Phát hiện loài khủng long mặt chó bull, giống hệt bạo chúa phiên bản “nâng cấp”

Một loài khủng long ăn thịt mới vừa được thêm vào "đội hình" các "sát thủ" nguy hiểm nhất thời tiền sử.

"Đội hình" các "sát thủ" ghét ăn chay nhất thời tiền sử vừa vui mừng chào đón một thành viên mới. Tại thành hệ Bahariya , địa điểm hóa thạch nổi tiếng giữa lòng sa mạc Sahara, Ai Cập, nhóm các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra một bộ xương sống khổng lồ thuộc về loài khủng long mới nằm trong họ abelisaurid.

Họ này còn được gọi là khủng long abel, gồm các sát thủ ăn thịt đứng bằng 2 chân sống ở Kỷ Phấn Trắng (145 đến 66 triệu năm trước đây) - cùng thời với khủng long bạo chúa T-rex.

Y chang các "anh em" abel khác, loài mới này có một khuôn mặt ngắn, được giới khoa học miêu tả là giống của chó bull. Mặc cho vẻ ngoài khá hầm hố và đáng sợ, nó lại không phải con khủng long hung dữ, nguy hiểm nhất trong khu vực này.

"Chúng tôi chắc chắn đến 99% rằng, không giống như một số họ hàng của nó từ những thời gian và địa điểm khác, loài abelisaurid đặc biệt này không nằm ở đầu chuỗi thức ăn của nó" - Matthew Lamanna, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie ở Pittsburgh và một trong những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra loài khủng long này, nói với trang Live Science qua email.

Phat hien loai khung long mat cho bull, giong het bao chua phien ban “nang cap”

Loài khủng long abel có ngoại hình khá giống T-rex nhưng đôi tay còn "dị" hơn.

Mặc dù chỉ tìm thấy một chiếc xương, các nhà khoa học vẫn phát hiện nó thuộc về họ khủng long abel nhờ các đặc điểm trên đốt sống. Dù sao đi nữa, chú khủng long abel này là con đầu tiên trong loài của nó được tìm ra ở thành hệ Bahariya.

Sau khi thực hiện phân tích dựa trên máy tính về hình thái của xương, nhóm nghiên cứu kết luận rằng nó thuộc về một loài chưa từng được biết đến trước đây, vẫn chưa có tên khoa học. Họ đã công bố phát hiện của mình vào ngày 8 tháng 6 trên tạp chí Royal Society Open Science.

Phat hien loai khung long mat cho bull, giong het bao chua phien ban “nang cap”-Hinh-2

Spinosaurus hay thằn lằn gai là một loài có ngoại hình vô cùng ấn tượng, với bộ hàm khá giống của một con cá sấu..

Thành hệ Bahariya có sự tập trung đông đúc đến kỳ lạ các sát thủ khét tiếng thời tiền sử. Đầm lầy ngập mặn rộng lớn từng là nơi sinh sống của nhiều loài cá, rùa, rắn và khủng long. Con abel mới được tìm thấy có thể đã "bắt tay" gieo rắc kinh hoàng cùng một loài gần giống T-rex tên Carcharodontosaurus.

Khu vực này cũng từng là "địa bàn" của loài thằn lằn gai và thằn lằn Bahariya, đều là các loài khủng long ăn thịt nổi tiếng.

Lamanna cho biết việc tìm thấy nhiều động vật ăn thịt lớn cùng chung sống trong một hệ sinh thái là rất hiếm. Ông nói thêm: "Làm thế nào môi trường 98 triệu năm tuổi này có thể chứa tới không chỉ 1 mà 4 loài khủng long săn mồi khổng lồ vẫn còn là một bí ẩn".

Bộ phận gây sốc nâng cấp "xà đầu long" kỷ Jura thành quái vật

Nghiên cứu mới chỉ ra chính đặc điểm quái dị đến khó tin của những bộ xương xà đầu long hóa thạch.

Nghiên cứu mới chỉ ra chính đặc điểm quái dị đến khó tin của những bộ xương xà đầu long hóa thạch đã giúp nó trở thành nỗi ám ảnh của "đại dương quái vật" xuyên 3 kỷ Tam Điệp, Jura và Phấn Trắng.
Theo SciTech Daily, các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Bristol (Anh) đã mô hình hóa cơ thể của nhiều loài sinh vật biển như plesiosaurs (còn gọi là thằn lằn đầu rắn hay xà đầu long), ichthyosaurs (thằn lằn cá hay ngư long), cá voi cổ đại đã tuyệt chủng và cá voi, cá heo hiện đại.

Top sinh vật tưởng chỉ trong truyền thuyết lại có thật ngoài đời

Loài rồng hay trăn khổng lồ là những sinh vật tưởng chừng chỉ có trong truyền thuyết hóa ra từng sống cùng con người.

Top sinh vat tuong chi trong truyen thuyet lai co that ngoai doi
Rồng là một trong những sinh vật huyền thoại nổi tiếng nhất mọi thời đại tưởng chừng chỉ xuất hiện trong truyền thuyết hay những câu chuyện thần thoại nhưng thực tế lại tồn tại. Thằn lằn khổng lồ Megalania - loài thằn lằn lớn nhất mà các nhà khoa học biết đến dài tới 9,1m, nặng hơn 2 tấn và còn có thể phun nọc độc là một trong số những hậu duệ của rồng.