Ông Đỗ Anh Tú đột ngột từ nhiệm tại TPBank và TPS

(Vietnamdaily) - Trong sáng 21/3, TPBank và TPS đồng thời công bố đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Đỗ Anh Tú.

Sáng 21/3, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) công bố thông tin về việc đã nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú - Phó Chủ tịch HĐQT theo nguyện vọng cá nhân vào ngày 20/3.
Cũng trong ngày 20/3, HĐQT của ngân hàng đã ban hành nghị quyết chấp thuận đơn từ nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028 của ông Đỗ Anh Tú.
Ông Đỗ Anh Tú là Phó Tiến sĩ ngành Máy năng lượng tại Đại học Kỹ thuật Praha, Cộng hòa Séc, là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản trị thương hiệu và marketing.
Ong Do Anh Tu dot ngot tu nhiem tai TPBank va TPS
 Ông Đỗ Anh Tú. Ảnh: Diana.
Tháng 4/2023, ông Đỗ Anh Tú được bầu vào vị trí Phó Chủ tịch HĐQT TPBank nhiệm kỳ 2023 - 2028. Hiện ông Tú đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Diana thuộc Tập đoàn Unicharm (Nhật Bản), Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS, ORS).
Cũng trong sáng 21/3, Chứng khoán Tiên Phong cũng công bố thông tin ông Đỗ Anh Tú đã có đơn xin từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT tại công ty chứng khoán này vào ngày 18/3. Ông Tú được bầu vào HĐQT TPS nhiệm kỳ 2021- 2026 từ ngày 15/3/2021.
Ở diễn biến khác, TPBank dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào sáng ngày 24/4/2025. Và ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông tham dự là 21/3/2025.
Nội dung cuộc họp bao gồm: Thông qua Báo cáo hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát, Ban điều hành; Báo cáo tài chính năm 2024 đã được kiểm toán; Phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 cùng các nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt gần 7.600 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2023 và vượt kế hoạch đề ra tại Đại hội đồng cổ đông. Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của TPBank duy trì ở mức trên 17%. Tổng tài sản vượt 418.000 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước và vượt kế hoạch 7%. Vốn điều lệ của TPBank tăng lên 26.420 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2024, dư nợ tín dụng của TPBank, bao gồm cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp, đạt 261.500 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng hơn 20% so với năm trước, vượt xa mức tăng trưởng trung bình của ngành ngân hàng.
Trên thị trường chứng khoán, trong vài phiên gần đây, cổ phiếu TPB và ORS đồng loạt lao dốc và bị bán mạnh, tính đến10h35 phút ngày 21/3, cổ phiếu ORS tiếp tục nằm sàn. Còn cổ phiếu TPB giảm 1%, giao dịch quanh mức 15.000 đồng/cp.

SHS dự báo lợi nhuận Hòa Phát đạt 12.591 tỷ trong năm 2025

(Vietnamdaily) - SHS dự đoán việc nhà máy Dung Quất 2 dự kiến sẽ vận hành trong quý 2/2025 sẽ tăng năng lực sản xuất thép thô của HPG lên 14,5 triệu tấn (8,6 triệu tấn HRC).

Trong báo cáo phân tích mới đây về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG), Chứng khoán SHS cho rằng việc Việt Nam áp thuế chống bán phá giá đối với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ giúp thu hẹp chênh lệch giá HRC với hàng sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho HPG đẩy mạnh hoạt động bán hàng, đặc biệt khi giai đoạn 1 của dự án Dung Quất 2 dự kiến sẽ vận hành trong quý 2/2025.

Giao dịch cổ phiếu GKM không báo cáo, Angimex bị xử phạt

(Vietnamdaily) - UBCKNN vừa ra quyết định phạt Angimex 80 triệu đồng do không báo cáo dự kiến giao dịch cổ phiếu.

Ngày 17/03/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 08/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex, HoSE: AGM).

Theo đó, công ty bị xử phạt 80 triệu đồng do đã thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu nhưng không thông báo trước.

Bệnh viện Triều An của ông Trầm Bê lãi kỷ lục 10 năm, rót trăm tỷ vào thiết bị y tế

Kết quả kinh doanh bệnh viện của ông Trầm Bê năm 2024 ghi nhận lãi kỷ lục trong 10 năm trở lại đây. Do đó, Bệnh viện đầu tư hơn trăm tỷ đồng vào máy móc thiết bị.

Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Triều An (Bệnh viện Triều An) là một trong những bệnh viện tư nhân đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam, được thành lập vào năm 1999 và chính thức đi vào hoạt động năm 2001. Hiện Chủ tịch hội đồng quản trị của Bệnh viện Triều An là ông Trầm Bê - một doanh nhân người Việt gốc Hoa, quê Trà Vinh.
Về cơ cấu cổ đông tại Bệnh viện, ông Trầm Bê nắm hơn 2,37 triệu cổ phần, tương đương 4,85% vốn. Nhưng người sở hữu cổ phần lớn nhất viện này là bà Dương Thị Đẹt (vợ ông Bê) với 38,27% vốn, tiếp đến là bà Trầm Thuyết Kiều (con gái ông Bê) với 21,51%.