

Top kham pha kho hieu ngoai khong gian gay dau dau (1)-Hinh-10
Các hành tinh khác giống Trái đất. Từ năm 2000, có nhiều hành tinh giống Trái đất được phát hiện ngoài vũ trụ, nhưng lại không hề có sự sống. Câu hỏi đặt ra là những nơi đó tại sao lại không thể duy trì sự sống như Trái đất? 

Top kham pha kho hieu ngoai khong gian gay dau dau (1)-Hinh-11
Giả thiết về đa vũ trụ. Đa vũ trụ là giả thiết về sự tồn tại song song các vũ trụ, trong đó bao gồm tất cả mọi thứ tồn tại và có thể tồn tại: không gian, thời gian, vật chất, năng lượng và các định luật vật lý.

Phát hiện ngôi sao "ăn thịt đồng loại" trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một hệ thống sao kép kỳ lạ giữa dải Ngân hà, một ngôi sao đang "ăn thịt đồng loại" của mình.

Các nhà thiên văn học thuộc Đại học California, Berkeley (Mỹ) đã quan sát được hệ thống sao kép kỳ lạ khi sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble và Đài quan sát tia X Chandra của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA). Họ phát hiện, một ngôi sao trong hệ thống đang giằng kéo vật chất từ ngôi sao còn lại.

Vật liệu phát thải tạo ra một chiếc đĩa lớn quanh 2 ngôi sao khi quá trình "ăn thịt đồng loại" diễn ra, để lộ lõi khí heli siêu nóng của ngôi sao bị ăn thịt.

Phat hien ngoi sao
 
Theo báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, lượng vật liệu bao quanh hệ thống sao kép này lớn đến mức các chuyên gia không thể nghiên cứu chúng một cách tách rời.

Thay vào đó, họ có thể phỏng đoán các đặc điểm của các ngôi sao thông quá nghiên cứu đĩa khí bao quanh.

Ngôi sao bị tước đoạt vật liệu được gọi là một ngôi sao Wolf-Rayet. Đây là ngôi sao đang tiến hóa nhanh chóng, với kích thước lớn hơn rất nhiều lần mặt trời của chúng ta và đang bị mất các lớp hyđro bên ngoài rất nhanh, để lộ lõi heli vô cùng sáng chói và siêu nóng.

Sao Wolf-Rayet có thể hình thành theo hai cách, khi một ngôi sao khổng lồ phát thải khí hyđro của chính nó do một trận gió mặt trời cực mạnh hoặc khi một ngôi sao đồng hành dùng lực hấp dẫn tước đoạt vật liệu của nó. Hệ thống sao kép mới được phát hiện rơi vào trường hợp sau và ngôi sao Wolf-Rayet được đặt biệt danh là "Nasty 1", theo các chữ cái đầu trong họ của hai nhà thiên học đã khám phá ra nó vào năm 1963 - Jason Nassau và Charles Stephenson.

Quá trình "hút" vật liệu từ NaSt1diễn ra không hiệu quả, khiến lượng lớn khí bị thất thoát thành tinh vân hình đĩa quanh hệ thống sao kép. Tinh vân có chiều rộng 3,2 ngàn tỉ km này được cho là mới chỉ vài ngàn năm tuổi và chỉ cách Trái đất khoảng 3.000 năm ánh sáng.

Các nhà thiên văn học dự đoán, trong tương lai, ngôi sao ăn thịt đồng thoại có thể trải qua hàng loạt vụ nổ hoặc ngôi sao bị ăn thịt có thể trở thành siêu tân tinh.

Do hơn 70% các ngôi sao khổng lồ được cho là thành viên của các hệ thống sao kép, nên các nhà thiên văn học rất quan tâm tìm hiểu hệ thống sao kép của NaSt1.