Những thực phẩm bổ dưỡng nhưng tuyệt đối không được ăn sống

Không nấu chín kỹ những loại thực phẩm này có thể chứa độc tố, virus, vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

Trứng

Trứng là thực phẩm cung cấp lượng protein dồi dào cho cơ thể. Nhiều người cho rằng, ăn trứng sống là cách để hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng của trứng. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm.

Nghiên cứu cho thấy, khi trứng được nấu chín, cơ thể có thể hấp thu được 90% lượng protein. Trong khi đó, chúng ta chỉ có thể nhận được 50% lượng protein nếu ăn trứng sống.

Ngoài ra, trứng sống còn có thể chứa vi khuẩn Salmonella dễ gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bạn nên nấu trứng thật chín. Phải đảm bảo cả lòng trắng và lòng đỏ đều đã được nấu kỹ và không ăn thực phẩm trộn với trứng sống.

Thịt gà

Thịt gia cầm là loại thực phẩm mà bạn không nên ăn sống. Chúng được xếp vào nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc.

Ăn thịt gà sống có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Salmonella và Campylobacter. Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), thịt gà nên được nấu chín ở nhiệt độ 165 độ C trước khi ăn.

Nhung thuc pham bo duong nhung tuyet doi khong duoc an song

Hải sản có vỏ

Những loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, sò thường sống ở những vùng nước nhiều bùn lầy và dễ chứa virus, vi khuẩn gây bệnh.

Hàu sống có thể chứa vi khuẩn Vibrio gây ngộ độc cho người ngăn. Đôi khi những con hàu sống ở vùng nước ô nhiễm còn chứa virus Noro gây nôn mửa, tiêu chảy.

Thịt lợn

Việc ăn thịt lợn sống hay tái đều không mang lại lợi ích cho sức khỏe. Thịt chưa chín vẫn có khả năng chứa các mầm bệnh như giun sán ký sinh...

Ăn thịt sống/tái, ký sinh trùng có thể di chuyển vào trong cơ thể và gây nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính...

Sắn

Khi chưa được nấu chín, sắn có chứa linamarase enzyme. Chất này để bị chuyển đổi thành độc tố xyanua có hại cho cơ thể.

Bộ phận chứa nhiều độc tố nhất của cây sắn là lá. Chất độc này có tác dụng bảo vệ cây sắn khỏi các loại côn trùng hoặc động vật tấn công.. Một phần độc tố cũng nằm dưới lớp vỏ sắn.

Vì vậy, trước khi ăn, bạn cần bóc bỏ lớp vỏ, ngâm, rửa sắn nhiều lần với nước sạch, sau đó nấu chín rồi mới ăn.

Những sai lầm dễ gây ngộ độc trong lưu trữ thực phẩm

Việc lây nhiễm chéo thường xảy ra trong quá trình đi chợ khi để chung các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm không qua chế biến khi để chung với nhau.

Nhiễm chéo xảy ra khi vi khuẩn và virus được chuyển giao từ một bề mặt bị nhiễm khuẩn đến một bề mặt khác chưa bị nhiễm. Các vi khuẩn và virus có thể truyền từ con người, các bề mặt của các thiết bị nơi làm việc và giữa các loại thực phẩm với nhau.

3 loại thực phẩm ăn nhiều tăng nguy cơ nhồi máu não

Tắc nghẽn mạch máu não gây thiếu oxy trong mô não, gây chết tế bào não và rối loạn chức năng mô não. 3 loại thực phẩm này ăn nhiều sẽ khiến bạn tăng nguy cơ gặp phải chứng bệnh này.

Não bộ được coi như "trung tâm chỉ huy" của cơ thể và động mạch cảnh là mạch máu chính chịu trách nhiệm cung cấp máu cho não, nhưng mạch máu dễ bị tắc nghẽn nhất trong cơ thể cũng là động mạch cảnh. Một khi động mạch cảnh bị chặn, việc cung cấp máu cho não sẽ bị ngừng lại và chứng nhồi máu não xảy ra.

Những dấu hiệu cảnh báo thực phẩm bị ngập hóa chất độc hại

Dưới đây là một số cách để người dùng có thể dễ dàng nhận biết thực phẩm “bẩn” qua một vài bước đơn giản, những người nội trợ cần phải biết:

Tôm