Phát hiện hóa thạch rùa đang giao phối

Các nhà khoa học người Đức đã lần tiên phát hiện hóa thạch của một loài động vật có xương sống - bao gồm cả loài người - trong tư thể đang làm ‘chuyện ấy’.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Tuebingen (Đức) đã phát hiện hóa thạch của 9 cặp rùa trong tư thế đang giao phối tại khu khảo cổ Messel Pit ở gần Darmstadt, Đức. Nhóm nghiên cứu cho rằng, những con rùa này bị chết do hít phải khí độc bốc lên từ miệng núi lửa.
Tiến sĩ Walter Joyce, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, hóa thạch này thuộc về một loài rùa cổ đại đã tuyệt chủng có tên khoa học là Allaeochelys crassesculpta. Mai trên của loài rùa này dài khoảng 61cm và rộng 30cm.
Những bằng chứng về giải phẫu học cho thấy, mỗi cặp hóa thạch rùa được phát hiện bao gồm 1 con cái và 1 con đực. Con đực có đuôi dài hơn và thò ra khỏi mai, trong khi, đuôi của con cái ngắn hơn và nằm gọn trong mai.
Phat hien hoa thach rua dang giao phoi
 
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện hóa thạch của các cặp rùa bao gồm 1 con cái và một con đực. Đuôi của một số con đực được đặt ở tư thế thẳng hàng với đuôi của con cái. Điều đó chứng tỏ chúng đang giao phối”, tiến sĩ Walter Joyce cho biết trên Daily Mail.
Theo các nhà khoa học, khí độc núi lửa bốc lên từ lòng hồ ở khu vực Messel Pit đã khiến nhiều loài động vật sống trong và quanh hồ tử vong. Điều này lý giải tại sao rất nhiều hóa thạch của động vật có xương sống được phát hiện dưới lòng hồ.
“Có thể những cặp rùa Allaeochelys crassesculpta bắt đầu giao phối trên bề mặt hồ. Sau đó, chúng bị nhiễm độc da và chìm xuống đáy hồ trong tư thế đang giao phối. Khí độc dưới lòng hồ ngăn xác chúng không bị phân hủy”, tiến sĩ Walter Joyce nhận định.
Cách đây 50 triệu năm, khu vực khảo cổ Messel Pit - được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ tháng 12/1995 - bao gồm nhiều hồ lớn được bao quanh bởi các khu rừng cận nhiệt đới. Vì thế, khu vực này có hệ sinh thái rất đa dạng.
Cho đến nay, các nhà khảo cổ đã khai quật tại khu vực này được hơn 10.000 hóa thạch của nhiều loài cá khác nhau, hàng nghìn hóa thạch của côn trùng, hóa thạch của các loài động vật có vú, như ngựa lùn, chuột, dơi, tatu,...

Màn hình nhỏ khiến iPhone 12 mini thất bại

iPhone 12 mini trở thành sản phẩm thất bại và đáng quên nhất trong dòng Apple. Điều đó cho thấy smartphone màn hình nhỏ không được nhiều người dùng ưa chuộng.

Thống kê từ Counterpoint Research cho thấy iPhone 12 mini chỉ chiếm 5% tổng lượng iPhone bán ra tại Mỹ trong nửa đầu tháng 1. Nói với Reuters, nhà phân tích JP Morgan cho biết smartphone màn hình dưới 6 inch hiện chỉ chiếm 10% lượng máy bán ra toàn thị trường.

Trước đó, hãng nghiên cứu Consumer Intelligence Research Partners (CIRP) cho biết iPhone 12 Pro và 12 Pro Max chiếm khoảng 40% doanh số iPhone bán ra trong cuối năm 2020, trong khi iPhone 12 chiếm khoảng 27%.

Sửng sốt bí ẩn "lộ" từ hoá thạch vi khuẩn 2,5 tỷ tuổi

Thông tin về hoá thạch vi khuẩn 2,5 tỷ tuổi đến từ kết quả nghiên cứu của Phó giáo sư Andrew Czaja của Đại học Cincinnati.

Không phải tất cả các hoá thạch đều là của những loài khủng long to lớn đã tuyệt chủng, một trong số đó là của những vật thể bé nhỏ vô cùng như vi khuẩn.

Theo Live Science, các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra hoá thạch vi khuẩn nguyên thủy 2,5 tỷ năm tuổi. Những vi khuẩn cổ này có khả năng là vi khuẩn lam nhưng chúng lớn bất thường và có hình dạng khá đặc biệt.

Sung sot bi an
Loài vi khuẩn này được dự đoán là vi khuẩn lam

Thông tin trên đến từ kết quả nghiên cứu của Phó giáo sư Andrew Czaja của Đại học Cincinnati.

Nếu những hoá thạch này thực sự của vi khuẩn lam, chúng có thể là một sinh vật nguyên thuỷ hoặc tổ tiên của chúng, những sinh vật đã giúp biến đổi bầu khí quyển bằng cách tạo ra oxy.

Mời quý vị xem video: Những sự thật thú vị về vi khuẩn. Nguồn video: Top 5 lạ kỳ

Hoá thạch mới được phát hiện này được cho là nằm trong khoảng 100-200 triệu năm trước sự kiện Oxy hoá vĩ đại, tạo ra những phần tử khí Oxy đầu tiên của Trái Đất, có vai trò to lớn trong lịch sử hình thành sự sống của hành tinh xanh.

Không có nhiều hoá thạch trong giai đoạn này được phát hiện, chỉ có 4 trường hợp trước đó được ghi lại có tuổi thọ tương đương với phát hiện lần này.

Phát hiện này được tìm thấy ở Nam Phi rất tình cờ khi các nhà khoa học phát hiện một phiến đá kì lạ, chúng chứa đầy những cấu trúc vi sợi.

Đến giờ vẫn chưa thể biết chính xác loại vi khuẩn này là gì nhưng chúng lớn hơn bất cứ loài vi khuẩn lam đã được tìm thấy trước đây. Chúng được dự đoán sinh sản vô tính để tạo thành sinh vật mới bằng cách đâm chồi.

Phát hiện này hiện đang gây nhiều tranh luận trong giới khoa học. 

Nhân loại vừa trải qua một trong ba năm nóng nhất trong lịch sử

Năm 2020 đang trở thành một trong ba năm nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất, thậm chí có thể vượt cả mức nhiệt cao kỷ lục vào năm 2016.

Nhan loai vua trai qua mot trong ba nam nong nhat trong lich su
 Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), nhiệt độ trung bình toàn cầu từ tháng 1 - 10 năm nay cao hơn khoảng 1,2 độ C so với nền nhiệt giai đoạn năm 1850 - 1900.