Phát hiện 450 đồng hồ giả nhãn hiệu Rolex giá hàng chục tỷ

Một container chứa lượng lớn hàng hóa giả nhãn hiệu nổi tiếng, trị giá hàng chục tỷ đồng, vừa bị lực lượng chức năng phát hiện tại Cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh.

videoframe-20312.png

Ngày 19/6, Cục Hải quan cho biết lực lượng chức năng vừa phát hiện một xe container chở lượng lớn hàng hóa có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).

Cụ thể, ngày 17/6, trong quá trình kiểm tra tại địa bàn hoạt động hải quan, Tổ công tác Đội 1 đã phối hợp với hải quan Cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh – Chi cục Hải quan khu vực VI kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa trong một container vận chuyển từ Trung Quốc.

Theo khai báo, lô hàng gồm hàng tiêu dùng với tổng trọng lượng hơn 24 tấn. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy ngoài số hàng phù hợp với khai báo, lực lượng chức năng còn phát hiện một lượng lớn hàng hóa không được khai báo, nổi bật là 450 chiếc đồng hồ đeo tay nghi giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng Rolex.

untitled-1-copy-85430.png
Hình ảnh về kho hàng - Ảnh: Hải quan cung cấp.

Ngoài ra, trong container còn chứa nhiều mặt hàng bách hóa khác như mỹ phẩm, bật lửa, sạc dự phòng, áo ngực, đèn ô tô... mà doanh nghiệp không hề khai báo với cơ quan hải quan.

Tại thời điểm kiểm tra, doanh nghiệp vận chuyển không xuất trình được bất kỳ giấy tờ hay tài liệu nào liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm nói trên.

Kết quả giám định sơ bộ xác định 450 chiếc đồng hồ là hàng giả nhãn hiệu Rolex, với tổng trị giá vi phạm ước tính khoảng 45 tỷ đồng.

dong-ho-85431.png
Hình ảnh về đồng hồ giả nhãn hiệu Rolex - Ảnh: Hải quan cung cấp

Đây không phải là vụ việc đơn lẻ. Trước đó, từ ngày 1-15/6/2025, Đội 1 đã chủ động thu thập thông tin, xác định trọng điểm và phối hợp kiểm tra, phát hiện 4 vụ vi phạm tương tự tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh.

Tang vật thu giữ trong các vụ việc này gồm hơn 5.700 sản phẩm thời trang giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng như Tommy, Nike, Celine, Louis Vuitton, Lacoste, Adidas, New Balance, cùng nhiều mặt hàng không khai báo khác. Đáng chú ý, có trên 700 đôi giày thể thao vừa giả mạo nhãn hiệu Adidas, New Balance, vừa giả xuất xứ “Made in Vietnam”.

Hiện toàn bộ các vụ việc được Cục Hải quan tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

vietnamnet.vn

Hơn 5.500 cửa hàng đóng cửa trong đợt chống hàng giả

Trong đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả, có trên 5.500 cửa hàng kinh doanh thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, bánh kẹo, đồ gia dụng… đóng cửa.

Nhiều tiểu thương tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau) lo sợ không đáp ứng được các quy định trong mua bán nên đóng cửa sạp hàng. Ảnh minh họa: Huỳnh Anh/TTXVN
Nhiều tiểu thương tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau) lo sợ không đáp ứng được các quy định trong mua bán nên đóng cửa sạp hàng. Ảnh minh họa: Huỳnh Anh/TTXVN

Tại buổi họp báo thường kỳ do Bộ Công Thương tổ chức chiều 19/6, chia sẻ về kết quả triển khai Công điện số 65-CĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5-15/6 trên địa bàn cả nước và Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, ông Hoàng Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, qua nắm bắt tình hình và theo báo cáo của các địa phương gửi về, có hiện tượng nhiều cửa hàng, hộ kinh doanh trên các tuyến phố, chợ truyền thống, khu vực sầm uất đóng cửa hàng.

"Thiên đường" hàng giả bán rầm rộ, xử lý như ném đá ao bèo

Trong thời gian qua, hàng giả, hàng nhái buôn bán rầm rộ trên các sàn thương mại điện tử nhưng việc phát hiện, xử lý rất nhỏ giọt cho đến khi công an vào cuộc.

"Thiên đường" của hàng giả, hàng nhái

Một loạt vụ hàng giả, hàng nhái với quy mô lớn vừa bị triệt phá gần đây hé lộ sự thật đáng báo động: Hàng giả hiện không chỉ tràn lan trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) mà còn được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp. Đến khi lực lượng chức năng phát hiện, hậu quả đã lan rộng.

Tiền thì tiền thật mà hàng thì hàng giả- ai bảo vệ người tiêu dùng?

Trước vấn nạn hàng giả, các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi, quyền lợi của người tiêu dùng sẽ được bảo vệ thế nào và ai phải chịu trách nhiệm?

Ngày 18/6, tại phiên thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng, đề nghị Chính phủ có biện pháp mạnh tay, xác định rõ trách nhiệm và xử lý dứt điểm tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng, không chỉ dừng lại ở việc rà soát, kiểm tra tất cả các quầy hàng bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, mà vấn đề là quyền lợi của người tiêu dùng phải được đảm bảo.