Pháp tái phong tỏa Thủ đô Paris và 15 tỉnh vì dịch Covid-19

Trong đợt phong tỏa lần thứ 3 tại các địa phương liên quan, các quy định cũng linh hoạt hơn so với 2 đợt phong tỏa trước.

Để đối phó với làn sóng dịch Covid-19 thứ 3 đang bùng phát, Chính phủ Pháp đã công bố lệnh tái phong tỏa 16 tỉnh trên toàn quốc, trong đó có Thủ đô Paris.
Tối 18/3, tại cuộc họp báo được tổ chức hàng tuần về tình hình dịch Covid-19, Thủ tướng Pháp Jean Castex đã công bố các biện pháp bổ sung nhằm chống dịch Covid-19.
Đúng như dự báo của giới nghiên cứu và báo chí, Chính phủ Pháp quyết định phong tỏa chặt chẽ 16 tỉnh, nơi đang chứng kiến dịch bệnh bùng phát nhanh, đặc biệt là sức ép lên hệ thống bệnh viện là quá lớn. Trong số 16 tỉnh này, toàn bộ 8 tỉnh và thành phố khu vực Thủ đô Paris đều góp mặt, cùng 5 tỉnh ở phía Bắc và 3 tỉnh ở phía Đông Nam.
“Tại 16 tỉnh này, các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh mới sẽ được triển khai ngay từ đêm thứ Sáu (19/3) và kéo dài trong vòng 4 tuần. Các biện pháp phong tỏa lần này sẽ không giống với các biện pháp đã triển khai trong đợt phong tỏa hồi tháng 3 hay tháng 11 năm ngoái”, Thủ tướng Pháp nhấn mạnh.
Phap tai phong toa Thu do Paris va 15 tinh vi dich Covid-19
Chính phủ Pháp quyết định phong tỏa chặt chẽ 16 tỉnh, nơi đang chứng kiến dịch bệnh bùng phát nhanh. Ảnh minh họa: Le Monde 
Trong đợt phong tỏa lần thứ 3 này, tại các địa phương liên quan, các quy định cũng linh hoạt hơn so với 2 đợt phong tỏa trước. Các trường học cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.
Tại các trường trung học phổ thông, trước đây chỉ 1/2 hoặc 2/3 số học số đến lớp hàng ngày, còn lại học trực tuyến, thì trong tời gian phong tỏa lần 3, toàn bộ học sinh sẽ được đến trường. Các trường Đại học cũng tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, cũng như các đợt phong tỏa khác, phần lớn các cửa hàng tiếp tục phải đóng cửa.
Cũng như trong tháng 3 và tháng 11 vừa qua, chỉ các cửa hàng kinh doanh nhu yếu phẩm được phép mở cửa. Khái niệm nhu yếu phẩm sẽ được mở rộng đối với mặt hàng sách và âm nhạc, điều này cho phép các hiệu sách và các cửa hàng kinh doanh băng đĩa được phép mở cửa.
Quy định hạn chế đi lại cũng được nới lỏng hơn rất nhiều so với các đợt phong tỏa trước. Người dân ở các tỉnh bị phong tỏa, chỉ bị cấm di chuyển giữa các vùng (ngoại trừ lý do cấp bách), đồng thời được phép ra khỏi nhà trong bán kính 10 km và không giới hạn thời gian, mặc dù vẫn phải có giấy cam kết.
Trong thời gian phong tỏa, Chính phủ Pháp khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức làm việc từ xa với thời lượng là ít nhất 4 ngày trong tuần, 1 ngày còn lại người lao động có thể đến trụ sở để làm việc.
Đối với phần còn lại của nước Pháp, chính phủ Pháp giữ nguyên lệnh giới nghiêm từ buổi tối hôm trước tới sáng hôm sau, nhưng điều chỉnh thời gian bắt đầu lệnh giới nghiêm từ 18 giờ lên 19 giờ. Đây chỉ là điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh, khi nước Pháp cũng như nhiều nước châu Âu sẽ chuyển sang giờ mùa hè từ ngày 20/3.
Cũng trong buổi họp báo, Thủ tướng Pháp cho biết nước này sẽ nối lại việc sử dụng vaccine AstraZeneca từ ngày 19/3, sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu khẳng định tính hiệu quả và an toàn của loại vaccine này. Nước Pháp đặt mục tiêu tiêm chủng cho 30 triệu người, tương đương với 2/3 dân số trên 18 tuổi vào giữa tháng 6 năm nay./.

Sáng 6/3, có 7 ca mắc COVID-19, riêng Hải Dương đã 6 ca

Bản tin 6h ngày 6/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 7 ca mắc mới COVID-19, trong đó riêng Hải Dương đã ghi nhận 6 ca; 01 ca còn lại là chuyên gia nhập cảnh được cách ly ngay tại Thái Nguyên.

Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 6h ngày 06/3: Việt Nam có tổng cộng 1578 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 885 ca. Trong đó, riêng Hải Dương có 701 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca). 10 tỉnh, thành phố đã qua 21 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội, đã 18 ngày không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng. Hải Phòng: tính từ ca bệnh mắc gần nhất đến nay đã 11 ngày, thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng. - Tính từ 18h ngày 05/3 đến 6h ngày 06/3: 07 ca mắc mới, trong đó có 01 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

11 nhóm người được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19

Diễn biến COVID-19: Nhân viên y tế, lực lượng công an, quân đội, người tham gia phòng chống dịch sẽ được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19.

Theo quyết định phê duyệt kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine COVID-19 giai đoạn 2021-2022 do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký, 11 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 đầu tiên gồm:

- Nhân viên y tế

Bản tin COVID-19: Sáng 28/2, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới

Theo bản tin cập nhật tình hình dịch COVID-19 của Bộ Y tế, tính từ 18h ngày 27//2 đến 6h ngày 28/2, Bộ Y tế cho biết nước ta tạm thời chưa ghi nhận thêm ca COVID-19, cả trường hợp lây nhiễm cộng đồng và ca nhập cảnh.

Như vậy, đến 6h sáng nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 2432 ca COVID-19, trong đó có 1.530 ca mắc do lây nhiễm trong nước.