Sacombank lại phải nộp hơn 204 triệu đồng bổ sung thuế 2020-2023

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) đã công bố thông tin về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT) liên quan đến hoạt động thư tín dụng (L/C) giai đoạn 2020-2023.

Cụ thể, vào ngày 11/7/2025, Sacombank đã nhận được Quyết định số 663/QĐ-DNL ngày 20/6/2025 của Chi cục Thuế Doanh nghiệp lớn.

Theo quyết định này, tổng số tiền Sacombank phải nộp bổ sung liên quan đến thuế GTGT cho hoạt động thư tín dụng (L/C) trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2023 là hơn 204,33 triệu đồng.

Sacombank cho biết đã tiến hành nộp đủ số tiền nêu trên vào ngân sách nhà nước, hoàn thành nghĩa vụ theo Quyết định của Chi cục Thuế Doanh nghiệp lớn.

Trước đó chưa lâu, ngày 18/4/2025, Sacombank cũng nhận được Quyết định số 1112/QĐ-CT của Cục Thuế, theo đó tổng số tiền Sacombank nộp thuế và các nghĩa vụ bổ sung cho năm 2019, 2020 và 2021 lên tới 196,9 tỷ đồng.

Việc nhận được hai quyết định thuế với các khoản nộp bổ sung khá lớn trong thời gian gần (204 triệu đồng cho hoạt động L/C và 196,9 tỷ đồng cho các năm trước) cho thấy có thể có những điểm chưa thống nhất hoặc những thay đổi trong cách hiểu/áp dụng quy định thuế giữa ngân hàng và cơ quan thuế?

Các khoản truy thu này, đặc biệt là khoản 196,9 tỷ đồng, có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và dòng tiền của ngân hàng trong kỳ báo cáo tương ứng, mặc dù trong trường hợp gần đây nhất, Sacombank đã nộp đủ số tiền.

Việc liên tiếp nhận các quyết định truy thu thuế cũng đặt ra vấn đề về việc quản lý và tuân thủ các quy định thuế một cách chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

screen-shot-2025-07-14-at-120638.png

Về tình hình kinh doanh, quý 1/2025, Sacombank ghi nhận thu nhập lãi thuần hơn 6.863 tỷ đồng, tăng 15,3% so cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt đọng dịch vụ cũng tăng khá 26% khi đạt 727,8 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giữ vững ở mức 307,6 tỷ đồng.

Đặc biệt, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư lao dốc 94% về vỏn vẹn 1,3 tỷ đồng. Thậm chí, lãi thuần từ hoạt động khác gánh lỗ khủng 103,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ vẫn có lãi 16 tỷ đồng.

Kỳ này, chi phí hoạt động của Sacombank tăng 16% chiếm 3.927 tỷ đồng. Trong khi dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh 71% về còn 195 tỷ đồng.

Nhờ đó mà lợi nhuận sau thuế của nhà băng này tăng trưởng 37% lên mức 2.896,6 tỷ đồng trong quý 1/2025.

CEO từ nhiệm sau 8 năm, Sacombank đã tái cơ cấu đến giai đoạn nào?

Chứng khoán Mirae Asset, Sacombank đã hoàn thành 13/14 hạng mục tái cơ cấu, chỉ còn lại khoản nợ tồn đọng liên quan ông Trầm Bê.

Ngày 17/6/2025, HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) đã thông qua đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT và thôi tham gia các hoạt động của HĐQT đối với bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Phó Chủ tịch thường trực.

HĐQT Sacombank cũng thống nhất sẽ trình đơn từ nhiệm này lên Đại hội đồng cổ đông gần nhất để xem xét miễn nhiệm theo quy định.

Sacombank miễn nhiệm cùng lúc 2 Phó Tổng giám đốc

Chỉ trong chưa đầy một tháng, bộ máy nhân sự cấp cao của Sacombank đã liên tục biến động.

Ngày 26/5, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - HoSE: STB) vừa thông báo miễn nhiệm đồng thời 2 Phó tổng giám đốc kể từ ngày 27/5/2025.

Cụ thể, ông Hoàng Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khu vực miền Bắc sẽ thôi nhiệm và được ngân hàng điều chuyển đảm nhận vị trí Phó giám đốc Khu vực miền Bắc.

Chân dung CEO mới của Sacombank

Ông Nguyễn Thanh Nhung vừa được bổ nhiệm vị trí Quyền Tổng Giám đốc Sacombank, thay thế cho người tiền nhiệm là bà Nguyễn Đức Thạch Diễm.

Ngày 22/5, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) chính thức công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nhung giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc kể từ ngày 27/5.

Theo thông tin giới thiệu, ông Nguyễn Thanh Nhung sinh năm 1968, là cử nhân kinh tế, cử nhân luật (Đại học Luật TPHCM), thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng (Đại học Kinh tế TPHCM) và được giới thiệu có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành.