![]() |
![]() |
Cụ thể, quý 1/2022, nguồn thu chính là thu nhập lãi thuần của PG Bank suy giảm 12% xuống còn. Đồng thời hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm đến 47%, chỉ còn hơn 29 tỷ đồng tiền lãi.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối quý 1/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 5.04%, nếu so với mức tăng 2.16% của quý 1/2021 thì đây là một tín hiệu khả quan.
Trong 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2022 ghi nhận tổng cho vay khách hàng đạt 8,33 triệu tỷ đồng, trong đó riêng 3 ông lớn Nhà nước là BIDV, Vietcombank và VietinBank chiếm hơn 45% với hơn 3,78 triệu tỷ đồng.
Xét về tốc độ tăng trưởng, chỉ có 3 ngân hàng đạt mốc trên 2 con số gồm MB và SeABank cùng 14,3%, HDBank tăng 10,8%. Còn SCB suýt soát với 9,7%.
Ngược lại, 4 nhà băng ghi nhận chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng âm gồm PGBank (-7,8%), Kienlongbank (-5,8%), NCB (-2,9%) và LienVietPostBank (-0,6%).
![]() |
Tăng trưởng tín dụng tại ngày 31/3/2022 của 28 ngân hàng |
Mặc dù có nhiều ngân hàng báo tăng trưởng tín dụng âm trong quý 1 song kế hoạch cho cả năm vẫn ở mức cao, đơn cử như LienVietPostBank mục tiêu tới 18%, Kienlongbank ở mức 15,36%, còn PGBank dè dặt ở mức 7% (tính cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp).
Trong khi đó, một số ngân hàng đưa ra kế hoạch tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 khá cao như VPBank lên tới 35%, VIB cũng xấp xỉ với 30%.
![]() |
Kế hoạch tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng trong năm 2022 |
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 được tổ chức ngày 4/4, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, mục tiêu tăng tín dụng năm 2022 là 14% nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn đang đánh giá các mục tiêu chính sách tiền tệ để có điều chỉnh vào cuối năm cho phù hợp với diễn biến thực của nền kinh tế vĩ mô.