![]() |
Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của BCG |
![]() |
Kế hoạch 2022-2026 của BCG |
![]() |
![]() |
![]() |
Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của BCG |
![]() |
Kế hoạch 2022-2026 của BCG |
![]() |
![]() |
Kế hoạch lãi nhảy vọt 302% từ bất động sản, xây dựng và năng lượng
Cụ thể, BCG đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 5.375 tỷ đồng, tăng vọt 289,76% so với năm 2020.
Lợi nhuận trước thuế 1.008 tỷ đồng và lãi sau thuế 806,4 tỷ đồng, đều nhảy vọt 302,5% so với năm 2020.
Với kế hoạch đó, BCG đưa ra mức cổ tức 12% (tăng thêm 2% so với mức chia 10% của năm 2020).
Theo ban lãnh đạo BCG, nguồn thu chính trong năm 2021 này là 3 mảng bất động sản, xây dựng và năng lượng. Trong đó, kế hoạch lợi nhuận của mảng bất động sản là 640 tỷ đồng, mảng xây dựng là 280 tỷ đồng và mảng năng lượng là 266 tỷ đồng.
BCG cũng lên kế hoạch tăng vốn gấp gần 4 lần, từ 1.360 tỷ đồng lên mức 5.063 tỷ đồng trong năm 2021. Trong đó, BCG sẽ phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 2%); Chào bán thêm 148,77 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 2:1 cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu.
Trong năm 2021, BCG Energy sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển các dự án điện mặt trời, điện gió đã được quy hoạch để tăng tổng tài sản công ty nói riêng và tạo dòng doanh thu ổn định cho giai đoạn 2021-2025. Ở mảng bất động sản, BCG Land tiếp tục hoàn thiện xây dựng các dự án King Crown Village, Mailibu Hội An, triển khai dự án King Crown Infinity và Amor Riverside Villa, Casa Marina Premium, Hoian D’or. Đồng thời, mở rộng quỹ đất và hoàn thiện pháp lý một số dự án mới.
Theo đó, BCG Financial có vốn điều lệ 400 tỷ đồng, trong đó Bamboo Capital góp 320 tỷ đồng tương đương 80% vốn.
BCG Financial hoạt động chính trong lĩnh vực tài chính là mua bán, tư vấn và môi giới mua bán nợ. Bamboo Capital uỷ quyền cho ông Phạm Minh Tuấn, bà Hoàng Thị Minh Châu, ông Nguyễn Mạnh Chiến là người đại diện phần vốn góp tại BCG Financial.
![]() |
Bamboo Capital là tập đoàn đa ngành với hơn 30 công ty thành viên là liên kết, hoạt động trên 4 lĩnh vực chính 4 mảng hoạt động chính bao gồm: Sản xuất & Nông nghiệp; Phát triển hạ tầng & Bất động sản; Xây dựng & Thương mại; Năng lượng tái tạo. Hiện tại, BCG đang tập trung vào ba mảng kinh doanh lớn là bất động sản (BCG Land), năng lượng tái tạo (BCG Energy) và xây dựng (Tracodi).
Kết quả kinh doanh quý II/2021 cho thấy BCG tăng trưởng vượt bậc với doanh thu 814 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ. Khấu trừ giá vốn, Công ty lãi gộp hơn 302,5 tỷ đồng, cao gấp 14 lần so với con số thu về trong quý II/2020. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, BCG đạt 1.449 tỷ doanh thu, tăng 60% và hơn 478 tỷ lợi nhuận sau thuế, tăng cao gấp 18 lần cùng kỳ năm 2020.
Năm 2021, BCG đặt mục tiêu tham vọng với doanh thu thuần 5.375 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 806,4 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng lần lượt 190% về doanh thu và 203% về lợi nhuận.
Trong năm nay, BCG sẽ tăng vốn từ 1.360 tỷ đồng lên 5.063 tỷ đồng bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 2%); Chào bán 2:1 thêm 148,77 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá dự kiến 12.000 đồng/cổ phiếu.
Được biết, FiinRatings vừa mới công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm dài hạn nhà phát hành của Bamboo Capital. Kết quả xếp hạng tín nhiệm cho thấy Bamboo Capital đạt mức “BB” với triển vọng tích cực.
FiinRatings đánh giá triển vọng tích cực đối với BCG phản ánh tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn của một doanh nghiệp mới gia nhập lĩnh vực năng lượng tái tạo và bất động sản.
Triển vọng tích cực cũng thể hiện kỳ vọng của FiinRatings rằng tính linh hoạt tài chính của BCG sẽ được cải thiện khi các dự án năng lượng tái tạo và các dự án bất động sản bắt đầu mang lại dòng tiền ổn định từ năm 2021 cũng như các kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu của BCG.
Cụ thể, trong danh sách dự kiến trình ĐHĐCĐ 2022 sắp tới đây có 7 thành viên HĐQT gồm: Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Nguyễn Hữu Đặng, ông Lưu Đức Khánh, ông Nguyễn Thành Đô, bà Nguyễn Thị Tâm, ông Kim Byoungho (TV độc lập) và ông Lê Mạnh Dũng (TV độc lập).
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo hiện đang là Phó Chủ tịch thường trực HĐQT. Đồng thời, bà Thảo hiện còn giữ chức vụ Tổng Giám đốc của CTCP Hàng không Vietjet (VJC); Phó Chủ tịch thường trực HĐTV HD SAISON; Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Sovico; Chủ tịch HĐTV của Công ty TNHH Đầu tư Hướng dương Sunny và Công ty TNHH GalaxyOne.
Ông Nguyễn Hữu Đặng ngoài chức danh Phó Chủ tịch HDBank, còn là Thành viên HĐQT của HD SAISON và Tổng Giám đốc GalaxyOne.
Ông Lưu Đức Khánh là thành viên HĐQT Vietjet, CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn và Chủ tịch Ban Đại diện Quỹ đầu tư Chứng khoán Năng động DC.
Còn lại, ông Nguyễn Thành Đô không phải là thành viên chủ chốt của bất cứ doanh nghiệp nào khác ngoài HDBank.
Bà Nguyễn Thị Tâm hiện tại cũng là thành viên HĐQT HDBank, và được dự kiến bầu thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới 2022-2027.
Trong danh sách nhân sự dự kiến ông Kim Byoungho - Cố vấn cấp cao IFC và ông Lê Mạnh Dũng - Trưởng đại diện Việt Nam DEG là 2 cái tên mới so với nhiệm kỳ trước.
Danh sách nhân sự dự kiến bầu vào HĐQT và BKS HDBank nhiệm kỳ 2022-2027 Nguồn: HDBank |
Đáng chú ý là trong danh sách thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới không còn tên của Chủ tịch Lê Thị Băng Tâm. Liệu rằng có sự thay đổi tại vị trí "ghế nóng" của HDBank?
Theo khoản 4, Điều 34 của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các Tổ chức tín dụng có hiệu lực ngày 15/01/2018 đã quy định rất rõ về những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ: "Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của Tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác".
Ngay sau khi Luật trên có hiệu lực hàng loạt các “ông lớn” như: Ông Vũ Văn Tiền đã chọn làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn GELEXIMCO và rời ghế Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình, Bà Nguyễn Thị Nga rời ghế Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank) để đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG… nhưng bà Lê Thị Băng Tâm vẫn giữ vị trí Chủ tịch HĐQT tại HDBank và CTCP Sữa Việt Nam.
Phải chăng bà Lê Thị Băng Tâm đã chọn chỉ ngồi "ghế nóng" tại Vinamilk để phù hợp với quy định pháp luật?
Bà Lê Thị Băng Tâm - Chủ tịch HĐQT HDBank và Vinamilk. |
Năm 2022, HDBank đề ra kế hoạch lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng 21% so với năm 2021, lần lượt đạt 9,770 tỷ đồng và 7,816 tỷ đồng.
Mục tiêu đến 31/12/2022, tổng tài sản Ngân hàng sẽ tăng 18% so với đầu năm, đạt 440,439 tỷ đồng; vốn điều lệ tăng 27% lên mức 25,503 tỷ đồng. Tổng huy động vốn cũng dự kiến tăng 17%, trong đó, huy động khách hàng và phát hành giấy tờ có giá tăng 23%. Tổng dư nợ dự kiến tăng 20%, lên mức 256,060 tỷ đồng và không vượt quá hạn mức tăng trưởng do Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Ngân hàng sẽ kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng dưới 2%.