Những thói quen khiến phổi chết dần chết mòn

Lá phổi là cơ quan nội tạng quan trọng hàng đầu của cơ thể, nếu phổi có vấn đề, sức khỏe của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây là những thói quen bạn nên thay đổi để giữ cho phổi được khỏe mạnh.

Thời tiết chuyển sang mùa đông lạnh chính là thời điểm mà càng ngày càng nhiều người có vấn đề sức khỏe ở hệ hô hấp. Ví dụ như ho, có đờm, thở khò khè. Đặc biệt vào mùa đông, khi thời tiết thất thường hơn và nhiệt độ giảm thấp, thỉnh thoảng lại xuất hiện những luồng gió lạnh, nếu không chú ý rất dễ mắc bệnh về đường hộ hấp.

Thậm chí có nhiều người còn thường xuyên có những hành vi gây hại cho sức khỏe của phổi thì bệnh phổi có thể sẽ đến với bạn ngay trong mùa đông này mà không cần báo trước
Nhung thoi quen khien phoi chet dan chet mon
Hút thuốc

Hút thuốc có hại cho sức khỏe, nhưng việc đầu tiên mà nhiều người làm ngay khi thức dậy vào buổi sáng là hút một điếu thuốc. Thậm chí, thực tế còn có người còn mở mắt thì đã bắt đầu hút thuốc khi đang nằm trên giường trước khi thức dậy.

Như mọi người đều biết, hút thuốc vào thời điểm này có hại cho cơ thể hơn hút thuốc bình thường. Chất nicotin trong thuốc lá sẽ trực tiếp đi vào phổi gây suy giảm chức năng phổi, không có lợi cho sức khỏe của phổi.

Nổi giận, bực mình, nóng nảy

Một số người dường như không thấy gì vui mắt khi vừa thức dậy vào buổi sáng, và trở nên cáu kỉnh liên tục, điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng trong ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của phổi.

Khi một người tức giận và xúc động sẽ gây ra tình trạng khó thở, các phế nang giãn nở liên tục, không thể nghỉ ngơi yên tĩnh và thư giãn bình thường, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của phổi.

Tính tình không tốt, tâm trạng không vui cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể và sự trao đổi chất của chúng ta, dễ bị ốm vặt, khả năng mắc bệnh ung thư tăng cao, dễ dẫn đến ung thư phổi.

Ăn uống không đúng cách

Nguyên tắc chung của chế độ ăn uống và thực phẩm tốt cho việc dưỡng phổi chính là ăn ít cay và ít đậm vị, chọn chế độ ăn nhạt, ít muối và tránh ăn quá mặn.

Bữa sáng rất quan trọng, phải ăn uống đầy đủ, ăn uống tùy tiện cũng trái với những điều kiện để chăm sóc sức khỏe của phổi.

Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng "Hoàng đế Nội kinh" có quan điểm cho rằng "ăn uống quá nhiều sẽ dẫn đến nghịch khí" và "uống những đồ uống dạng lạnh sẽ làm tổn thương phổi".

Nguyên tắc chung của chế độ dinh dưỡng bổ phổi là ăn ít cay và đặc, chọn chế độ ăn nhạt, ít muối và tránh ăn quá mặn, không ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng, nhất là đồ uống lạnh.

Tập thể dục buổi sáng quá sức

Tập thể dục buổi sáng là việc nên làm, nhưng nhiều người trung niên và cao tuổi đi tập thể dục buổi sáng trước khi mặt trời ló dạng, tập thể dục mất vài tiếng dễ dẫn đến mệt mỏi quá độ.

Cách tập thể dục buổi sáng quá sức, quá nhiều thời gian, không chỉ làm giảm khả năng miễn dịch mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của phổi.

Không tập thể dục, thể thao

Theo các chuyên gia, tập thể dục thể thao không chỉ giúp chúng ta có thân hình đẹp mà còn giúp tăng cường sức khỏe và hiệu suất hoạt động của phổi.

Khi tập luyện thường xuyên, các cơ bắp sẽ khỏe mạnh hơn và sẽ cần ít oxy hơn để hoạt động, nhờ đó mà thể lực chúng ta cũng được cải thiện.

Uống rượu

Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, chất cồn có trong rượu sẽ phá vỡ các liên kết protein, trong khi đó liên kết protein này có vai trò lưu thông khí trong phổi.

Khảo sát thực tế cho thấy, những người nghiện rượu có nguy cơ tăng gấp đôi khả năng mắc chứng viêm phổi so với những người không nghiện rượu.

Không đeo khẩu trang khi ra đường

Môi trường sống xung quanh ngày càng ô nhiễm. Việc phải tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, hóa chất độc hại... hàng ngày sẽ khiến phổi bị suy giảm chức năng. Phổi bị tích tụ các chất độc hại là tác nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi.

Mặc dù với tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay nhiều người vẫn có thói quen không sử dụng khẩu trang khi ra đường. Việc này khiến họ phải tiếp xúc nhiều hơn với khói bụi và chất độc hại ngoài không khí, chúng thâm nhập vào phổi và gây ra những tác hại cho sức khỏe.

Không uống đủ nước

Các nhà khoa học cho biết, cơ thể con người được cấu tạo phần lớn từ nước. Do đó, việc cung cấp nước cho cơ thể đầy đủ nước mỗi ngày là rất quan trọng. Nếu không uống đủ nước, nhiều cơ quan, đặc biệt là phổi, sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, những người không uống đủ nước sẽ có chất nhầy ở xoang mũi đặc hơn. Hơi thở có mùi và dễ mắc các bệnh về hô hấp hơn.

Không vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Việc không vệ nhà cửa thường xuyên sẽ khiến bụi tích tụ nhiều. Do đó, những người sống trong môi trường này sẽ dễ hít phải bụi bẩn, từ đó có thể gây hại phổi và dẫn đến các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe của gia đình, bạn hãy thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi sàn nhà, tường và các vật dụng xung quanh.

Lạm dụng phấn rôm cho trẻ nhỏ

Thực tế, nhiều phụ huynh thường có thói quen sử dụng phấn rôm như một “công cụ” để chống hăm cho trẻ. Tuy nhiên, các bác sĩ lại khuyến cáo không nên lạm dụng quá nhiều phấn rôm để tránh gây ảnh hưởng đến phổi. Bởi, thành phần chính của phấn rôm là bột talc, chất hóa học này là thủ phạm gây nên những rắc rối với đường hô hấp trẻ hít phải rất dễ gây viêm phổi.

Tập luyện gần những con phố đông đúc

Tập luyện thể thao là tốt nhưng cần tìm đến những nơi có không khí trong lành. Khi vận cộng, cơ thể sẽ hít vào một lượng không khí lớn hơn. Nếu không khí đó bị ô nhiễm thì phổi sẽ hít phải một lượng lớn hóa chất gây hại.

Do vậy, khi tập luyện, mọi người cần tránh tập ở các con phố đông đúc, gần nhà máy hay đường cao tốc. Hãy chọn những nơi có nhiều cây xanh như công viên.

Không bao giờ đến khám bác sĩ

Những người đã lâu hoặc chưa bao giờ đi khám phổi nên sắp xếp lịch hẹn để kiểm tra sức khỏe phổi. Tùy thuộc vào tuổi tác, lịch sử bệnh án mà mỗi người có thể phải thực hiện một số kiểm tra và xét nghiệm khác nhau. Cách này có thể giúp sàng lọc và phát hiện sớm những bất ổn của phổi.

Không hít thở sâu

Cuộc sống hàng ngày thường khiến chúng ta quên đi cách thở chính xác nhưng điều này rất cần thiết cho cơ thể. Bạn hãy dành và vài phút mỗi ngày để hít vào thật sâu và thở ra từ từ để thấy được hiệu quả tuyệt vời.

Bằng cách này, oxy đi vào phổi và đường thở của bạn tốt hơn. Trong thực tế, các bài tập thở đặc biệt là hít thở sâu sẽ giúp tăng cường sức khỏe phổi và giúp bạn thư giãn một cách hoàn hảo, đặc biệt là những lúc bạn cảm thấy căng thẳng hay mệt mỏi.

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Dù bạn có tin hay không, một chế độ ăn uống kém lành mạnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe lá phổi. Cơ thể cần vitamin và khoáng chất, phổi của bạn hấp thụ được tốt nhất từ thực phẩm lành mạnh.

Sử dụng trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống giúp cho phổi của bạn hoạt động tốt hơn. Đó là những thực phẩm giàu vitamin C và E, đặc biệt là trái cây họ cam, bơ và các loại hạt.

Không bảo vệ bản thân khỏi sự thay đổi bất thường của thời tiết

Tiếp xúc với mưa hoặc nhiệt độ thấp là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh cúm và virus. Khi bị cảm cúm hoặc bị dị ứng do thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe phổi của bạn.

Để tránh điều này, hãy bổ sung vitamin C để tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ bạn khỏi virus tồn tại trong môi trường. Và nếu có thể, hãy chuẩn bị sẵn phương án phòng khi mưa nắng bất chợt, đảm bảo cơ thể không phải thay đổi quá đường đột dễ dẫn đến những trận ốm nặng nề.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi, đừng bỏ qua kẻo ân hận

Những dấu hiệu tưởng chừng vô hại dưới đây nhưng lại chính là lời cảnh báo 2 lá phổi của bạn đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là ung thư phổi.

Dau hieu canh bao ung thu phoi, dung bo qua keo an han
Ảnh minh họa: Internet.  

Nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi

Nói đến nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi, không thể không kể đến các nguyên nhân sau đây:

Thuốc lá và khói thuốc lá: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi . Tại các nước phát triển, 90% ca tử vong ở nam giới do ung thư phổi có nguyên nhân từ khói thuốc lá và con số này là 70% ở phụ nữ.

Ô nhiễm không khí, khói bụi: 1-2% số trường hợp mắc ung thử phổi xuất phát từ ô nhiễm không khí do tiếp xúc nhiều với không khí độc hại.

Do gen di truyền: Khoảng 8% số ca ung thư phổi có nguyên nhân tới từ các yếu tố di truyền. Do khả năng kết hợp gen, một người có quan hệ họ hàng với người bị ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên 2,4 lần

Nguyên nhân khác như môi trường làm việc, tính chất công việc tiếp xúc nhiều với các chất hóa học, bụi bẩn...

Dau hieu canh bao ung thu phoi, dung bo qua keo an han-Hinh-2
Bệnh phổi gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, trong đó có việc sụt cân đột ngột. Trong tình huống này, sụt cân không phải là loại bỏ lượng mỡ thừa trong cơ thể. Tình trạng viêm phổi có thể gây suy giảm trọng lượng các nhóm cơ, khiến chúng không phát triển theo đúng trình tự. Ảnh minh họa: Internet 

Những dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi:

Thiếu năng lượng: Bạn có cảm thấy mệt mỏi với những công việc hàng ngày vẫn làm? Các tế bào cần oxy để tạo ra năng lượng giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Khi phổi không cung cấp đủ oxy cho cơ thể, bạn phải làm việc gắng sức, gây mệt mỏi, uể oải.

Thở nặng nhọc: Khó thở hoặc thở khò khè có thể không phải là một triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên khó thở sau khi đi/ chạy lên cầu thang trong khi trước đây bạn không bị như vậy thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ sớm. Bởi những triệu chứng này rất có thể do một khối u ở phổi gây ra, cản trở việc hô hấp của bạn.

Mất tập trung, bối rối: Bạn có biết não bộ sử dụng 15-20% lượng oxy trong cơ thể? Điều này là do chúng cần oxy để suy nghĩ thông suốt, tỉnh táo hơn. Do vậy, nếu phổi không cung cấp đủ oxy, đồng thời nồng độ carbon dioxide (CO2) cao, có thể khiến bạn buồn ngủ, làm mất tập trung và suy nghĩ lộn xộn.

Sưng và đau ở một chân: Nhiều người không hề nghĩ đây là một trong những triệu chứng của bệnh phổi. Nhưng Bác sĩ Andrea McKee, Trưởng khoa Ung thư tại Trung tâm Ung thư Sophia Gordon ở Burlington, Massachusetts cho biết, dấu hiệu này có thể cảnh báo bạn bị huyết khối tĩnh mạch sâu, cục máu đông ở chân.

Nguy cơ ở đây là cục máu đông có thể vỡ ra và xâm nhập vào phổi, gây ra tình trạng thuyên tắc phổi. Cục máu đông trong phổi có thể chặn lưu lượng máu và gây ra các vấn đề khác như khó thở và đau tức ngực.

Dau hieu canh bao ung thu phoi, dung bo qua keo an han-Hinh-3
Sưng và đau ở một chân: Nhiều người không hề nghĩ đây là một trong những triệu chứng của bệnh phổi. Nhưng Bác sĩ Andrea McKee, Trưởng khoa Ung thư tại Trung tâm Ung thư Sophia Gordon ở Burlington, Massachusetts cho biết, dấu hiệu này có thể cảnh báo bạn bị huyết khối tĩnh mạch sâu, cục máu đông ở chân. Ảnh minh họa: Internet 

Ho ra máu: Đây là dấu hiệu thường thấy nhất ở người mắc bệnh ung thư phổi, đặc biệt là đối tượng hút thuốc. Cả hai dạng ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào không nhỏ đều có thể xuất hiện triệu chứng này.

Các nguyên nhân khác có thể khiến bạn bị ho ra máu là bị bệnh nhiễm trùng, lao, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh tim mạch.

Sụt cân: Bệnh phổi gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, trong đó có việc sụt cân đột ngột. Trong tình huống này, sụt cân không phải là loại bỏ lượng mỡ thừa trong cơ thể. Tình trạng viêm phổi có thể gây suy giảm trọng lượng các nhóm cơ, khiến chúng không phát triển theo đúng trình tự.

Móng tay chuyển sang màu xanh: Theo dõi tình trạng tím tái ở môi, móng tay và da, có thể khiến chúng chuyển sang màu xanh, xám hoặc tím đậm là dấu hiệu của bệnh về phổi tiến triển. Khi thấy những dấu hiệu này bạn cần được khám chuyên gia để được tư vấn và chẩn đoán.

Dau hieu canh bao ung thu phoi, dung bo qua keo an han-Hinh-4
Ung thư phổi được đánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm. Bệnh xuất phát từ các tế bào bị đột biến trong đường dẫn khí ở các mô phổi. Những tế bào này có tốc độ phát triển tương đối nhanh cho nên hướng điều trị bệnh phụ thuộc nhiều vào đặc tính của tế bào cũng như tốc độ di căn của bệnh. Ảnh minh họa: Internet

Đau lưng và vai: Đau vùng lưng sau phổi, vai, hoặc thậm chí đau ngực, có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư phổi. Ngoài ra, đây còn là những triệu chứng liên quan tới bệnh viêm màng phổi hoặc tràn màng khí ở phổi.

Nếu cơn đau này mạnh hơn và kéo dài hơn hẳn so với những cơn đau lưng thông thường, hoặc nếu bạn thường xuyên gặp phải triệu chứng này, hãy nhanh chóng đi khám để chẩn đoán và điều trị sớm.

Da xanh xao: Thông thường, các tế bào máu đỏ vận chuyển oxy tới các mô trong cơ thể, khiến làn da khỏe mạnh, hồng hào. Tuy nhiên, những bộ phận không nhận đủ oxy cần thiết như môi, ngón tay sẽ trở nên xanh xao. Điều này càng rõ rệt hơn ở những người mắc bệnh phổi ở giai đoạn cuối.

Dau hieu canh bao ung thu phoi, dung bo qua keo an han-Hinh-5
Bạn có cảm thấy mệt mỏi với những công việc hàng ngày vẫn làm? Các tế bào cần oxy để tạo ra năng lượng giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Khi phổi không cung cấp đủ oxy cho cơ thể, bạn phải làm việc gắng sức, gây mệt mỏi, uể oải. Ảnh minh họa: Internet. 
Giọng nói thay đổi: Hãy chú ý nếu những người xung quanh nhận xét về giọng nói của bạn thay đổi. Nó có thể đơn giản là do cảm lạnh, nhưng khàn giọng kéo dài vài tuần có thể là một trong những triệu chứng nghiêm trọng hơn của bệnh phổi.

Điểm trên cơ thể giúp nhận biết phổi của bạn đang kêu cứu

Nếu có các biểu hiện như da mặt xấu đi, đau tức ngực, ngón tay phình to, bạn có thể đang mắc bệnh liên quan tới phổi, cần đi khám bác sĩ. 

Ngày nay, số ca bệnh liên quan tới phổi ngày càng tăng lên, mọi người cũng vì thế luôn lo lắng liệu phổi của mình có khỏe mạnh không.

Mai Phương bị ung thư phổi: Ngừa bệnh thế nào?

(Kiến Thức) - Thông tin diễn viên Mai Phương mới 33 tuổi đã mắc ung thư phổi giai đoạn cuối khiến nhiều người lo lắng. Để phòng ngừa bệnh phổi, bạn nên tránh xa những nơi có khói thuốc và bổ sung một số thực phẩm làm sạch phổi.

Dien vien Mai Phuong bi ung thu phoi: Ngua benh the nao?

90% bệnh nhân ung thư phổi là những người đã và đang hút thuốc lá. Do đó, điều tiên quyết khi phòng ngừa ung thư phổi là không được hút thuốc lá, và tránh xa nơi có khói thuốc. Hãy chọn môi trường làm việc an toàn.

Dien vien Mai Phuong bi ung thu phoi: Ngua benh the nao?-Hinh-2
Ngoài khói thuốc lá, khói dầu nhà bếp cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi bởi một số thành phần có trong dầu thực vật khi chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư. Bạn cần hạn chế tối đa khói dầu cả trong bếp gia đình. 
Dien vien Mai Phuong bi ung thu phoi: Ngua benh the nao?-Hinh-3
Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung những thực phẩm có tác dụng thanh lọc, giải độc, làm sạch phổi mạnh nhất mà chúng ta nên bổ sung nhiều hơn vào thực đơn ăn uống, đặc biệt là đối với người hút thuốc.
Dien vien Mai Phuong bi ung thu phoi: Ngua benh the nao?-Hinh-4
Tỏi: Hàm lượng allicin cao trong tỏi làm giảm viêm và chống nhiễm trùng. Nó phá bỏ các tế bào gốc tự do và có thể giúp cải thiện bệnh hen suyễn. Gần đây, một nghiên cứu từ tạp chí Nghiên cứu Phòng chống Ung thư cho biết ăn tỏi sống hai lần một tuần làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi một nửa.
Dien vien Mai Phuong bi ung thu phoi: Ngua benh the nao?-Hinh-5
Nghệ và gừng: Gừng có chức năng kháng viêm sẽ làm sạch những chất ô nhiễm còn sót lại trong phổi - nguyên nhân dẫn tới các vấn đề sức khỏe. Tương tự gừng là nghệ. Nghệ có đặc tính kháng viêm, bổ sung thêm một lượng lớn curcumin giúp loại bỏ các tế bào ung thư.
Dien vien Mai Phuong bi ung thu phoi: Ngua benh the nao?-Hinh-6
Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, folate, carotenoids và phytochemical chống lại các yếu tố gây hại trong phổi. Loại rau xanh này có một hợp chất hoạt tính được gọi là L-sulforaphane, giúp các tế bào chuyển sang các gen chống viêm để ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp.
Dien vien Mai Phuong bi ung thu phoi: Ngua benh the nao?-Hinh-7
Mộc nhĩ chứa chất kết dính mạnh, có thể làm nhuận phổi, làm sạch máu, nếu ăn thường xuyên có thể làm sạch "rác" trong cơ thể, thải độc phổi hiệu quả.
Dien vien Mai Phuong bi ung thu phoi: Ngua benh the nao?-Hinh-8
Mật ong: Là sản phẩm thiên nhiên vô cùng tốt với sức khỏe. Mật ong vị ngọt, tính bình, có thể nhuận phổi, giải độc, bổ trung, sử dụng mật ong thường xuyên giúp trị ho, trị chứng khô phổi.
Dien vien Mai Phuong bi ung thu phoi: Ngua benh the nao?-Hinh-9
Chanh: Chứa hàm lượng vitamin B1, vitamin B2, vitamin C cao, ngoài ra còn có nhiều thành phần có tính kiềm cao như axit hữu cơ, axit citric. Tính chất kiềm của chanh có thể giúp trị ho, ngừa đờm, thải độc phổi hiệu quả.
Dien vien Mai Phuong bi ung thu phoi: Ngua benh the nao?-Hinh-10
Bạc hà: Là loại thảo mộc có tinh dầu, có mùi thơm dịu, có tác dụng làm dịu các bệnh về đường hô hấp như ho, cảm lạnh, viêm họng, xoang hữu ích.
Dien vien Mai Phuong bi ung thu phoi: Ngua benh the nao?-Hinh-11
Nho: Các thành phần hoạt tính có trong nho có thể giúp cải thiện tỷ lệ trao đổi chất của tế bào, giúp tế bào phổi thải độc tố hiệu quả. Vì vậy, những người thường xuyên hút thuốc hoặc ngửi nhiều khói thuốc nên chăm chỉ ăn nho để làm sạch phổi.
Dien vien Mai Phuong bi ung thu phoi: Ngua benh the nao?-Hinh-12
Củ cải: Đây được coi là nhân sâm trắng và có tác dụng thải độc phổi hiệu quả. Trong Đông y, đại tràng và phổi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thải độc của phổi phụ thuộc vào độ trơn tru trong vận động của đại tràng, và củ cải có thể giúp đại tràng tăng cường bài tiết.
Dien vien Mai Phuong bi ung thu phoi: Ngua benh the nao?-Hinh-13
Cà rốt: Mỗi người một ngày cần nạp 10 mg carotene tự nhiên, và ăn cà rốt có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp, đặc biệt là có tác dụng bảo vệ hiệu quả.
Dien vien Mai Phuong bi ung thu phoi: Ngua benh the nao?-Hinh-14
Nấm đông cô, hoa bách hợp đều có tác dụng dưỡng phổi, tư âm, giúp phổi thải độc tốt. Ảnh: Internet.

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.