Nước chanh có thể gây hại cho thận của bạn không?

Nước chanh mang lại một số lợi ích cho cơ thể nhưng liệu thức uống này có tốt cho người bị bệnh thận không.

Chanh rất giàu vitamin C, giúp cải thiện sự hấp thụ canxi và rất quan trọng để duy trì mật độ xương tối ưu. Nước chanh là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cho biết bệnh nhân mắc bệnh thận thường thắc mắc liệu nước chanh có lợi hay gây hại cho tình trạng bệnh của họ.

Nước chanh có thể gây hại cho thận của bạn không? ảnh 1

Ảnh minh họa.

Nước chanh có tốt cho bệnh thận không?

Nước chanh có thể gây hại cho thận của bạn không? ảnh 2

Thận của chúng ta thực hiện chức năng bài tiết các chất độc và chất thải trong máu. Thận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp, điều chỉnh sức khỏe của xương và duy trì mức độ các chất hóa học như creatinine và axit uric. Bệnh thận mãn tính là khi thận của bạn không thể lọc máu, có nghĩa là các chất độc và chất thải tích tụ trong máu. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm như đột quỵ và các bệnh về tim.

Nước chanh, rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và axit citric không gây nguy cơ bất lợi nào đối với bệnh nhân bệnh thận mãn tính. Tiêu thụ loại thức uống này cũng không thể làm trầm trọng thêm tình trạng của những bệnh nhân này. Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá mức, nó có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe khác. Quá nhiều nước chanh có thể gây buồn nôn, tiêu chảy và nôn mửa. Nó cũng hoạt động như một chất lợi tiểu, làm tăng bài tiết chất lỏng trong cơ thể dẫn đến đi tiểu thường xuyên.

Thời điểm thích hợp để uống nước chanh

Nước chanh có thể gây hại cho thận của bạn không? ảnh 3

Không có thời gian chính xác để tiêu thụ nước chanh. Chanh tạo ra một môi trường kiềm trong cơ thể và do đó thời điểm tốt nhất để tiêu thụ là vào buổi sáng. Khi bạn thức dậy sau một giấc ngủ ngon, cơ thể bạn thực hiện tất cả quá trình giải độc và hấp thụ chất kiềm sẽ giúp duy trì sự cân bằng độ pH. Bạn có thể uống nước chanh với gừng và mật ong. Các chất chống oxy hóa và chất kháng khuẩn trong thức uống này sẽ hỗ trợ hoạt động khỏe mạnh của thận.  

Những sai lầm khi uống nước chanh chị em cần bỏ ngay

(Kiến Thức) - Nước chanh có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên khi uống nước chanh, nhiều người đã làm sai cách, vì vậy hiệu quả sẽ giảm, thậm chí còn gây ra nhiều tác hại có sức khỏe của bạn.

Nhung sai lam khi uong nuoc chanh chi em can bo ngay

Uống nước chanh để giảm cân: Nhiều người thường có thói quen uống một cốc nước chanh vào buổi sáng để giảm cân. Nhưng phương pháp sẽ gây hại cho dạ dày nếu bạn uống nước chanh lạnh, hoặc uống khi đói. Tốt nhất bạn nên pha loãng với nước ấm và cho thêm một chút mật ong vào.

Nhung sai lam khi uong nuoc chanh chi em can bo ngay-Hinh-2
Uống nước chanh để giải rượu: Một trong những sai lầm khi uống nước chanh cực kỳ nguy hiểm là dùng nước chanh để giải rượu. Nước chanh có thể gây viêm loét, thậm chí bào mòn niêm mạc dạ dày dẫn tới thủng dạ dày nếu như sử dụng quá thường xuyên. Nếu bạn muốn giải rượu tốt nhất hãy uống thật nhiều nước lọc để góp phần pha loãng lượng cồn có trong cơ thể.
Nhung sai lam khi uong nuoc chanh chi em can bo ngay-Hinh-3
Pha nước cốt chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng: Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước quá nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống. Bạn chỉ nên pha chanh với nước ấm vừa đủ thì mới có tác dụng giảm mỡ thừa, không ảnh hưởng đến dạ dày.
Nhung sai lam khi uong nuoc chanh chi em can bo ngay-Hinh-4
Uống quá nhiều nước chanh: Nước chanh tốt cho sức khỏe nhưng uống quá nhiều nước chanh có thể kích thích chứng ợ nóng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Nhung sai lam khi uong nuoc chanh chi em can bo ngay-Hinh-5
Vắt chanh lấy nước bỏ vỏ: Một sai lầm phổ biến khi uống nước chanh mà hầu hết mọi người đều mắc phải là vứt bỏ vỏ. Thực tế, vỏ chanh là một trong những phần bổ dưỡng nhất của toàn bộ loại quả này. Thay vì bỏ vỏ chanh, hãy thái lát chanh hoặc dùng máy sinh tố để nghiền cả quả khi pha chế.
Nhung sai lam khi uong nuoc chanh chi em can bo ngay-Hinh-6
Uống trực tiếp nước cốt chanh: Bạn tuyệt đối không uống trực tiếp nước cốt chanh bởi làm vậy có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Nguyên nhân là bởi tính axit trong chanh khá mạnh. Để đảm bảo sức khỏe, khi uống bạn nên pha loãng nước cốt chanh với nước lọc, tỷ lệ 1 quả chanh với 1 lít nước và tốt nhất là uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Nhung sai lam khi uong nuoc chanh chi em can bo ngay-Hinh-7
Uống lúc bụng đói: Uống nước chanh khi bụng đói sẽ dễ làm tăng axit trong dạ dày, đây là lý do vì sao khi uống vào bạn sẽ có cảm giác cồn cào khó chịu. Tình trạng diễn ra thường xuyên, lâu dần sẽ khiến axit dạ dày tăng quá nhiều dẫn đến viêm loét dạ dày hoặc viêm loét tá tràng.
Nhung sai lam khi uong nuoc chanh chi em can bo ngay-Hinh-8
Vậy uống nước chanh thế nào cho đúng? Pha loãng nước chanh là cách uống thông dụng và phổ biến nhất, pha 500ml nước lọc với nửa quả chanh là được. Nên sử dụng nước ấm để cơ thể dễ hấp thu dưỡng chất hơn. Uống nước chanh pha loãng hàng ngày giúp da bạn hồng hào, tươi sáng hơn.
Nhung sai lam khi uong nuoc chanh chi em can bo ngay-Hinh-9
Uống nước chanh muối: Tương tự như nước chanh pha loãng thì nước chanh pha muối cũng giúp bạn có làn da hồng hào, mịn màng hơn. Cách pha thì bạn sử dụng nửa quả chanh pha cùng khoảng 250ml nước ấm, thêm chút muối theo khẩu vị là hoàn thành. Cách này còn giúp bạn tăng cường hệ tiêu hóa, đặc biệt giảm mỡ bụng hiệu quả.
Nhung sai lam khi uong nuoc chanh chi em can bo ngay-Hinh-10
Uống nước chanh mật ong giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa, làm đẹp da, giảm cân...Cách pha chanh mật ong: Sử dụng nửa quả chanh, 2 thìa mật ong, khuấy đều với nước ấm cho mật ong và nước chanh tan vào nhau. Nên uống vào buổi sáng sau khi ngủ dậy để có hiệu quả tốt nhất. Ảnh: IT. 

Mời độc giả theo dõi video "Uống trà xanh đúng cách để cơ thể khỏe hơn". Nguồn: VTV24.

Những lợi ích "thần kỳ" của việc uống nước chanh vào buổi sáng

Uống nước chanh vào buổi sáng làm tăng tốc độ trao đổi chất, giúp giảm cân và giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Ngăn ngừa sỏi thận