Những thói quen khiến Facebook dễ bị hack

Dùng mật khẩu dễ đoán, không đặt xác thực 2 bước là thói quen sử dụng mạng xã hội của nhiều người.

Tài khoản mạng xã hội hay bất cứ tài khoản trên mạng nào khác có thể dễ dàng lọt vào tay kẻ xấu nếu người dùng không để ý, không quan tâm hoặc không sử dụng các phương pháp bảo đảm an toàn.
Dùng mật khẩu dễ đoán
Nếu bạn muốn Facebook của mình dễ bị hack, không cách nào đơn giản hơn việc dùng mật khẩu dễ đoán kiểu như: 123456, ngày tháng năm sinh, hoặc họ tên của chính mình.
Những mật khẩu dạng này rất dễ bị lộ. Công cụ dò tìm mật khẩu tự động hoặc ai đó quen biết bạn có thể dễ dàng đoán ra.
Mật khẩu càng ngắn càng dễ đoán. Ngoài ra, chỉ sử dụng ký tự chữ trong từ điển, bỏ qua các biểu tượng và số phức tạp cũng khiến mật khẩu tài khoản dễ bị đánh cắp.
Không dùng xác thực hai bước
Phương pháp xác thực hai bước (Two-Factor Authentication) là cách bảo vệ tài khoản Facebook tốt nhất dù người dùng phải tốn thêm chút ít thời gian.
Để dễ hình dung, kiểu định danh này ngoài yêu cầu nhập khẩu thông thường còn đòi hỏi thêm mã xác nhận được gửi trực tiếp vào điện thoại người dùng.
Tuy nhiều người thấy rằng cách thức bảo vệ này rườm rà, tốn thời gian nhưng lại giúp bảo vệ tài khoản rất an toàn.
Bạn dễ dàng trao tài khoản Facebook của mình cho kẻ xấu nếu không để ý.
Bạn dễ dàng trao tài khoản Facebook của mình cho kẻ xấu nếu không để ý. 
Nhấp vào tất cả các liên kết
Thói quen này không sớm thì muộn cũng khiến người dùng lao đao. Liên kết (link) là cách thông dụng nhất để hướng người dùng tới các trang web độc hại.
Các đường link có thể được gửi qua e-mail, tin nhắn mạng xã hội, dạng quảng cáo bật ra, thậm chí còn có cả trang web đăng nhập Facebook giả mạo được thiết kế như thật.
Nhấp vào tất cả đường link này hoặc đăng nhập không suy nghĩ vào các trang web lừa đảo là con đường ngắn nhất đánh mất tài khoản mạng xã hội và thông tin cá nhân của bạn.
Thói quen lưu thông tin đăng nhập
Lưu thông tin đăng nhập trong phần ghi nhớ “Remember Me” là cách tiện lợi nhất để lần tới bạn vào trang web đó không phải đăng nhập lần nữa.
Tuy nhiên, nếu giữ thói quen này trên máy tính công cộng như trường học, thư viện hay tại nhà bạn bè, tài khoản của bạn sẽ bị tiếp cận dễ dàng bởi bất kỳ ai đó.
Buông lỏng tài khoản e-mail
Mỗi cá nhân thường sử dụng một địa chỉ e-mail để đăng nhập vào nhiều trang web trên mạng, gồm mạng xã hội, trang việc làm, dịch vụ tài chính, ngân hàng, các tài nguyên, dịch vụ hỗ trợ online… Nếu địa chỉ e-mail này bị mất, kẻ xấu sẽ có cách chiếm quyền tất cả các tài khoản trên.
Việc buông lỏng quản lý e-mail khi không dùng phương pháp xác thực hai bước, không sử dụng các công cụ tăng cường bảo mật của nhà cung cấp dịch vụ e-mail, hoặc không trả lời các câu hỏi thông tin cá nhân để lấy lại mật khẩu rất dễ khiến e-mail bị đánh cắp.
Kết nối ứng dụng bừa bãi
Kết nối ứng dụng và game với tài khoản mạng xã hội rất tiện cho giải trí nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Các game mới trên Facebook thường đòi hỏi quyền truy cập vào danh sách liên lạc, ngày sinh nhật, lịch sử công việc, và nhiều thông tin cá nhân khác.
Thậm chí có những game yêu cầu quyền truy cập không hề liên quan tới tính năng của game đó. Nếu chấp nhận tất cả các yêu cầu này, vô tình chung bạn đã mở toang cánh cửa cho kẻ xấu lọt vào nhà.
Bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo
Tương tự, việc bỏ qua các cảnh báo truy cập không mong muốn vào tài khoản, tự làm theo e-mail reset mật khẩu mà bản thân không yêu cầu, hoặc bạn bè báo Facebook của bạn có status lạ cũng rất dễ mất tài khoản.
Đừng chờ tới khi kẻ xấu đã chiếm tài khoản bạn mới để tâm tới các biện pháp trên. Ngoài ra, cũng cần lưu ý không chia sẻ thông tin nhạy cảm, không cung cấp thông tin tài khoản cho người khác, và không quá dễ dàng kết bạn với người lạ trên mạng xã hội.

Hàng chục người cai Facebook chưa tới 6 tiếng đã không chịu nổi

Đó là một trong những kết quả nghiên cứu thực nghiệm “72 giờ không Facebook” của Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS).

Chia sẻ kết quả nghiên cứu của VPIS, TS tâm lý Trần Thành Nam cho biết: Báo cáo Tác động tâm lý của MXH với tâm lý người dùng 2017 là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam sử dụng phương pháp thực nghiệm 72 giờ không Facebook với 66 khách thể để đo lường sự thay đổi trạng thái tâm lý của người tham gia và mức độ gắn bó với Facebook sau 3 ngày.
Hang chuc nguoi cai Facebook chua toi 6 tieng da khong chiu noi
TS tâm lý Trần Thành Nam - Đồng trưởng Ban nghiên cứu Internet & Cuộc sống, Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội. Ảnh: Huyên Nguyễn 
Kết quả đáng chú ý là gần 43,1% người tham gia thực nghiệm đã vi phạm cam kết ngay sau 6 tiếng đầu tiên tham gia.
Những người tham gia cảm thấy mất kết nối với bạn bè, lạc hậu do không nắm được các thông tin đang diễn ra và luôn bứt rứt, thiếu thốn một thứ gì đó.
Facebook đang trở thành một "ngôi làng toàn cầu”, tạo cơ hội kết nối và tương tác hoản hảo để giao tiếp và liên lạc trong kỷ nguyên số.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, lợi ích của Facebook đối với học sinh, sinh viên giúp các em trong quá trình học tập vì hiện nay hầu hết tất cả lớp học, quá trình giảng dạy, trao đổi với nhau, thực hành làm bài tập nhóm đều sử dụng mạng xã hội để huy động, kết nối nhiều nguồn lực hay thông tin cùng lúc nhiều người.
Ngoài những lợi ích không thể phủ nhận của Facebook và Internet thì nó cũng có những mặt trái, tác động tiêu cực khôn lường. Các số liệu cho thấy, những hệ quả tiêu cực nhiều hơn tích cực. Các yếu tố tích cực thì thường chỉ là ngắn hạn, ứng phó nhất thời.
Hang chuc nguoi cai Facebook chua toi 6 tieng da khong chiu noi-Hinh-2
 

Facebook đang thử nghiệm bình luận có màu

Hiện tại facebook đang thử nghiệm bình luận có màu, nhằm đáp ứng đa dạng hiệu ứng của bình luận tạo ra sự thú vị cho người dùng.

Có bao giờ bạn mong muốn có thể tạo ra những bình luận có màu sắc trên Facebook để phù hợp với trạng thái của bạn? Facebook đang biến điều này thành hiện thực khi tiến hành thử nghiệm bổ sung màu sắc vào trong các bình luận của người dùng.