H-6 giúp Trung Quốc “công phá” chuỗi đảo thứ nhất

(Kiến Thức) - Tướng Hải quân Trung Quốc cho rằng oanh tạc cơ H-6 giúp nước này “phá” chuỗi đảo đầu tiên ở Thái Bình Dương.

Theo Nhật báo Quảng Châu, máy bay ném bom chiến lược H-6 của Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc cất cánh từ căn cứ ở Nam Quảng Tây có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới tính cân bằng chiến lược trong chuỗi đảo đầu tiên ở Thái Bình Dương.
Ngày 8/9, 3 ngày trước kỷ niệm một năm ngày quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, 2 máy bay ném bom chiến lược H-6G của Trung Quốc xuất hiện trên vùng trời gần Okinawa. Theo tờ báo này, máy bay ném bom H-6G cất cánh từ căn cứ ở Quảng Tây và đi về phía bờ biển Đông Đài Loan, vượt qua eo Bashi.
Mặc dù người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết là các máy bay đang tiến hành cuộc tập trận thường xuyên ở Tây Thái Bình Dương, nhưng Tokyo coi việc này như mối đe dọa lớn tới an ninh quốc gia Nhật Bản.
Oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc.
 Oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc.
Với tầm bay tới 2.000km, H-6 có thể tấn công các mục tiêu nằm trong chuỗi đảo đầu tiên gồm Nhật Bản, Okinawa và Đài Loan. Các căn chính của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương trên đảo Guam cũng nằm trong phạm vi tấn công của H-6.
Gần đây, biến thể mới nhất của dòng máy bay ném bom H-6, định danh là H-6K đã đi vào phục vụ trong Không quân Trung Quốc vào tháng 5/2011. H-6K được cho là có thể mang tên lửa hành trình tầm xa CJ-10 thực hiện cuộc tấn công mục tiêu ở tầm 2.000-2.200km.
Chuẩn Đô đốc Yin Zhuo cho biết, H-6 là một công cụ rất quan trọng cho phép nước này vượt qua chuỗi đảo đầu tiên mà Trung Quốc coi là đường an ninh được Mỹ và đồng minh sử dụng để hạn chế sức mạnh Hải quân Trung Quốc.
Được phát triển dựa trên máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô, các biến thể H-6 đã phục vụ từ năm 1960 tới tận ngày nay. Không quân Trung Quốc được cho là đang sở hữu 120 chiếc H-6, trong khi hải quân có 20 chiếc H-6M. Khoảng 30 chiếc H-6 cũ đã được cải tiến thành máy bay tiếp dầu trên không H-6U.

“Điểm danh” máy bay Trung Quốc điều ra Biển Đông

Trong cuộc tập trận dài ngày của 4 tàu chiến Hạm đội Nam Hải trên khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương, Không quân Hải quân Trung Quốc đã điều một số máy bay tiêm kích J-8II, cường kích JH-7 và máy bay tiếp dầu H-6U tham gia.
Trong cuộc tập trận dài ngày của 4 tàu chiến Hạm đội Nam Hải trên khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương, Không quân Hải quân Trung Quốc đã điều một số máy bay tiêm kích J-8II, cường kích JH-7 và máy bay tiếp dầu H-6U tham gia.

Trong tập trận, các máy bay cường kích JH-7 làm nhiệm yểm trợ cho đơn vị tàu chiến mắt nước chiến đấu. Đây là loại máy bay thế hệ mới do Trung Quốc sản xuất sử dụng để tấn công tiêu diệt mục tiêu trên đất liền, trên mặt biển và có khả năng đối không hạn chế.
Trong tập trận, các máy bay cường kích JH-7 làm nhiệm yểm trợ cho đơn vị tàu chiến mắt nước chiến đấu. Đây là loại máy bay thế hệ mới do Trung Quốc sản xuất sử dụng để tấn công tiêu diệt mục tiêu trên đất liền, trên mặt biển và có khả năng đối không hạn chế.

Cường kích JH-7 trang bị 2 động cơ cho phép đạt tốc độ 1.808km/h, bán kính chiến đấu 1.700km. JH-7 mang được tên lửa chống tàu cận âm YJ-82K (tầm bắn 120km) hoặc tên lửa hành trình đối đất KD-88 có tầm bắn 200km.
Cường kích JH-7 trang bị 2 động cơ cho phép đạt tốc độ 1.808km/h, bán kính chiến đấu 1.700km. JH-7 mang được tên lửa chống tàu cận âm YJ-82K (tầm bắn 120km) hoặc tên lửa hành trình đối đất KD-88 có tầm bắn 200km.

Trong tác chiến, phi đội JH-7 có thể được hộ tống bởi tiêm kích đánh chặn J-8II. Đây là loại máy bay chiến đấu kiểu cũ được Trung Quốc tự phát triển. Một số nguồn tin cho rằng, J-8II có thể là sản phẩm học hỏi công nghệ từ tiêm kích MiG-23 của Liên Xô.
Trong tác chiến, phi đội JH-7 có thể được hộ tống bởi tiêm kích đánh chặn J-8II. Đây là loại máy bay chiến đấu kiểu cũ được Trung Quốc tự phát triển. Một số nguồn tin cho rằng, J-8II có thể là sản phẩm học hỏi công nghệ từ tiêm kích MiG-23 của Liên Xô.

Tiêm kích đánh chặn siêu âm J-8II trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực nội địa WP-13B đạt tốc độ tối đa gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu khoảng 1.000km.
Tiêm kích đánh chặn siêu âm J-8II trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực nội địa WP-13B đạt tốc độ tối đa gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu khoảng 1.000km.

J-8II chỉ có 6 giá treo vũ khí mang được tên lửa không đối không tầm ngắn hoặc tầm trung.
J-8II chỉ có 6 giá treo vũ khí mang được tên lửa không đối không tầm ngắn hoặc tầm trung.

Trong tập trận trên Biển Đông, phi đội J-8II đã tham gia khoa mục quan trọng, đó là tiếp nhiên liệu trên không từ máy bay tiếp dầu H-6U. Với khả năng tiếp nhiên liệu, tầm bay của J-8II có thể tăng gấp đôi vươn tới khu vực xa hơn.
Trong tập trận trên Biển Đông, phi đội J-8II đã tham gia khoa mục quan trọng, đó là tiếp nhiên liệu trên không từ máy bay tiếp dầu H-6U. Với khả năng tiếp nhiên liệu, tầm bay của J-8II có thể tăng gấp đôi vươn tới khu vực xa hơn.

Máy bay tiếp dầu H-6U được cải tiến từ thiết kế máy bay ném bom chiến lược H-6.
Máy bay tiếp dầu H-6U được cải tiến từ thiết kế máy bay ném bom chiến lược H-6.

H-6U trang bị 2 động cơ phản lực cho phép đạt tầm bay tới 6.000km.
H-6U trang bị 2 động cơ phản lực cho phép đạt tầm bay tới 6.000km.

H-6U có thể tiếp được 18,5 tấn nhiên liệu hàng không cho máy bay chiến đấu.
H-6U có thể tiếp được 18,5 tấn nhiên liệu hàng không cho máy bay chiến đấu.

Không quân Trung Quốc nhận 15 oanh tạc cơ H-6K

Theo tạp chí quốc phòng Jane's Defence, Không quân Trung Quốc vừa nhận thêm 15 máy bay ném bom có khả năng mang tên lửa hành trình lắp đầu đạn hạt nhân H-6K.