Patriot của Mỹ thừa nhận “thất bại” trước tên lửa Iran

Sau 20 ngày phủ nhận tin đồn về tên lửa của Iran tránh được hệ thống Patriot. Lầu Năm Góc đã bị vạch trần sau khi hình ảnh vệ tinh tiết lộ sự thật.

1-anh-xcom.jpg
Vụ việc xảy ra vào ngày 23/6, đi ngược lại với những tuyên bố trước đó của giới chức quốc phòng Mỹ và Qatar rằng, hệ thống phòng thủ đã hoạt động hiệu quả.
2-anh-wikipedia.jpg
Hai mươi ngày, sau khi Iran tuyên bố rằng, một tên lửa đạn đạo đã tấn công Căn cứ Không quân Al Udeid của Mỹ tại Qatar, Lầu Năm Góc đã xác nhận sự việc, thừa nhận rằng hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đã không thể đánh chặn mối đe dọa đạn đạo.
3-anh-the-war-zone.jpg
Người phát ngôn của Lầu Năm Góc Sean Parnell tuyên bố: "Một tên lửa đạn đạo của Iran đã tấn công Căn cứ Không quân Al Udeid vào ngày 23/6, trong khi các tên lửa còn lại đã bị hệ thống phòng không của Mỹ và Qatar đánh chặn", đồng thời lưu ý rằng cảnh báo sớm của Iran về cuộc tấn công đã đảm bảo không có thương vong.
4-anh-the-war-zone.jpg
Tuyên bố của Parnell được củng cố bởi hình ảnh vệ tinh Sentinel-2, cho thấy một mái vòm radar trị giá khoảng 15 triệu USD bị phá hủy. Điều này cho thấy hệ thống phòng không Patriot của Mỹ được triển khai trong phạm vi căn cứ, đã thất bại ít nhất một lần trong nỗ lực nhằm đánh chặn tên lửa đạn đạo của Iran.
5-anh-reuters.jpg
Trước đó, vào ngày 23/6/2025, Iran đã phát động một cuộc tấn công tên lửa vào Căn cứ Không quân Al Udeid ở Qatar để trả đũa các cuộc tấn công của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Cuộc tấn công là một phần của chiến dịch mà Iran gọi là "Điềm báo Chiến thắng", được thực hiện với cảnh báo trước cho Qatar và Mỹ.
6.jpg
Loại tên lửa mà Iran sử dụng có thể là Fateh-313, không phải là mẫu hiện đại nhất trong kho vũ khí của nước này. Thế nhưng, việc nó vẫn có thể xuyên thủng hệ thống Patriot cho thấy những hạn chế nghiêm trọng của lá chắn phòng không Mỹ.
7.jpg
Đây không phải là lần đầu hệ thống Patriot bị đặt dấu hỏi về hiệu quả. Năm 2017, Patriot từng được triển khai để đánh chặn tên lửa do phiến quân Houthi phóng vào sân bay quốc tế King Khalid (Saudi Arabia). Dù khi đó phía Saudi tuyên bố đánh chặn thành công, nhưng hình ảnh vệ tinh và phân tích độc lập sau đó lại cho thấy tên lửa vẫn rơi trúng mục tiêu.
8.jpg
Trong vụ Al Udeid, hình ảnh vệ tinh do Iran International công bố ngày 10/7/2025 cho thấy một mái vòm radar đã bị phá hủy hoàn toàn, buộc Lầu Năm Góc phải thừa nhận vào ngày 11/7 rằng một tên lửa đã bắn trúng căn cứ, gây ra thiệt hại tối thiểu về thiết bị.
9.jpg
Sự thừa nhận chậm trễ này làm nổi bật thông lệ che giấu thiệt hại của Quân đội Mỹ, cho đến khi có bằng chứng không thể chối cãi, chẳng hạn như hình ảnh vệ tinh, thì họ mới xác nhận chính thức.
10.jpg
Tuy nhiên, sự thành công của hệ thống Patriot trong việc đánh chặn hầu hết các tên lửa đã nhấn mạnh tính hiệu quả của chúng, mặc dù không phải là tuyệt đối, đặc biệt là trong các cuộc tấn công phức tạp, làm dấy lên cuộc tranh luận về những thách thức mà các hệ thống phòng không hiện đại phải đối mặt.
11.jpg
Việc thiếu bằng chứng cụ thể giải thích lý do tại sao tên lửa đạn đạo của Iran, tránh được hệ thống đánh chặn Patriot và tấn công vào mái vòm radar tại căn cứ Không quân Al Udeid cho thấy thành công của cuộc tấn công, có thể xuất phát từ sự kết hợp giữa yếu tố bất ngờ về mặt chiến thuật và những hạn chế tiềm ẩn trong hệ thống MIM-104 Patriot.
12.jpg
Về phía Iran, có khả năng nước này đã sử dụng tên lửa đạn đạo tiên tiến với công nghệ tránh radar hoặc khả năng cơ động, có thể đã chọn quỹ đạo hoặc thời điểm gây khó khăn cho việc đánh chặn.
bulgarianmilitary

Hải quân Mỹ lấy ý tưởng "tàu ngầm ma túy" vào hậu cần

Một cách thức của giới tội phạm ma túy xuyên quốc gia tại châu Mỹ được Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tận dụng đưa vào ứng dụng cho công tác hậu cần quân sự.

Trong quá trình Bộ Quốc phòng Mỹ chuyển hướng từ Trung Đông sang những xung đột tương tự ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, mối lo ngại rằng kẻ thù có thể bắn hạ máy bay hoặc cho nổ tung tàu tiếp tế là rất thực tế.

Trước thực tế nhiều năm liền, tội phạm ma túy sử dụng tàu bán ngầm được thiết kế sơ xài để vận chuyển hàng cấm từ Nam Mỹ vào Mỹ. Loại hình này thành công trong nhiều năm cho đến đầu những năm 2020 mới bị lực lượng tuần duyên và DEA phát hiện.

Lữ đoàn xe tăng của Quân đội Ukraine chỉ còn trên danh nghĩa

Là quốc gia được hưởng số xe tăng từ Liên Xô chỉ đứng sau Nga, nhưng tới thời điểm hiện tại, các lữ đoàn xe tăng của quân đội Ukraine chỉ còn trên danh nghĩa

1-1326.jpg
Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, quân đội Ukraine (AFU) vẫn duy trì lực lượng thiết giáp hạng nặng truyền thống, giống như của quân đội Liên Xô trước kia. Nhưng do quy mô quân đội rút gọn, nên toàn bộ AFU chỉ có hai lữ đoàn xe tăng và một tiểu đoàn xe tăng thường trực.
2-8451.jpg
Ngoài ra, trong tổ chức của các lữ đoàn chiến đấu khác của AFU, hầu hết đều được biên chế tiểu đoàn tăng; một số đơn vị bộ binh nhẹ hoặc sơn cước chỉ là đại đội xe tăng. Tình hình này cho thấy lực lượng thiết giáp của AFU vẫn dựa trên biên chế truyền thống theo kiểu quân đội Xô viết.

6 nghìn quân Ukraine có thể bị bao vây ở mặt trận Pokrovsk

Khoảng 6.000 quân Ukraine có thể sớm bị bao vây ở Pokrovsk và vùng phụ cận; cuộc chiến bằng UAV FPV để giành các điểm cao giữa hai bên diễn ra quyết liệt.

18.jpg
Trong những ngày đầu tháng 7, giao tranh ở chiến trường Donetsk lại tiếp tục tăng nhiệt. Theo các chuyên gia quân sự, khoảng 6.000 quân Ukraine có thể sớm rơi vào "bẫy lửa" ở Pokrovsk và khu vực xung quanh, trong một cuộc tấn công vào hai bên sườn mặt trận Pokrovsk, đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng của quân đội Nga (RFAF).
2.jpg
Phóng viên chiến trường Nga Yevgeny Lisitsyn viết: "Phương diện quân Pokrovsky - thắng lợi ở phía tây Kotlyarovka. Quân ta đang vòng qua Pokrovsk và Mirnograd từ hai bên sườn. Razino đã được giải phóng, một vòng vây bán bao vây Mirnograd đang được hình thành".