11 nhóm người được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19

Diễn biến COVID-19: Nhân viên y tế, lực lượng công an, quân đội, người tham gia phòng chống dịch sẽ được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19.

Theo quyết định phê duyệt kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine COVID-19 giai đoạn 2021-2022 do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký, 11 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 đầu tiên gồm:

- Nhân viên y tế

- Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên...)

- Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh

- Lực lượng công an

- Lực lượng quân đội

- Người trên 65 tuổi

- Giáo viên

- Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu như hàng không, vận tải, du lịch, điện, nước...

- Người mắc các bệnh mạn tính

- Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài

- Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ

Vaccine COVID-19 sẽ được triển khai tiêm chủng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, mức độ ưu tiên sẽ được sắp xếp theo yếu tố nguy cơ từ cao đến thấp. Các tiêu chí đánh giá gồm khu vực đang ghi nhận ca mắc/tử vong do COVID-19; khu vực đô thị lớn, mật độ dân số cao; các tỉnh đầu mối giao thông...

11 nhom nguoi duoc uu tien tiem vaccine COVID-19

Bên cạnh nguồn nhập khẩu, Việt Nam có 2 loại vaccine COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng trên người. Ảnh: Văn Nguyện.

Bộ Y tế cũng cho biết đơn vị này chỉ chọn mua các loại vaccine an toàn, có hiệu lực bảo vệ cao, được Tổ chức Y tế Thế giới tiền thẩm định, đã được phê chuẩn bởi một cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt (SRA), giá thấp.

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, tổng số vaccine từ chương trình COVAX viện trợ cho Việt Nam năm nay là 30 triệu liều, trong đó chủ yếu sử dụng vào nửa cuối năm 2021.

Vaccine do COVAX hỗ trợ sẽ được miễn phí nhập khẩu, nhập khẩu qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất và thông quan ngay khi đến cảng, chuyển về kho quốc gia hoặc kho khu vực để kiểm định.

Việc vận chuyển vaccine tới các tuyến sẽ do cán bộ chuyên trách tiêm chủng đã được đào tạo thực hiện. Bộ Y tế khẳng định hệ thống kho lạnh có thể bảo quản cùng lúc 3 triệu liều ở nhiệt độ âm sâu (-70 độ C), 1,8 triệu liều ở nhiệt độ -25 đến -15 độ C và sẵn sàng bảo quản hàng chục triệu liều ở nhiệt độ 2-8 độ C (hầu hết vaccine cần bảo quản ở nhiệt độ này).

7 thói quen hàng ngày làm hỏng móng tay của bạn

(Kiến Thức) - Thói quen hàng ngày như dùng móng tay để mở lon nước ngọt, nuôi móng tay quá dài, giữ sơn móng quá lâu khiến móng dễ bị chấn thương, xước gãy.

7 thoi quen hang ngay lam hong mong tay cua ban

Thường xuyên dùng keo xịt tóc: Nhiều người không biết rằng keo xịt tóc có thể làm hỏng móng tay bởi nó có chứa đến 50% là cồn, làm khô móng, khiến móng yếu và dễ gãy. Các hợp chất trong keo xịt tóc còn phá vỡ lớp sơn móng tay. Để bảo vệ móng, bạn có thể dùng găng tay khi xịt tóc hoặc tránh để móng tiếp xúc với keo.

7 thoi quen hang ngay lam hong mong tay cua ban-Hinh-2
Dùng móng tay như một công cụ: Việc thường xuyên dùng móng tay để mở lon nước ngọt hoặc cạo nhãn dán giá khiến móng tay dễ bị chấn thương nhẹ hoặc nứt gãy.
7 thoi quen hang ngay lam hong mong tay cua ban-Hinh-3
Loại bỏ lớp biểu bì: Khi bạn đi làm móng ngoài tiệm, thợ làm móng thường vệ sinh lớp biểu bì bao quanh móng để giúp móng tay trông gọn gàng và hồng hào hơn. Tuy nhiên, lớp da nhỏ đó có chức năng bảo vệ móng. Loại bỏ lớp da đó khiến móng dễ bị vi trùng và vi khuẩn xâm nhập, dẫn tới các bệnh về móng.
7 thoi quen hang ngay lam hong mong tay cua ban-Hinh-4
Nuôi móng tay quá dài: Để móng tay dài giúp bạn trải nghiệm các kiểu dáng khác nhau nhưng đó cũng là môi trường tốt để bụi bẩn, vi khuẩn cư trú. Nối móng giả cũng khiến móng thật mỏng và yếu đi. Tốt nhất, bạn nên để móng tay dài vừa phải.
7 thoi quen hang ngay lam hong mong tay cua ban-Hinh-5
Giữ sơn móng tay quá lâu: Khi không có thời gian đi tẩy móng, bạn thường để lớp sơn móng bong tróc tự nhiên. Đây là thói quen xấu vì giống như da, móng tay có thể hấp thu các chất được phủ lên bề mặt chúng. Loại bỏ lớp sơn móng tay khi có dấu hiệu bong tróc hoặc sau một tuần sẽ giúp móng chắc khỏe hơn.
7 thoi quen hang ngay lam hong mong tay cua ban-Hinh-6
Đi giày chật: Mang giày sai kích cỡ không chỉ không thoải mái mà còn có thể gây tổn thương cho móng chân. Nếu giày tác động quá mạnh vào móng, nó có thể dẫn đến chấn thương móng và thậm chí có thể khiến móng tách ra khỏi lớp móng.
7 thoi quen hang ngay lam hong mong tay cua ban-Hinh-7
 Thường xuyên ngâm mình dưới bể bơi: Clo trong nước bể bơi có thể khiến móng tay, móng chân khô và dễ kích ứng. Nếu thường xuyên bơi lội, hãy phủ một lớp sơn làm cứng móng để bảo vệ móng và thường xuyên dùng kem dưỡng chứa lanolin để hạn chế tác động tiêu cực của clo lên da tay và móng tay. Ảnh: BS.

Mời độc giả theo dõi video "Làm đẹp của chị em thời Covid-19". Nguồn: VTV TSTC.

Một nhân viên y tế ở Hải Phòng dương tính với SARS-CoV-2

Nữ nhân viên 26 tuổi ở Bệnh viện Giao thông Vận tải Hải Phòng có 2 lần xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Sáng 22/2, theo Sở Y tế Hải Phòng ca dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn là Đ.T.P., 26 tuổi, trú xã Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 lần 1 (xét nghiệm diện rộng cho nhân viên y tế) vào ngày 21/2 do Đại học Y Hà Nội thực hiện. Sau đó, đơn vị này gửi mẫu cho Trung tâm Y tế dự phòng làm xét nghiệm khẳng định và có kết quả dương tính vào lúc 5h ngày 22/2.

Tuần này vắc-xin ngừa COVID-19 về Việt Nam: Ai được ưu tiên tiêm trước?

Tuần trước, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có văn bản gửi Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam, đồng ý cho công ty này nhập khẩu vắc-xin “COVID-19 vaccine AstraZeneca” số lượng 204.000 liều. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, dự kiến vắc-xin về Việt Nam vào tuần tới, đã xác định những người sẽ được tiêm vắc-xin COVID-19 đầu tiên.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho hay, đây là những liều vắc-xin AstraZeneca đầu tiên trong khoảng 110 triệu liều dự kiến sẽ được cung ứng cho Việt Nam trong năm 2021. Với sự hỗ trợ của các cơ quan, đặc biệt là sứ quán Việt Nam tại các quốc gia sản xuất vắc-xin COVID-19, Bộ Y tế đang nỗ lực tối đa để có đủ vắc-xin cho toàn dân trong thời gian sớm nhất.

“Theo Luật truyền nhiễm của Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, chúng ta sẽ ưu tiên tiêm phòng trước cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao, lực lượng bộ đội, công an, những người lao động thiết yếu phục vụ ở khu cách ly, tuyến đầu chống dịch, người dân vùng có dịch và nhóm người cao tuổi, bệnh nền, dễ bị tổn thương, phải chăm sóc kéo dài ở các cơ sở y tế. Trong các cuộc họp về phân phối vắc-xin, mặc dù có không ít tranh luận, nhưng cuối cùng chúng tôi đều đi đến đồng thuận”, Thứ trưởng Thuấn cho biết.