Oanh tạc cơ H-6K “đáng sợ” hơn tàu sân bay Liêu Ninh

(Kiến Thức) - H-6K hiện là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với Mỹ và các nước đồng minh ở Tây Thái Bình Dương.

Tạp chí Quốc phòng châu Á – Thái Bình Dương (trụ sở tại Đài Loan) nhận định, trang bị tên lửa hành trình có tầm bắn 2.000km, máy bay ném bom chiến lược H-6K tạo ra mối đe dọa lớn đối với căn cứ quân sự Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
H-6K là biến thể mới nhất của dòng máy bay ném bom tầm trung do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Tây An (XAC) phát triển từ cuối những năm 1950 dựa trên loại Tu-16 của Liên Xô.
Máy bay ném bom H-6K mang được tới 6 tên lửa hành trình chiến lược CJ-10A.
 Máy bay ném bom H-6K mang được tới 6 tên lửa hành trình chiến lược CJ-10A.
Được trang bị động cơ phản lực D-30KP-2 của Nga giúp H-6K tăng tầm bay cũng như tải trọng vũ khí. Theo đó, nó thiết kế với 6 giá treo trên cánh cho phép mang tên lửa hành trình không đối đất CJ-10A cùng một tên lửa hành trình bên trong khoang vũ khí thân của máy bay. Ngoài ra, nó có thể mang 20 bom dẫn đường bằng lade hoặc dẫn đường vệ tinh.
“Ngoài H-6K, biến thể máy bay ném bom H-6M dành cho Hải quân có thể mang tên lửa hành trình chống tàu mặt nước YJ-62 tạo ra mối đe dọa rất lớn đối với tàu chiến đấu Mỹ”, tờ tạp chí này cho biết.
Ông Mark Stokes – Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Project 2049 (trụ sở ở Washington) nói rằng, H-6K hiện là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với Mỹ và các nước đồng minh ở Tây Thái Bình Dương. Thiết kế tên lửa hành trình CJ-10A rất giống với tên lửa hành trình Kh-55 của Nga được dùng cho nhiệm vụ đánh chìm tàu sân bay Mỹ và phá hủy mục tiêu chiến lược trên đất liền.

H-6 giúp Trung Quốc “công phá” chuỗi đảo thứ nhất

(Kiến Thức) - Tướng Hải quân Trung Quốc cho rằng oanh tạc cơ H-6 giúp nước này “phá” chuỗi đảo đầu tiên ở Thái Bình Dương.

Mỹ quan tâm tới tên lửa hành trình CJ-10 TQ

Want Daily đưa tin, sau khi phát hiện sách trắng quốc phòng Trung Quốc đề cập tới tên lửa hành trình tầm xa CJ-10, Viện Nghiên cứu Project 2049 (tổ chức của Mỹ nghiên cứu về an ninh châu Á - Thái Bình Dương) đã có sự chú ý “quan tâm đặc biệt” tới vũ khí mới này.

Cận cảnh UAV “nhái” Mỹ của Iran

(Kiến Thức) - Dù tuyên bố là tự thiết kế chế tạo, nhưng máy bay không người lái mới “lộ diện” của Iran không thoát khỏi “hình bóng UAV Mỹ”.

Cuối tháng 9, Lực lượng Lục quân Iran đã giới thiệu mẫu UAV nội địa thế hệ mới nhất của nước này mang tên Yasir trong buổi lễ có sự tham gia của Tư lệnh lực lượng Ahmad Reza Pourdastan (trong ảnh).
 Cuối tháng 9, Lực lượng Lục quân Iran đã giới thiệu mẫu UAV nội địa thế hệ mới nhất của nước này mang tên Yasir trong buổi lễ có sự tham gia của Tư lệnh lực lượng Ahmad Reza Pourdastan (trong ảnh).
Mặc dù tự nhận đây là UAV do Iran tự thiết kế chế tạo nhưng kiểu dáng của Yasir được chuyên gia quốc tế cho rằng “sao chép” mẫu UAV cỡ nhỏ Scan Eagle của Mỹ với nhiều đặc điểm kiểu dáng thân và bệ phóng tương tự. Đáng lưu ý, trong tháng 12/2012, Iran tuyên bố đã bắt giữa được một chiếc Scan Eagle xâm phạm không phận nước này. Và tới cuối năm 2012, Iran tiết lộ đã đưa vào sản xuất hàng loạt mẫu UAV sao chép Scan Eagle. Nhiều khả năng Yasir chính là sản phẩm như vậy.
 Mặc dù tự nhận đây là UAV do Iran tự thiết kế chế tạo nhưng kiểu dáng của Yasir được chuyên gia quốc tế cho rằng “sao chép” mẫu UAV cỡ nhỏ Scan Eagle của Mỹ với nhiều đặc điểm kiểu dáng thân và bệ phóng tương tự. Đáng lưu ý, trong tháng 12/2012, Iran tuyên bố đã bắt giữa được một chiếc Scan Eagle xâm phạm không phận nước này. Và tới cuối năm 2012, Iran tiết lộ đã đưa vào sản xuất hàng loạt mẫu UAV sao chép Scan Eagle. Nhiều khả năng Yasir chính là sản phẩm như vậy.