Nuôi ba ba xây nhà tiền tỷ từ... 2 triệu đồng

Khởi đầu bằng 10m2 ao nuôi ba ba giống, sau hơn 10 năm gắn bó cùng sự tính toán đầu tư hợp lý, anh Hà Tiến Hùng đã có thể xây nhà tiền tỷ.

Từ 10m2 ao đến căn nhà tiền tỷ
Sinh ra tại huyện Văn Chấn  – nơi được biết đến là mảnh đất nuôi ba ba gai tỉnh Yên Bái, anh Hùng đã bén duyên với nghề nuôi ba ba từ sớm. Trước kia, anh Hùng công tác bên ngành lương thực, lương tháng chẳng đủ lo cho gia đình, lại sẵn cái “máu” làm ăn nên anh quyết định nghỉ việc ở nhà tìm cách phát triển kinh tế.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu thông tin trên báo đài và trực tiếp chứng kiến hiệu quả kinh tế từ việc nuôi ba ba của một số người đi trước, anh Hùng quyết định nuôi thử. Ban đầu, anh nuôi thử 20 con (vốn đầu tư chỉ 2 triệu đồng), sau khi trừ chi phí, lứa ba ba đầu tiên cho lãi khoảng 2 triệu đồng.
Nhận thấy nuôi ba ba vừa nhàn hạ vừa cho lãi gấp đôi, cộng thêm sức tiêu thụ trên thị trường lớn, cung không đủ cầu, anh Hùng quyết định đầu tư mở rộng diện tích ao. Ngoài ra, anh còn xây thêm “nhà ấp trứng” với nền cát sạch, nhiệt độ và độ ẩm luôn phù hợp để tập trung ba ba mẹ vào mùa sinh sản.
Anh Hà Tiến Hùng khoe 1 con ba ba 2 năm tuổi nặng hơn 3kg. Ảnh: N.L
 Anh Hà Tiến Hùng khoe 1 con ba ba 2 năm tuổi nặng hơn 3kg.  Ảnh: N.L
Tính đến nay, anh đã có 800m2 ao, chuồng với khoảng trên 1.300 con, trị giá cả tỷ đồng. Nuôi ba ba vừa có thể bán thịt, vừa bán giống. Mỗi năm, anh Hùng xuất bán khoảng  700 -1.000kg ba ba thịt, trừ  chi phí còn lãi 300 triệu đồng, cộng với khoảng 200 triệu đồng tiền bán ba ba giống. Bằng tiền lãi từ nuôi ba ba, năm 2010, gia đình anh Hùng đã xây được căn nhà khang trang với tổng chi phí khoảng 1,3 tỷ đồng.
Chìa khóa thành công
Đánh giá về mô hình nuôi ba ba của anh Hùng, anh Nguyễn Xuân Hiệu – Chủ tịch Hội ND phường Yên Ninh nói: “Đây là một mô hình điểm về phát triển kinh tế của phường nói riêng và thành phố Yên Bái nói chung. Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình lại là bài toán khó với không chỉ từng hội viên mà còn với Hội ND phường…”.
Theo ông Hiệu, cái khó ở chỗ, nhiều hộ nhìn thấy được hiệu quả cao, nhưng vốn đầu tư ban đầu cũng không nhỏ. Nhiều hội viên muốn học hỏi và làm theo nhưng lại không đủ vốn để xây dựng nên bà con phải đi từ quy mô nuôi nhỏ, lẻ”.
Ông Hiệu cũng khẳng định, thời gian tới, Hội ND phường Yên Ninh sẽ đề xuất với Hội cấp trên, bên ngân hàng để bà con được tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ nhằm nhân rộng mô hình nuôi ba ba hiệu quả… Tuy nhiên, là người có kinh nghiệm, anh Hùng khuyến cáo: “Việc đầu tư nuôi ba ba còn phải xét đến nhiều yếu tố như địa hình, nguồn nước, khí hậu... Người nuôi cần phải biết nắm bắt thị trường, quản lý tốt, tính toán kỹ trước khi đầu tư thì mới có hiệu quả…”. 

Hải Dương: Bắt được ba ba "khủng" cùng họ Rùa Hồ Gươm

Người dân đang bàn tán xôn xao chuyện gia đình ông Vũ Văn Hạnh ở thôn Mỹ Động (Hải Dương) bắt được con ba ba khổng lồ, nặng tới 22kg.

Ngày 21/12, gia đình ông Hạnh thu hoạch ao ba ba. Khi gạn nước ao còn ngang ngực, gia đình ông bất ngờ phát hiện có con ba ba khổng lồ. Anh Ngọc là cháu họ ông Hạnh, người trực tiếp bắt ba ba kể: "Con ba ba quá to khỏe lại liên tục vùng vẫy nên tôi cùng một thanh niên khác vật lộn nửa giờ mà không bắt được. Khi đứng hai chân lên, nó còn đưa tôi đi một đoạn xa". Sau khi được một người nữa giúp sức, con ba ba mới được mang lên bờ. Thấy con ba ba to nên gia đình ông Hạnh không bán mà để nuôi tiếp.

Hai Duong: Bat duoc ba ba
 
Từng đi nhiều nơi mua ba ba, anh Phạm Thế Giỏi ở xã Hiến Thành cho biết: "Đây là con ba ba to nhất mà tôi thấy ở các tỉnh miền Bắc trong vòng 4 năm qua. Cách đây 5 năm, con ba ba lớn nhất tôi từng thấy ở Yên Bái nặng 27 kg, năm ngoái ở Hưng Yên cũng có con nặng 17 kg". Theo anh Giỏi, con ba ba này có thể có nguồn gốc từ Tây Ninh, thường sống ở suối. Loài ba ba này thịt săn chắc, giòn, thơm ngon, giá trị kinh tế cao gấp 3 lần so với các loài ba ba thường.

Theo ông Hạnh, đây là con ba ba cái, được con trai ông mang từ miền Nam ra cách đây 12 năm từ khi còn nhỏ rồi thả chung trong ao nuôi ba ba của gia đình. Mấy năm đầu do lạ nước nên ba ba hầu như không lớn. Thời gian gần đây, do đã thích nghi với môi trường sống nên ba ba lớn khá nhanh. Có lần các cháu ông ra câu nhưng không kéo được ba ba lên mà còn bị mất cả lưỡi câu. "Dù được nuôi trong ao nhưng cả tháng tôi mới cho ăn một lần, thức ăn chủ yếu là ốc và cá tạp. Nếu cho ăn thường xuyên có lẽ nó còn to hơn nhiều", ông Hạnh nói.

Con ba ba nói trên có mai rộng khoảng 0,5m, dài khoảng 0,8m, da vàng bóng, nhiều thương lái đến hỏi mua với giá từ 18-20 triệu đồng nhưng gia đình không bán. "Tôi dự định sẽ cho phối giống với một con ba ba gai để cho ra giống ba ba có trọng lượng lớn, giá trị kinh tế cao", ông Hạnh cho biết.

Qua hình ảnh chúng tôi cung cấp, PGS. TS. Hà Đình Đức, nguyên giảng viên cao cấp Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, đây là con cua đinh hay còn gọi ba ba Nam Bộ, có tên khoa học là Tryonychidae thuộc họ rùa mai mềm, cùng họ cụ rùa Hồ Gươm. Con trưởng thành có thể nặng tới 40-50 kg. Đặc điểm dễ nhận biết nhất nằm ở những nốt sần tròn phía trước gờ mai và mỏ nhọn. Loài này phân bố từ Tây Nguyên vào Nam Bộ, nằm trong Sách đỏ năm 2007, cần được bảo tồn. Nhưng rất may, loại ba ba này đang được người dân nhân giống để nuôi thương phẩm, nhiều nhất ở Sơn La.

Theo ông Nguyễn Văn Khang, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục môi trường Việt Nam, đây là trường hợp đầu tiên ở Hải Dương phát hiện cua đinh lớn. Tuy không quý bằng rùa Hồ Gươm nhưng cần khuyến khích người dân nhân rộng để bảo tồn loài vật quý hiếm này.

Ba ba hình mặt người bí ẩn ở Phú Yên

Hàng trăm người dân hiếu kỳ tìm đến nhà ông Nguyễn Nông ở Phú Yên để xem con ba ba có hoa văn trên lưng giống hệt khuôn mặt người.


Nhiều ngày qua, hàng trăm người dân hiếu kỳ tìm đến nhà ông Nguyễn Nông (ở khu phố Ngân Sơn, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, Phú yên) xem con ba ba có hoa văn trên mai giống hệt khuôn mặt người.
Ông Nguyễn Nông khoe mua được con ba ba có hoa văn lạ.
 Ông Nguyễn Nông khoe mua được con ba ba có hoa văn lạ.