Phát hiện bất ngờ ở hành tinh dễ sống hơn Trái đất

(Kiến Thức) - Hành tinh Ross 128b, hành tinh thuộc về một hệ mặt trời khác trong chòm sao Xử Nữ được cho là một hành tinh có thể có dấu hiệu sự sống và thậm chí còn có môi trường sống dễ hơn Trái đất.

Bài báo trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters cho hay, một công trình nghiên cứu mới vừa trình bày những dữ liệu về một hành tinh giống Trái đất, cách chúng ta khoảng 11 năm ánh sáng, được đặt tên là Ross 128b, nhỏ hơn trái đất 1,7 lần và gần ngôi sao trung tâm hơn khoảng cách giữa trái đất và mặt trời tới 20 lần.
Ảnh mô phỏng của ESO.
 Ảnh mô phỏng của ESO.
Những dữ liệu công bố khiến cho các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên, sự cân đối giữa khoảng cách và nhiệt lượng ngôi sao trung tâm tỏa ra giúp khí hậu ở đa số các vùng trên hành tinh Ross 128b giống như khí hậu vùng ôn đới của trái đất.
Được biết, khu vực ấm áp rộng lớn có thể có nhiệt độ lên đến 20 độ C, trong khi nơi lạnh nhất ở các địa cực là âm 60 độ C.
Các nhà khoa học thêm phần kinh ngạc khi tính toán các yếu tố hỗ trợ sự sống, Ross 128b cho thấy khả năng xuất hiện sự sống cao hơn trái đất đến 1,35 lần.
Ross 128b thuộc về hệ mặt trời khác với trung tâm là sao lùn đỏ Ross 128, còn có tên là Proxima Virginis, thuộc chòm sao Xử Nữ. Một năm trên hành tinh này chỉ khoảng 9,9 ngày.

Nhiều tiết lộ mới về hành tinh lùn Ceres gây thích thú

(Kiến Thức) - Ceres là một hành tinh lùn có một phần nằm bên trong của hệ mặt trời, phần còn lại nằm ở mép ngoài trong vành đai Kuiper. Tuy là hành tinh nhỏ nhưng lại là hành tinh ẩn chứa nhiều bí mật thú vị.

Như chúng ta biết, hầu hết các tiểu hành tinh được làm bằng đá, nhưng các nghiên cứu về hành tinh lùn Ceres đã khám phá ra điều vô cùng bất ngờ là Ceres có thể chứa nước trên bề mặt.
Hầu hết bề mặt hành tinh Ceres là một màu xám xỉn. Quan sát quang phổ từ Ceres đã cho thấy sự hiện diện của một dạng vật liệu như than gọi là carbon graphitized.

Bí ẩn hành tinh lạ một năm chỉ kéo dài 19,5 ngày

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học Ấn Độ phát hiện một hành tinh lạ, thuộc dạng hành tinh ngoại lai, thuộc hệ thống sao Thổ quay quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời cách xa khoảng 600 năm ánh sáng.

Hành tinh lạ này được đặt tên là EPIC 211945201b hoặc còn gọi là K2-236b, nó nặng gấp 27 lần khối lượng Trái đất.
Nhiệt độ bề mặt của hành tinh lên tới 600 độ C, quá nóng và chắc chắn không thể nào hỗ trợ sự sống trong tương lai được.