Hai vụ nuôi nhầm con: Bác sĩ và nữ hộ sinh nói gì?

Sau vụ nuôi nhầm con ở Hà nội, nhiều gia đình đang cảm thấy bất an liệu những con mình đang nuôi có phải là con ruột hay không?

Sau 2 vụ trao nhầm con của gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, 64 tuổi, Quán Thánh (42 năm) và bà Phan Thị Tuyết Hoa (53 tuổi), Hoàng Hoa Thám (29 năm), Hà Nội vừa qua, đang khiến dư luận vô cùng hoang mang và lo lắng.

Người trong cuộc thì đau xót đến tột cùng và hy vọng một ngày nào đó, họ sẽ tìm lại được người thân của mình. Nhưng những gia đình khác lại cảm thấy bất an rằng, liệu những con mình đang nuôi có phải là con ruột do mình đẻ ra hay không? Dư luận đang tự đặt ra câu hỏi là liệu có khe hở nào đó trong quy trình trao nhận con ở nhà hộ sinh không?

Nữ hộ sinh A của một bệnh viện phụ sản lớn tại Hà Nội (đề nghị giấu tên), người đã có ngoài 20 năm trong nghề bà đỡ khẳng định chắc chắn thời này rất hiếm khi trao nhầm như 2 trường hợp trên bởi các khâu được làm bài bản và nghiêm ngặt.

Chị cho biết: “Tôi vô cùng cảm thông với nỗi đau của gia đình các chị Hạnh và Hoa. Cũng là người mẹ, tôi mong muốn họ sớm tìm được người thân và được đoàn tụ với gia đình”.

Nói về lý do tại sao ngày trước xảy ra các vụ nhầm lẫn con cái như vậy, nữ hộ sinh này nói: “Ngày xưa, thời buổi khó khăn, chiến tranh loạn lạc, khi máy bay và giặc đến tất cả y bác sĩ và người bệnh đều phải di chuyển. Cán bộ y tế di chuyển sản phụ còn nữ hộ sinh và bác sĩ di chuyển theo sau. Trong thời gian đó, nếu sản phụ nào được ra viện trước, họ sẽ trả mẹ và con luôn. Cho nên mã số giữa mẹ và bé bị lẫn lộn ở giai đoạn này là có thể. Bây giờ, xã hội tiên tiến, ngành y ngày càng phát triển, mã số được làm cẩn thẩn, số của mẹ được đeo vào tay và con đeo vào chân”.
Hai vu nuoi nham con: Bac si va nu ho sinh noi gi?
Chị Tạ Thị Thu Trang, người bị trao nhầm 42 năm qua. (ảnh: KT) 

Nữ hộ sinh này dẫn chứng rất cụ thể, ví dụ: Mẹ có mã số 155, con cũng số đó luôn. Mẹ tên là Nguyễn Thị A, sinh năm 1980, con cũng Nguyễn Thị A sinh năm 1980. Mã số của mẹ và của con trùng nhau. Chính vì thế, điều đó không thể gây ra sự nhầm lẫn được. Bởi vì, gia đình sản phụ có đầy đủ 3 thành phần lúc chờ sinh, sau sinh: người đẻ, người nhà người đẻ, bác sĩ – họ sẽ trao con cho gia đình rất cẩn thận.
Nữ hộ sinh cũng cho biết thêm, có khả năng, ngày xưa, ánh sáng cũng không đầy đủ, điện lúc có lúc không nên người ta phải sử dụng đèn dầu, vì vậy mã số của mẹ và con bị lẫn lộn. Mặt khác, do việc đánh dấu ngày xưa được viết bằng bút có thể mực lại không tốt, thậm chí viết tạm bằng bút máy nên lúc tắm hoặc rửa tay, rửa chân cũng làm mờ số. Khả năng cao nhầm con là do nguyên nhân đó chứ không phải là do cố tình đánh tráo. Bây giờ, điện đầy đủ, bút viết không bị phai màu nên không thể xảy ra chuyện trao nhầm mẹ và con.

Theo nữ hộ sinh này, từ năm 2012, bệnh viện phụ sản nơi chị làm việc, người ta đã dùng đồng xu để đánh dấu mẹ và con. Đồng xu này này được làm sẵn từ trước, sau đó đeo vào tay cho mẹ và chân của con. Trong trường hợp, một trong 2 người bị mất số thì cũng chẳng có vấn đề gì vì lúc đó con đã được ở cùng mẹ. Tuy nhiên, để cẩn thận hơn, người ta đánh dấu số của mẹ vào ngực áo hoặc dán lên trán còn đồng xu đeo vào con.

Nói tóm lại, khi đồng xu bị mất, mọi người sẽ thay đồng xu khác cũng như sửa lại hồ sơ bệnh án. Khi thay mã số, họ cũng thay luôn áo và số. Tất cả đều đồng bộ để không bị nhầm lẫn.

“Hơn 20 năm làm trong nghề, tôi chưa thấy có sự cố nhầm lẫn nào”, nữ hộ sinh này tự hào nói.

Cùng quan điểm với nữ hộ sinh trên, chuyên gia sản khoa - bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương, Phó Giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh BV Phụ sản Hà Nội; Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học; Giảng viên bộ môn Sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội cho rằng: “Hồi đó, ở các nhà hộ sinh hay bệnh viện nói chung cũng chưa có số mẹ - con, người ta viết tên mẹ-tên con lên chân cháu bé, có thể viết nhầm”.

Vậy làm thế nào để tìm thấy con của mình? Nữ hộ sinh trên cho rằng thường người mẹ có linh cảm, giác quan thứ 6 cùng với trí nhớ và ký ức, sẽ gợi lại những người đã sinh cùng ngày, cùng phòng với mình hoặc những người nằm cạnh mình trong nhà hộ sinh. Từ đó sẽ dần dần tìm ra. Đến khi gặp lại, các kỷ niệm lại ùa về, và những người đó có khi cũng có cảm giác, con của mình cũng không giống mình... rồi có thể cũng tìm ra.
Nữ hộ sinh nói: bất cứ sản phụ nào cũng nhớ tên người nữ hộ sinh trao con cho mình lúc đó. Những thông tin gợi nhớ đó cũng có thể tìm ra.

Còn bác sĩ Chương lại gợi ý, để tìm lại, chúng ta phải xem danh sách tất cả những em bé sinh ra tại nhà hộ sinh trong thời gian đó (từ lúc mẹ vào nhà hộ sinh cho đến khi xuất viện), sau đó thử ADN sẽ ra kết quả ngay thôi./.

Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội vào tháng 4

Hội nghị Trung ương 2 khoá XII, Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

Tại Hội nghị Trung ương 2 khoá XII vừa bế mạc chiều 12/3, Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; nhất trí cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIII (dự kiến khai mạc vào 21/3) theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước ta với số phiếu tập trung rất cao, đồng thời, Bộ Chính trị đã báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. 
Quoc hoi bau Chu tich nuoc, Thu tuong, Chu tich Quoc hoi vao thang 4
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 2 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Căn cứ kết quả biểu quyết và giới thiệu nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn chỉnh phương án giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước để chuẩn bị trình Quốc hội, vừa bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị, vừa đúng với các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức của các cơ quan nhà nước.

Theo dự kiến chương trình Kỳ họp 11 Quốc hội khoá XIII vừa được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, Quốc hội sẽ dành 12 ngày (4-16/4) xem xét, quyết định về công tác nhân sự Nhà nước.

Theo danh sách 19 ủy viên Bộ Chính trị khóa XII được phân công công tác sau Đại hội XII, ngoài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử, đã có 7 người nhận trọng trách mới: Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng.

11 Uỷ viên Bộ chính trị còn lại sẽ được giới thiệu ứng cử 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIII, cũng như chờ phân công nhiệm vụ.

Đó là: Ông Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công an), ông Nguyễn Xuân Phúc (Phó Thủ tướng Chính phủ), bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Phó Chủ tịch Quốc hội), ông Nguyễn Thiện Nhân (Chủ tịch UBTW MTTQVN), bà Tòng Thị Phóng (Phó Chủ tịch Quốc hội), ông Phạm Bình Minh (Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao), ông Ngô Xuân Lịch (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN), ông Tô Lâm (Thứ trưởng Bộ Công an), ông Vương Đình Huệ (Trưởng Ban Kinh tế Trung ương), ông Nguyễn Văn Bình (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) và ông Trương Hoà Bình (Chánh án TANDTC).

Bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội như thế nào?

Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước.

Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước.

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ngoài danh sách do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
Quoc hoi bau Chu tich nuoc, Thu tuong, Chu tich Quoc hoi vao thang 4-Hinh-2
Quốc hội sẽ biểu quyết bằng bỏ phiếu kín bầu các chức danh trong bộ máy Nhà nước. 
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.

Ngoài danh sách do Chủ tịch nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.

Điều 29 của Nội quy Kỳ họp Quốc hội, sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp./. 

Nội quy Kỳ họp Quốc hội quy định:

Thêm trường hợp hy hữu bị trao nhầm con ở Hà Nội

Sau 29 năm bị trao nhầm con, người con gái lớn lên và có nhiều nét khác biệt với bố mẹ, anh em trong nhà.

Kết quả xét nghiệm ADN phát hiện không phải con đẻ của mẹ mình.
Mới đây, sau khi báo chí đưa tin về vụ việc hy hữu khi một bà mẹ bị trao nhầm con ở nhà hộ sinh quận Ba Đình, Hà Nội cách đây 42 năm, rất đông thành viên trên diễn đàn mạng đã chia sẻ câu chuyện với hy vọng sẽ giúp bà mẹ tìm được đứa con bị trao nhầm của mình. Trong khi sự việc chưa có kết quả, ở Hà Nội lại có thông tin về một trường hợp bị trao nhầm con cách đây 29 năm, ở nhà hộ sinh quận Đống Đa (Hà Nội).