Phật dạy cách ứng xử khi bị hạ nhục để không bị mất phúc đức

Nhẫn chịu được sự xúc phạm của người khác là biểu hiện của sự kiên trì, bền bỉ và tầm nhìn xa.

Khi đối mặt với lời nhục mạ của người khác, thật sự có rất ít người có thể thản nhiên đối mặt. Nếu chúng ta có thể bình tĩnh, suy ngẫm một chút thì sẽ tỉnh ngộ ra rằng: Nếu dùng cách “ăn miếng trả miếng”, “nhục mạ chống trả nhục mạ” thì đó là một hành vi không khôn ngoan chút nào.
Khi có người sỉ nhục bạn, hãy coi đó là tích phúc
Phat day cach ung xu khi bi ha nhuc de khong bi mat phuc duc
Phật dạy cách ứng xử khi bị kẻ khác SỈ NHỤC để không bị mất phúc đức cho mình và cho con cháu. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. 
Bạn hãy nhớ một nghịch lý nhưng lại là bài học rằng: "Ai đó làm bạn bị tổn thương, chính là họ đang giúp bạn trưởng thành hơn".
Một kẻ nào đó khi làm hại người khác có hai trường hợp: Khi làm hại người khác cũng chính là làm mất dần công đức, tài lộc của chính bản thân họ. Khi làm hại người khác tâm địa cũng trở nên xấu xa.
Luôn luôn làm hại người khác, cũng chính là đem tiền của chính họ đưa cho người khác. Người thường xuyên bị xúc phạm, cũng chính là người luôn nhận được tiền của và phúc báo về sau.
Nhẫn chịu được sự xúc phạm của người khác là biểu hiện của sự kiên trì, bền bỉ và tầm nhìn xa. Nên nhớ, hãy giữ cho tâm chúng ta luôn thanh tịnh. Những thứ mà chúng ta nhận được sau khi nhẫn nhịn luôn là những thứ tốt đẹp nhất.
Hãy từ bi đối đãi mọi chuyện
Nếu chúng ta đối xử ác, không thiện cảm với người khác, thì người bị hại chỉ chịu ảnh hưởng 30%, còn chính bản thân chúng ta lãnh hậu quả 70%, đó là hủy hoại chính mình.
Mỗi người có một trình độ đức hạnh riêng của họ. Nhiều khi vì duyên tiền định qua nhiều kiếp đầu thai, người ta khó lòng tránh khỏi bị làm nhục một cách ác độc, bị đe dọa, phỉ báng hay bị người ta ganh tỵ. Mỗi người đối xử với sự nhục mạ tùy theo trình độ đức hạnh của họ.
Nếu muốn thân và tâm chúng ta luôn khỏe mạnh, trường thọ và tràn đầy trí huệ, thì bạn phải có tấm lòng nhân ái đối với chúng sinh, đối đãi người khác bằng chính thiện tâm, từ bi và hòa ái.
Nếu có xảy ra chuyện gì không vui vẻ, bất an thì cũng nên học cách loại bỏ đi sự ưu phiền. Bởi ưu phiền lo âu theo năm tháng sẽ gây tổn hại không hề nhỏ cho sức khỏe, gây ảnh hưởng tới tâm trạng chúng ta, thêm gánh nặng cho chúng ta.

Lặng ngắm Bảo tháp có kiến trúc độc nhất vô nhị Việt Nam

(Kiến Thức) - Bảo tháp Đại Giác của chùa Huyền Không được mô phỏng theo mẫu ngôi đại tháp ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo ở Ấn Độ, với kích cỡ thu nhỏ.

Lang ngam Bao thap co kien truc doc nhat vo nhi Viet Nam
Tọa lạc tại thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, chùa Huyền Không được xây dựng năm 1978, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo được nhiều người biết đến ở xứ Huế.

Ngắm ngôi chùa có kiến trúc độc lạ hiếm có ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Tư tưởng chủ đạo trong kiến trúc của chùa Vĩnh Phước là sự hòa hợp Thiên, Địa, Nhân theo quan niệm Á Đông và tư tưởng Tam giáo đồng nguyên của người Việt.

Ngam ngoi chua co kien truc doc la hiem co o Viet Nam
 Nằm ở làng Lý Hoà, xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, chùa Vĩnh Phước (còn gọi là chùa Lý Hòa) là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo hiếm có ở Việt Nam.

Chiêm ngưỡng tượng Phật bằng đá thời Lý lớn nhất VN

(Kiến Thức) - Tượng A Di Đà chùa Phật Tích là một tượng Phật mẫu mực, một kiệt tác mỹ thuật thời Lý để lại cho muôn đời sau.

Chiem nguong tuong Phat bang da thoi Ly lon nhat Viet Nam
Chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là một trong những di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ pho tượng Phật A Di Đà bằng đá lớn nhất và nguyên vẹn nhất của thời Lý.