Phát hiện lỗ đen thứ hai trong thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà thiên văn tại Đài thiên văn quốc gia Nhật Bản phát hiện lỗ đen thứ hai trong thiên hà Milky Way.

Lỗ đen thứ hai trong thiên hà Milky Way được phát hiện qua kính viễn vọng Nobeyama 45M, nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là giáo sư Tomoharu Oka thuộc Đại học Keio, Nhật Bản đã phát hiện một đám mây khí bí ẩn 200 năm ánh sáng nằm ở trung tâm thiên hà Milky Way. Các nhà khoa học gọi nó là CO-0,40-0,22.
Theo đó, đám mây khí này di chuyển với tốc độ 100 km mỗi giây.
Phat hien lo den thu hai trong thien ha Milky Way
 
Đám mây khí CO-0,40-0,22 có hình dạng elip, phân khúc nhỏ gọn, độ phân tán rộng.
Dựa vào tia X-ray và quan sát hồng ngoại, các nhà khoa học kết luận rằng đây có thể là dấu hiệu hình thành một siêu tân tinh nào đó hoặc khả năng lớn nhất là một lỗ đen thứ hai trong thiên hà Milky Way.
Đám mây khí CO-0,40-0,22 có khoảng cách 0,3 năm ánh sáng và có khối lượng tương đương 100.000 năng lượng mặt trời.
“Các số liệu trên đều chứng minh, khả năng lớn nhất là một lỗ đen thứ hai sắp được hình thành, tuy nhiên, kích thước lỗ đen này khá nhỏ.”. - Giáo sư Oka nói trong một bài viết.
Thông tin vừa được công bố trên tạp chí Astrophysical.
Theo Redorbit

Những lỗ đen siêu khổng lồ với sức mạnh kinh hoàng

(Kiến Thức) - Ngoài vũ trụ có những lỗ đen khổng lồ, nặng hơn Mặt trời cả chục tỉ lần, cư trú ở các thiên hà cách Trái đất hàng triệu năm ánh sáng.

Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang
Lỗ đen khủng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của các ngôi sao trong các thiên hà. Thậm chí, nhiều nhà khoa học còn cho rằng lỗ đen có thể điều tiết sự vận động và hình thành của chính các thiên hà. Trong lịch sử nghiên cứu vũ trụ, nhiều lỗ đen đáng sợ đã được ghi nhận. 

Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-2
Lỗ đen càng nặng, thì sức hủy diệt của nó càng tàn khốc và vùng ảnh hưởng càng rộng lớn. Những lỗ đen khủng nhất thiên hà có lẽ phải kể đến hai lỗ đen do McConnell và cộng sự phát hiện năm 2011.  

Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-3
Hai lỗ đen lớn nằm ở hai thiên hà: thiên hà NGC3842 và thiên hà NGC4889. Thiên hà NGC 3842 chứa lỗ đen lớn có khối lượng gấp 9,7 tỉ lần khối lượng Mặt trời. 

Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-4
NGC 4889 - thiên hà sáng nhất trong cụm thiên hà Coma, cách Trái đất 335 triệu năm ánh sáng chứa một lỗ đen có khối lượng xấp xỉ lỗ đen trong thiên hà NGC 3842. Các lỗ đen hấp thụ khí và “xơi tái” các vì sao của các thiên hà lân cận, và trở nên cực nặng. 

Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-5
Lỗ đen ULAS J1120+0641, được sinh ra từ 770 triệu năm sau khi vụ nổ Big Bang xảy ra cách đây 13,7 tỷ năm tạo ra dải thiên hà. Nó có khối lượng gấp 2 tỉ lần Mặt trời.  

Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-6
Hai lỗ đen nằm ở trung tâm thiên hà NGC 3393, trong đó một lỗ đen lớn gấp 30 khối lượng Mặt trời và lỗ đen còn lại có khối lượng ít nhất là lớn gấp 1 triệu lần khối lượng Mặt trời. 

Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-7
Hai lỗ đen nằm gần trung tâm của thiên hà xoắn ốc NGC 3393 chỉ nằm cách nhau 490 năm ánh sáng và nhiều khả năng chúng là những gì còn lại của một vụ hợp nhất giữa hai thiên hà có khối lượng không đồng đều cách đây 1 hoặc hơn 1 tỷ năm. 

Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-8
Lỗ đen SBH, được đặt tên NGC 1365, có vận tốc quay tối đa đạt tới 84% tốc độ quay tốc độ ánh sáng. Nó được cho là một trong những lỗ đen có kích thước lớn nhất trong vũ trụ, với khối lượng gấp hàng triệu thậm chí là hàng tỷ lần khối lượng của Mặt trời. 

Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-9
Lỗ đen "siêu khổng lồ" nằm trong dải thiên hà M60-UCD1 cách Trái đất khoảng 50 triệu năm ánh sáng. Lỗ đen chiếm diện tích 15% dải thiên hà và có trọng lượng tương đương với 20 triệu Mặt trời và nặng gấp 5 lần so với hố đen ở trung tâm của dải Ngân hà Milky Way. 

Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-10
Hệ đôi lỗ đen tên là GRS 1915+105 là một trong số các lỗ đen khổng lồ trong thiên hà của chúng ta. Nó nặng gấp 14 lần Mặt trời và cách Trái đất 35.000 năm ánh sáng. Quay quanh nó là một ngôi sao duy nhất. 

Nhung lo den sieu khong lo voi suc manh kinh hoang-Hinh-11
Sgr A* - siêu hố đen của dải Ngân hà, được ước tính có khối lượng bằng 4 triệu ngôi sao.

Tiết lộ sốc những bí ẩn bạn chưa biết về lỗ đen

Đúng vào khoảnh khắc bạn bước vào lỗ đen, thực tế sẽ chia ra làm hai phía trái ngược nhau.

Điều gì xảy ra khi bạn rơi vào lỗ đenBạn có thể nghĩ rằng mình sẽ bị nghiền nát hay bị xé ra từng mảnh. Tuy nhiên sự thật thì kỳ quặc hơn nhiều.

NASA phát hiện lỗ đen lớn gấp 350 triệu lần Mặt trời

Các nhà khoa học cho biết họ phát hiện một lỗ đen siêu lớn ở trung tâm Thiên hà, lớn gấp 350 triệu lần so với Mặt trời.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà thiên văn học tại Đại học Keele và Đại học Central Lancashire, sẽ được công bố trong báo cáo hàng tháng của Hội Thiên văn học Hoàng gia.