Nước mắt ám ảnh của hoa hậu thế giới bị cưỡng hiếp trước ngày đăng quang

Khi thấy kẻ hiếp dâm chuẩn bị siết dây thừng vào cổ cô, hoa hậu thế giới đã rất bình tĩnh nói: Hãy coi đây như tình một đêm.

Giọt nước mắt đớn đau

Tháng 11/1998, khi đăng quang Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu người Israel, Linor Abargil đã bật khóc. Việc hoa hậu khóc trong lúc đăng quang không có gì là lạ trong các cuộc thi sắc đẹp. Tuy nhiên với cô lại khác, cô khóc vì chợt nhớ đến những giây phút bị cưỡng hiếp tàn bạo trước đó vài tuần.

Vào 6/10/1998, khi chỉ còn 7 tuần nữa là đến vòng chung kết Miss World, đang thực hiện hợp đồng người mẫu ở Milan, cô trở về Israel để thăm gia đình. Và trên đường ra sân bay để đến Rome cô đã bị chính người lái xe tên Uri Shlomo đe dọa, cưỡng hiếp.
Hoa hậu Thế giới Linor Abargil, nạn nhân của vụ hiếp dâm năm xưa giờ đã trở thành người đấu tránh chống nạn cưỡng hiếp phụ nữ.
 Hoa hậu Thế giới Linor Abargil, nạn nhân của vụ hiếp dâm năm xưa giờ đã trở thành người đấu tránh chống nạn cưỡng hiếp phụ nữ.

Trong bộ phim tài liệu kể về chính cuộc đời mình "Brave Miss World", cô đã kể lại chi tiết ngày đau buồn của cuộc đời. Hôm đó, khi xe chạy đến đoạn đường vắng, lái xe dừng lại, rút dao dí vào cổ cô đe dọa rằng nếu kêu lên sẽ giết tức thì. Sau đó, y lấy băng dính bịt miệng cô, trùm túi bóng lên đầu cô và bắt đầu cưỡng hiếp cô tàn bạo.

Không chỉ vậy, khi cưỡng hiếp hoa hậu, tên lái xe rất biết hắn có thể bị bắt bất cứ lúc nào nên hắn nuôi ý định sẽ giết cô sau khi cưỡng hiếp. Và khi đã thỏa mãn thú tính, hắn dùng dây thừng siết cổ Abargil.

Tuy nhiên, rất thông minh, cô hoa hậu 18 tuổi lúc đó đã nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và cố tỏ như đây là chuyện nhỏ, chẳng có gì ghê gớm.

"Hãy xem đây như chuyện tình một đêm", cô nhớ lại lời lúc cô nói với kẻ đang hiếp dâm mình. Thấy thái độ cô bình tĩnh, kẻ hiếp dâm cũng được trấn tĩnh lại và hắn nói rằng hắn xin lỗi. Cô cũng đã hứa với kẻ hiếp dâm rằng cô sẽ giữ kín chuyện, thậm chí cô còn lấy cả gia đình cô ra để thuyết phục rằng cô coi đó là chuyện nhỏ.

Cũng nhờ sự nhanh trí này mà Abargil đã được kẻ hiếp dâm tha mạng, từ bỏ ý định giết chết. Cô được hắn đưa trở lại ga tàu Milan. Abargil bắt chuyến tàu đến Rome và được một người bạn gái giúp trình báo về vụ cưỡng hiếp lên cảnh sát Italy trước khi bay về Israel.

Dù đau đớn và ám ảnh nhưng 7 tuần sau, Abargil vẫn đại diện Israel tham dự Miss World và bất ngờ trở thành tân hoa hậu thế giới.

"Khi đứng trên sân khấu với chiếc vương miện trên đầu, tôi nghĩ rằng đây là lần đầu tiên mình nhận ra những gì đã xảy đến và tôi cần về nhà ngay lập tức. Tôi không thể ở lại đó thêm phút nào nữa. Từ chỗ suýt mất mạng, nay được đứng ở trên sân khấu lớn như thế với hàng triệu người đang theo dõi với tôi đã là quá đủ", cô nói.

Cứu vớt những nạn nhân bị cưỡng hiếp

Sau chiến thắng huy hoàng, Abargil trở về thị trấn quê nhà ở Israel và trong cuộc họp báo sau đó, cô đã bật khóc khi lần đầu công khai chuyện mình bị Uri Shlomo cưỡng hiếp và suýt chết như thế nào trước đông đảo báo giới.

Tuy nhiên, Uri Shlomo là kẻ dâm ô chuyên đi cưỡng hiếp nhiều cô gái nên hắn rất có kinh nghiệm che giấu bằng chứng phạm tội. Bởi vậy nên qua nhiều cấp tòa, hắn vẫn chứng minh được rằng hắn vô tội.

Và Abargil đã phải rất vất vả trong việc tìm bằng chứng và gõ cửa các cơ quan pháp lý để đưa kẻ tội đồ này ra ánh sáng.
Linor Abargil trong phút đăng quang Hoa hậu thế giới.
Linor Abargil trong phút đăng quang Hoa hậu thế giới. 

Tháng 10/1999, tòa án Israel kết tội Uri Shlomo hiếp dâm cô với bằng chứng ADN tìm thấy trên chiếc xe mà hắn cưỡng hiếp Abargil và cuối cùng hắn phải lĩnh án 16 năm tù.

Cũng từ sau khi Abargil đưa kẻ hiếp dâm ra ánh sáng công lý, rất nhiều cô gái từng bị kẻ dâm ô kia hiếp dâm đã điện cho cô và chia sẻ câu chuyện của mình. Họ nói rằng sở dĩ họ im lặng, không dám tố cáo Uri Shlomo phần vì xấu hổ, phần vì không có bằng chứng. Chính những sẻ chia đau khổ này đã tiếp thêm động lực cho cô để cô giúp các nạn nhân hiếp dâm khác lên tiếng.

Trang web "Brave Miss World" - Hoa hậu Thế giới Dũng cảm được cô cho ra đời vào năm 2008. Đây là nơi các nạn nhân chia sẻ câu chuyện của mình. Ở đây có hàng nghìn câu chuyện từ các cô gái bị cưỡng hiếp trên toàn thế giới.
Abargil bắt đầu đi khắp thế giới để gặp những nạn nhân, lắng nghe họ chia sẻ và khuyến khích họ vượt qua nỗi sợ hãi.
Abargil bắt đầu đi khắp thế giới để gặp những nạn nhân, lắng nghe họ chia sẻ và khuyến khích họ vượt qua nỗi sợ hãi. 

Với tấm bằng cử nhân luật và sự ủng hộ từ gia đình, năm 2010, Abargil bắt đầu đi khắp thế giới để gặp những nạn nhân, lắng nghe họ chia sẻ và khuyến khích họ vượt qua nỗi sợ hãi để tố cáo kẻ đã làm hại mình.

Abargil, hiện 36 tuổi, là mẹ của ba con, đã trở thành một nhà hoạt động chống bạo lực tình dục nổi tiếng toàn cầu. Tên của cô hoa hậu này đã như một điểm tựa tin tưởng cho những phụ nữ không may bị cưỡng hiếp sẻ chia.

Hai vụ nuôi nhầm con: Bác sĩ và nữ hộ sinh nói gì?

Sau vụ nuôi nhầm con ở Hà nội, nhiều gia đình đang cảm thấy bất an liệu những con mình đang nuôi có phải là con ruột hay không?

Sau 2 vụ trao nhầm con của gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, 64 tuổi, Quán Thánh (42 năm) và bà Phan Thị Tuyết Hoa (53 tuổi), Hoàng Hoa Thám (29 năm), Hà Nội vừa qua, đang khiến dư luận vô cùng hoang mang và lo lắng.

Người trong cuộc thì đau xót đến tột cùng và hy vọng một ngày nào đó, họ sẽ tìm lại được người thân của mình. Nhưng những gia đình khác lại cảm thấy bất an rằng, liệu những con mình đang nuôi có phải là con ruột do mình đẻ ra hay không? Dư luận đang tự đặt ra câu hỏi là liệu có khe hở nào đó trong quy trình trao nhận con ở nhà hộ sinh không?

Nữ hộ sinh A của một bệnh viện phụ sản lớn tại Hà Nội (đề nghị giấu tên), người đã có ngoài 20 năm trong nghề bà đỡ khẳng định chắc chắn thời này rất hiếm khi trao nhầm như 2 trường hợp trên bởi các khâu được làm bài bản và nghiêm ngặt.

Chị cho biết: “Tôi vô cùng cảm thông với nỗi đau của gia đình các chị Hạnh và Hoa. Cũng là người mẹ, tôi mong muốn họ sớm tìm được người thân và được đoàn tụ với gia đình”.

Nói về lý do tại sao ngày trước xảy ra các vụ nhầm lẫn con cái như vậy, nữ hộ sinh này nói: “Ngày xưa, thời buổi khó khăn, chiến tranh loạn lạc, khi máy bay và giặc đến tất cả y bác sĩ và người bệnh đều phải di chuyển. Cán bộ y tế di chuyển sản phụ còn nữ hộ sinh và bác sĩ di chuyển theo sau. Trong thời gian đó, nếu sản phụ nào được ra viện trước, họ sẽ trả mẹ và con luôn. Cho nên mã số giữa mẹ và bé bị lẫn lộn ở giai đoạn này là có thể. Bây giờ, xã hội tiên tiến, ngành y ngày càng phát triển, mã số được làm cẩn thẩn, số của mẹ được đeo vào tay và con đeo vào chân”.
Hai vu nuoi nham con: Bac si va nu ho sinh noi gi?
Chị Tạ Thị Thu Trang, người bị trao nhầm 42 năm qua. (ảnh: KT) 

Nữ hộ sinh này dẫn chứng rất cụ thể, ví dụ: Mẹ có mã số 155, con cũng số đó luôn. Mẹ tên là Nguyễn Thị A, sinh năm 1980, con cũng Nguyễn Thị A sinh năm 1980. Mã số của mẹ và của con trùng nhau. Chính vì thế, điều đó không thể gây ra sự nhầm lẫn được. Bởi vì, gia đình sản phụ có đầy đủ 3 thành phần lúc chờ sinh, sau sinh: người đẻ, người nhà người đẻ, bác sĩ – họ sẽ trao con cho gia đình rất cẩn thận.
Nữ hộ sinh cũng cho biết thêm, có khả năng, ngày xưa, ánh sáng cũng không đầy đủ, điện lúc có lúc không nên người ta phải sử dụng đèn dầu, vì vậy mã số của mẹ và con bị lẫn lộn. Mặt khác, do việc đánh dấu ngày xưa được viết bằng bút có thể mực lại không tốt, thậm chí viết tạm bằng bút máy nên lúc tắm hoặc rửa tay, rửa chân cũng làm mờ số. Khả năng cao nhầm con là do nguyên nhân đó chứ không phải là do cố tình đánh tráo. Bây giờ, điện đầy đủ, bút viết không bị phai màu nên không thể xảy ra chuyện trao nhầm mẹ và con.

Theo nữ hộ sinh này, từ năm 2012, bệnh viện phụ sản nơi chị làm việc, người ta đã dùng đồng xu để đánh dấu mẹ và con. Đồng xu này này được làm sẵn từ trước, sau đó đeo vào tay cho mẹ và chân của con. Trong trường hợp, một trong 2 người bị mất số thì cũng chẳng có vấn đề gì vì lúc đó con đã được ở cùng mẹ. Tuy nhiên, để cẩn thận hơn, người ta đánh dấu số của mẹ vào ngực áo hoặc dán lên trán còn đồng xu đeo vào con.

Nói tóm lại, khi đồng xu bị mất, mọi người sẽ thay đồng xu khác cũng như sửa lại hồ sơ bệnh án. Khi thay mã số, họ cũng thay luôn áo và số. Tất cả đều đồng bộ để không bị nhầm lẫn.

“Hơn 20 năm làm trong nghề, tôi chưa thấy có sự cố nhầm lẫn nào”, nữ hộ sinh này tự hào nói.

Cùng quan điểm với nữ hộ sinh trên, chuyên gia sản khoa - bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương, Phó Giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh BV Phụ sản Hà Nội; Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học; Giảng viên bộ môn Sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội cho rằng: “Hồi đó, ở các nhà hộ sinh hay bệnh viện nói chung cũng chưa có số mẹ - con, người ta viết tên mẹ-tên con lên chân cháu bé, có thể viết nhầm”.

Vậy làm thế nào để tìm thấy con của mình? Nữ hộ sinh trên cho rằng thường người mẹ có linh cảm, giác quan thứ 6 cùng với trí nhớ và ký ức, sẽ gợi lại những người đã sinh cùng ngày, cùng phòng với mình hoặc những người nằm cạnh mình trong nhà hộ sinh. Từ đó sẽ dần dần tìm ra. Đến khi gặp lại, các kỷ niệm lại ùa về, và những người đó có khi cũng có cảm giác, con của mình cũng không giống mình... rồi có thể cũng tìm ra.
Nữ hộ sinh nói: bất cứ sản phụ nào cũng nhớ tên người nữ hộ sinh trao con cho mình lúc đó. Những thông tin gợi nhớ đó cũng có thể tìm ra.

Còn bác sĩ Chương lại gợi ý, để tìm lại, chúng ta phải xem danh sách tất cả những em bé sinh ra tại nhà hộ sinh trong thời gian đó (từ lúc mẹ vào nhà hộ sinh cho đến khi xuất viện), sau đó thử ADN sẽ ra kết quả ngay thôi./.

Buôn bán ma tuý bị bắt, hối lộ công an 5 chỉ vàng

(Kiến Thức) -Khi bị lực lượng công an bắt giữ vì đang thực hiện buôn bán ma túy, Bảo đã tháo chiếc nhẫn vàng 5 chỉ để hối lộ nhằm xin được bỏ qua.

Ngày 13/3, công an thị xã Thuận An (Bình Dương) cho biết, cơ quan này tiếp nhận đối tượng buôn bán ma tuý từ công an xã An Sơn (TX Thuận An, Bình Dương) để làm rõ hành vi “Vận chuyển trái phép chất ma tuý”.
Đối tượng buôn bán ma tuý hối lộ vàng công an khi bị bắt giữ được xác định là Lê Hoàng Bảo (SN 1978, quê Cần Thơ).