Ô tô lì lợm không cho xe máy đi ngược chiều

"Quái xế" định cho xe quay đầu chạy ngược chiều trên làn đường ôtô. Tài xế ôtô có camera hành trình quyết không nhường đường, xe máy lách qua và lại tiếp tục đi ngược chiều.

Video: Ô tô lì lợm không cho xe máy đi ngược chiều:
Vụ việc xảy ra vào sáng 9/6 tại khúc giao đường Lương Đình Của - Mai Chí Thọ (quận 2, TP HCM).

Hoảng hồn phát hiện bào thai lạc trên lá lách

(Khỏe Plus 24h) - Một phụ nữ Trung Quốc mang thai ba tháng nhưng siêu âm không thấy bào thai đâu. Kết quả vô cùng bất ngờ khi bào thai mọc trên lá lách.

Mời độc giả xem video Thai ngoài tử cung và cách điều trị (Nguồn Youtube)

Chi tiết bỏ quên khi làm đẹp khiến đàn ông mất điểm

(Kiến Thức) - Khi đàn ông làm đẹp thường tập trung vào việc khoe cơ bắp hay mặc những chiếc áo đắt tiền mà quên mất những chi tiết nhỏ dễ bị mất điểm

Chi tiet bo quen khi lam dep khien dan ong mat diem
Khi đàn ông làm đẹp, nhiều người lông mũi mọc dài ra ngoài nhưng không chú ý hoặc quên không cắt thường xuyên nên trông hơi dơ dáy dù đã ăn mặc chải chuốt. 

Bệnh viện Việt Đức đình chỉ kíp mổ nhầm chân cho bệnh nhân

(Kiến Thức) - Liên quan đến vụ Bệnh viện Việt Đức mổ nhầm chân cho bệnh nhân, phía BV đã đình chỉ kíp phẫu thuật và xin lỗi bệnh nhân và người nhà về sai sót nghiêm trọng này.

Sáng nay, 20/7, lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức đã quyết định đình chỉ toàn bộ êkíp phẫu thuật mổ nhầm chân cho bệnh nhân T.V.Th 37 tuổi, ở Ứng Hòa, Hà Nội. Bệnh viện này cũng yêu cầu kịp mổ tường trình rõ sự việc và lập hội đồng chuyên môn để rà soát lại toàn bộ quy trình xem sai sót ở đâu để xử lý nghiêm.

Giáo sư Trần Bình Giang - Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức " Chúng tôi xin lỗi bệnh nhân và gia đình bệnh nhân bị mổ nhầm chân ngày 19/7 vừa qua. Việc mổ nhầm chân cho bệnh nhân là sai sót nghiêm trọng. Bệnh viện  cam kết sẽ chăm sóc bệnh nhân với điều kiện tốt nhất để đảm bảo hồi phục sức khỏe. Mọi kinh phí trong quá trình điều trị tại viện sẽ do Bệnh viện Việt Đức chi trả". 

Liên quan đến vụ Bệnh viện Việt Đức mổ nhầm chân, trao đổi với PV Kiến Thức Anh Bang (anh trai của bệnh nhân) cho biết: “Khi em trai tôi mổ xong chân phải và được chuyển xuống giường thì em tôi tỉnh lại và phát hiện ra mổ nhầm chân. Em tôi thông báo ngay cho bác sĩ mổ. Sau đó, ekip phẫu thuật đã tiến hành mổ lại chân trái".

Những trường hợp mổ nhầm chân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Trước vụ mổ nhầm chân ở BV Việt Đức, có khá nhiều trường hợp bác sĩ phẫu thuật nhầm khiến bệnh nhân phải gánh chịu hậu quả

Mới đây trường hợp một bệnh nhân bị mổ nhầm chân ở BV Việt Đức đã dấy lên sự bất tình, phẫn nộ của mọi người.. Điều đáng nói, hậu quả đáng tiếc này không phải trường hợp đầu tiên từ sự vô trách nhiệm của đội ngũ y bác sĩ. Trước đó, có khá nhiều trường hợp bác sĩ phẫu thuật ... nhầm khiến bệnh nhân phải gánh chịu hậu quả, di chứng suốt phần đời còn lại
BV Việt Đức bị thương chân trái, mổ nhầm chân phải

TP HCM khuyến cáo người dân phòng bệnh bạch hầu

Lo lắng trước nguy cơ bệnh bạch hầu có thể xuất hiện tại TP HCM, Trung tâm Y tế dự phòng đưa ra khuyến cáo người dân cần chủ động phòng chống ngay từ bây giờ.

Dịch bệnh bạch hầu tại Bình Phước từ cuối tháng 6 đến nay đã khiến 60 người mắc bệnh, trong đó đã có 3 trường hợp tử vong. Lo lắng trước nguy cơ bệnh bạch hầu có thể xuất hiện tại TP HCM, Trung tâm Y tế dự phòng đưa ra khuyến cáo người dân cần chủ động phòng chống ngay từ bây giờ.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, mức độ lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Trẻ em và người lớn đều có thể mắc bệnh.
TP HCM khuyen cao nguoi dan phong benh bach hau
 Trẻ em được tiêm chủng tại Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM
Trẻ em dưới 15 tuổi chưa được chích ngừa sẽ bị mắc bệnh trước tiên. Bệnh còn có thể xảy ra ở người lớn nếu họ không được miễn dịch.
Bệnh có biểu hiện ban đầu với các dấu hiệu sốt nhẹ, đau họng, ho, nói khàn tiếng, chán ăn. Triệu chứng điển hình của bệnh là giả mạc hai bên thành họng có màu trắng ngà, dai, dính khi bóc dễ bị chảy máu; vì thế bệnh được gọi là “bạch hầu”.
Bệnh có thể có những biến chứng nặng như gây tắc nghẽn đường hô hấp, viêm cơ tim, thoái hóa thận, hoại tử ống thận,… có thể dẫn đến tử vong.
Trước đây, bệnh bạch hầu là một trong những bệnh truyền nhiễm rất thường gặp ở trẻ em. Từ khi vắc xin phòng bệnh bạch hầu được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng, số trường hợp mắc bệnh bạch hầu giảm rất đáng kể, chỉ còn rải rác vài ca bệnh ở những vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, từ đầu năm 2015 đến nay hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm chưa ghi nhận trường hợp nào bị bệnh bạch hầu trên địa bàn thành phố, thế nhưng không vì thế mà chủ quan. Hiện trên địa bàn huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước đã có 60 người mắc bệnh bạch hầu tính từ cuối tháng 6 đến ngày 18/7, trong đó có 3 ca tử vong khiến tỉnh Bình Phước đã khẩn cấp công bố dịch cấp huyện.
Chính vì thế, để chủ động phòng bệnh bạch hầu có thể xuất hiện tại TP.HCM, bác sĩ Trần Thị Ái Huyên, Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM đưa ra lời khuyên để người dân biết chủ động phòng chống như sau:
Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Đối với trẻ em cần được tiêm vắc xin phối hợp có thành phần bạch Hầu đầy đủ, theo đúng lịch: Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ từ 2 tháng tuổi; Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng; Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng; Mũi thứ 4: Khi trẻ từ 18 tháng tuổi.
Những vắc xin này có thể được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng mở rộng hoặc tiêm chủng dịch vụ. Phụ huynh nên đưa con đi tiêm chủng đúng độ tuổi quy định, không nên trì hoãn, ảnh hưởng đến khả năng phòng bệnh của trẻ.
Để hạn chế sự lây lan khi có trường hợp người mắc bệnh bạch hầu, mỗi người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày.
Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng, tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Khử khuẩn phòng ở và đồ dùng cá nhân của người bệnh bằng dung dịch khử khuẩn theo hướng dẫn của nhân viên y tế