Những bộ phận của thịt lợn ít dinh dưỡng, chứa nhiều độc tố

(Kiến Thức) - Thịt lợn là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của người Việt. Tuy nhiên, không phải tất cả bộ phận của lợn đều chứa các chất dinh dưỡng.

Có những bộ phận của lợn vừa ít dinh dưỡng lại chứa nhiều độc tố không tốt cho sức khỏe của người ăn. Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng chúng ta không nên ăn gan, phổi, óc, mỡ, bì của heo.
Não
Mặc dù não lợn được xem là món ăn bổ dưỡng, vì chứa canxi, phốt pho, sắt và một số thành phần khác. Nhưng ngược lại, thành phần cholesterol lại rất cao. Thông thường một cái não lợn nặng 100g chứa khoảng 3000mg cholesterol - lượng tiêu thụ đủ cho 10 ngày.
Nhung bo phan cua thit lon it dinh duong, chua nhieu doc to
 
Bên cạnh đó, nếu ăn quá nhiều não lợn, chúng ta sẽ bị ngộ độc kim loại nặng.
Gan lợn
Gan là bộ phận đảm nhiệm chức năng giải độc trong cơ thể. Thức ăn khi đi vào cơ thể sẽ phải đi qua gan để loại bỏ các độc tố. Tuy nhiên, ít nhiều vẫn sẽ có những chất độc hại lưu lại tại gan.
Nhung bo phan cua thit lon it dinh duong, chua nhieu doc to-Hinh-2
 
Gan lợn chứa các chất tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi, các hợp chất và kim loại nặng. Ngoài ra, gan heo còn chứa rất nhiều cholesterol. Chính vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều gan heo để tránh gây tổn hại đến sức khỏe.
Lòng lợn
Ruột, hay còn gọi là lòng lợn, chứa nhiều cholesterol gây ra nhiều vấn đề với người bị tiểu đường, tim mạch hay các bệnh về chuyển hóa. Ăn nhiều lòng lợn còn có thể gây bệnh gout, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, làm tăng mỡ máu.
Ruột già là hệ thống tiêu hóa của lợn. Thức ăn của lợn sẽ được tiêu hóa và hấp thụ qua bộ phận này. Vì vậy nó đã trở thành nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và phân. Nếu chế biến lòng lợn không hợp vệ sinh, nó sẽ nhiễm rất nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại cho con người.
Ngoài ra, tình trạng sử dụng các loại hóa chất để tẩy mùi và làm trắng lòng lợn làm tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể người ăn.
Tiết lợn
Nhung bo phan cua thit lon it dinh duong, chua nhieu doc to-Hinh-3
 
Có rất nhiều món ăn ngon và nổi tiếng cần sử dụng tiết lợn. Tiêu thụ tiết lợn thích hợp giúp chúng ta thải độc tố ra khỏi cơ thể, nhưng nếu ăn phải lợn chết, lợn bệnh, trong máu chúng sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn. Chúng không thể bị giết bằng cách nấu ăn bình thường.
Phổi heo
Giống như gan, phổi cũng là nơi tích tụ rất nhiều độc tố. Hơn nữa, heo thường có thói quen hít thở sát đất nên những bụi bẩn, vi khuẩn sẽ lưu lại tại phổi heo rất nhiều. Ngoài ra, nếu bạn ăn phổi heo không xử lý, sơ chế đúng cách có thể bị ngộ độc.

4 loại nước uống trước bữa sáng, cực tốt cho người bệnh dạ dày

(Kiến Thức) - Những người bị các bệnh lý về dạ dày có thể tham khảo 4 loại nước nên uống nhất trong khoảng thời gian quý giá buổi sáng khi dạ dày còn trống.

Những người bị các bệnh lý về dạ dày cần đặc biệt chú ý khoảng thời gian trước lúc ăn sáng, bởi đó là khi dạ dày trống rỗng nên các đồ ăn thức uống đưa vào đầu tiên sẽ dễ được hấp thụ hơn và có thể tạo 1 lớp màng bảo vệ cho dạ dày, từ đó có thể giúp cải thiện tình trạng cúa các bệnh dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Sau đây là 4 loại nước nên uống nhất trong khoảng thời gian quý giá này:

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo biện pháp phòng bệnh sán lợn

(Kiến Thức) - Bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn bệnh, thịt lợn chưa nấu chín. 

Kinh dị món hamburger thịt sống của Đức không phải ai cũng dám ăn

(Kiến Thức) - Mett là một món hamburger thịt lợn sống truyền thống ở Đức khiến nhiều thực khách e dè không dám thử.

Kinh di mon hamburger thit song cua Duc khong phai ai cung dam an

Mett theo tiếng Đức có nghĩa là "thịt heo băm nhỏ" nên thành phần chính của món ăn này chẳng có gì ngoài thịt sống xay. Ở những vùng Đông Đức, Bắc Đức hay Berlin thì người ta còn gọi theo cách khác là Hackepeter.

Kinh di mon hamburger thit song cua Duc khong phai ai cung dam an-Hinh-2
Dù có tên gọi có thể khác nhau nhưng chúng đều có điểm chung là phục vụ thực khách bằng hương vị tươi sống nhất, không qua chế biến và làm chín.
Kinh di mon hamburger thit song cua Duc khong phai ai cung dam an-Hinh-3
Để làm Mett, người ta sẽ dùng thịt lợn tươi nhất để băm nhỏ. Theo pháp luật tại Đức, tỉ lệ mỡ bên trong mỗi phần Mett không được vượt quá 35% để đảm bảo an toàn sức khỏe cho thực khách.
Kinh di mon hamburger thit song cua Duc khong phai ai cung dam an-Hinh-4
Cũng nhờ thế mà món ăn cũng được cân bằng giữa cái béo và cái ngọt một cách hài hòa. Sau khi có thịt, gia vị được thêm thắt vào sẽ là chút muối, tiêu, tỏi và có thể là trứng để tăng độ béo thơm và kết dính cho món.
Kinh di mon hamburger thit song cua Duc khong phai ai cung dam an-Hinh-5
Chỉ cần trộn đều lên thì bạn đã hoàn thành xong phần Mett để phục vụ rồi đấy. Đơn giản trong nguyên liệu và cách chế biến nhưng món hamburger thịt lợn sống lại khiến nhiều người e dè và ngại ngùng.
Kinh di mon hamburger thit song cua Duc khong phai ai cung dam an-Hinh-6
Mett thường được ăn cùng với bánh mì hoặc sandwich. Thịt sẽ trét đều lên bánh và rải thêm tiêu, hành tây để gia giảm hương vị cho đỡ mùi tanh. 
Kinh di mon hamburger thit song cua Duc khong phai ai cung dam an-Hinh-7
Đôi khi bơ hay phô mai sẽ tiếp vị để thực khách đỡ ngại miệng hơn. Và cũng vì thế mà Mett còn được xem là một kiểu hamburger độc đáo ở nước Đức. 
Kinh di mon hamburger thit song cua Duc khong phai ai cung dam an-Hinh-8
 
Kinh di mon hamburger thit song cua Duc khong phai ai cung dam an-Hinh-9

Mett ra đời ở Đức vào những năm 1970, ban đầu người ta thưởng thức trực tiếp món chứ không hề kết hợp cùng với bánh mì.

Kinh di mon hamburger thit song cua Duc khong phai ai cung dam an-Hinh-10
Những phần Mett truyền thống rất đầy đặn thịt và được tạo thành hình động vật để phục vụ trong các bữa tiệc. Tuy nhiên ngày nay, hương vị này đã phổ biến và trở thành một nét đặc sắc của ẩm thực đường phố tại Đức. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.