Nhu cầu bức thiết về nhà công vụ cho giáo viên miền núi

(Kiến Thức) - Hiện nay, đời sống của không ít giáo viên vùng cao gặp nhiều khó khăn về điều kiện sống, nhà ở tạm bợ. 

Clip chi tiết

Vượt hàng trăm cây số, cô giáo Đào Thị Nhàn ở huyện Cam Lộ lên công tác tại điểm trường Chai, trường Tiểu học Tà Long, huyện Đakrông đã 3 năm nay.
Đối với cô Nhàn, cuộc sống và công tác tại thôn Chai gặp không ít khó khăn. Những năm đầu, do thiếu thốn về cơ sở vật chất, không có điện thắp sáng, không hiểu tiếng các em nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Tất cả những điều đó, cô và các giáo viên nơi đây có thể vượt qua, nhưng mong muốn lớn nhất của họ là có được nơi ở không còn tạm bợ, dột nát.
Theo chính quyền huyện Đakrông, từ chương trình 30 của Chính phủ và chương trình kiên cố hóa trường lớp học đã giúp cho cơ sở hạ tầng của các trường từng bước được nâng lên, góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho giáo viên, giúp họ yên tâm công tác.
Huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên miền núi yên tâm công tác và gắn bó lâu dài với nghề nghiệp.
Huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên miền núi 
yên tâm công tác và gắn bó lâu dài với nghề nghiệp.
Từ năm 2008 đến nay, huyện đã xây dựng được 77 phòng ở công vụ cho giáo viên. Tuy nhiên, để các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa yên tâm công tác thì địa phương vẫn còn thiếu 68 phòng ở công vụ cho giáo viên.
Ông Nguyễn Sỹ Huấn - Phó Trưởng Phòng Giáo dục huyện Đakrông, Quảng Trị cho biết: Hiện nay chương trình kiên cố hóa trường lớp học đã hết tiếp tục kêu gọi hỗ trợ đầu tư của Chính phủ, chúng tôi tiếp tục đề nghị UBND huyện huy động nguồn vốn bằng nguồn vốn 30A của chính phủ để xóa điểm trường tạm, trường mượn xây dựng nhà ở công vụ cho giáo viên để giáo viên yên tâm công tác phục vụ tốt chuyên môn của mình.
Có thể thấy, nhu cầu được dạy học ở nơi có điều kiện tốt là điều chính đáng của mọi giáo viên. Lúc đó họ thêm yêu nghề, yêu mảnh đất nơi họ cống hiến. An cư lạc nghiệp có thể coi là giải pháp để giữ chân giáo viên gắn bó với giáo dục vùng cao. Từng bước góp phần phát triển toàn diện giáo dục, hướng đến sự phát triển lâu dài, bền vững.

Quảng cáo đồ điện tử như phim hành động

(Kiến Thức) - Màn quảng cáo đầy thú vị và hồi hộp với cảnh rượt đuổi đầy ngoạn mục khiến người xem vô cùng bất ngờ ở đoạn kết clip.

Đề xuất cấm xe khách giường nằm 2 tầng chạy hợp đồng

Từ ngày 1/1/2016, các doanh nghiệp vận tải sẽ không được sử dụng xe khách có giường nằm hai tầng để kinh doanh vận tải hành khách.


Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng ôtô vừa được Bộ GTVT đưa ra lấy ý kiến đóng góp, sau hàng loạt các vụ tai nạn xe khách giường nằm vừa xảy ra.

Video bạo lực đẫm máu ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - 12 người đã chết trong một cuộc bạo động của người Kurd chống trả lại sự trấn áp của lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ


Nhà nước Hồi giáo đang mở những đợt tấn công dữ dội vào thị trấn trọng yếu Kobani, phía bắc Syria, trong khi quân đội người Kurd huy động cả phụ nữ quyết tử chống phiến quân. 

Sống chậm ở vùng cao Cao Bằng

(Kiến Thức) - Anh chàng lái xe trẻ tuổi nhìn về phía dãy núi cao ngán ngẩm nói: "Anh ơi, chả có nhẽ phải chở đồ lên đến đỉnh núi kia ạ?"

Chiếc xe tải chở hơn 5 tấn hàng lại lì lợm leo dốc rồi đổ đèo, xe chở 25 thành viên đoàn từ thiện kiên nhẫn bám đuôi. Thành viên đoàn phải dành toàn bộ số nước khoáng dùng uống đi đường để tưới vào lốp và làm mát máy xe tải.
Xe tải chở những món quà từ các nhà hảo tâm khắp nơi đến với học sinh và người nghèo Phan Thanh.
 Xe tải chở những món quà từ các nhà hảo tâm khắp nơi đến với học sinh và người nghèo Phan Thanh.

Huyện Bảo Lạc dần dần nhỏ lại, đoàn xe càng ngày càng lên cao, đường vào xã Phan Thanh, huyện Bảo Lạc đang thi công dở dang, có nhiều đoạn đất đỏ vẫn lở xuống chắn ngang đường đi.

Giọng anh chàng lái xe tươi tỉnh hẳn: "Hình như chúng ta đang ở nơi cao nhất rồi thì phải".

Nơi cao nhất chính là Phe Khun, thuộc xã Phan Thanh, Bảo Lạc, độ cao gần 1.500 m so với mực nước biển. Từ đây nhìn xuống dòng sông Gâm và sông Neo chảy qua Bảo Lạc chỉ còn như sợi chỉ.

Ngọn núi Phe Khun sừng sững.
 Ngọn núi Phe Khun sừng sững.

Không căn cơ xem chính xác hai xe của đoàn đã trèo đèo hết bao lâu để đến với Phan Thanh, chỉ biết khi đến được trung tâm xã đã là 14h chiều. Người dân và học sinh cùng thầy cô giáo cũng như lãnh đạo địa phương đã chờ đoàn từ bao giờ.

Phan Thanh không khang trang, rực rỡ, cũng không đẹp lung linh nhưng làm tất cả chúng tôi ấm lòng vì những cái bắt tay và ánh mắt nồng hậu.

Trong ánh mắt thơ ngây của những em nhỏ vùng cao, trong nụ cười tươi tắn lộ những chiếc răng vàng của những người phụ nữ Mông, cả ở cái chau đôi lông mày cạo trắng lạ lẫm của cô gái Dao đều để lại dấu ấn.

Niềm vui nhận được quà từ đoàn từ thiện.
 Niềm vui nhận được quà từ đoàn từ thiện.

Thành viên đoàn nhanh chóng bốc, dỡ hàng hóa tập kết tại trung tâm xã, khoảng sân đất nện trước trụ sở ủy ban xã Phan Thanh người dân đã đứng kín.

Những món quà dành cho 490 em học sinh và 292 xuất quà dành cho 292 hộ nghèo đã phân loại sẵn được chia theo khu vực để tiện cho việc phân phối.
Những món quà dành cho 490 em học sinh và 292 xuất quà dành cho 292 hộ nghèo đã phân loại sẵn được chia theo khu vực để tiện cho việc phân phối. 
Theo chia sẻ của ông Nông Hữu Quyết, Bí thư Đảng ủy xã Phan Thanh: “Bà con biết tin có đoàn từ thiện nên đã chờ từ rất sớm. Có những hộ cách xa xã mấy chục cây số đã đi từ tờ mờ sáng ra đây chờ đoàn”.
Trao tặng quà tập trung tại trung tâm xã Phan Thanh.
 Trao tặng quà tập trung tại trung tâm xã Phan Thanh.

Đa số thành viên tập trung cho công tác trao tặng tại trung tâm xã. Một số thành viên được cán bộ địa phương dẫn đường đi vào các bản xa, nơi mà nhiều hộ dân đã không thể ra trung tâm xã để nhận quà.

Đoàn từ thiện đi xe máy băng rừng, trèo đèo, đi bộ đến trao tặng quà cho gia đình anh Hoàng A Ngài (45 tuổi) ở Phiêng Dịt, hộ nghèo nhất xã Phan Thanh.
 Đoàn từ thiện đi xe máy băng rừng, trèo đèo, đi bộ đến trao tặng quà cho gia đình anh Hoàng A Ngài (45 tuổi) ở Phiêng Dịt, hộ nghèo nhất xã Phan Thanh.

Thành viên Hoang Hanh, người trực tiếp được vào tận các hộ nghèo ở thôn Thẳm Thon A chia sẻ: "Hơn chục năm, sau chuyến đi tiếp xúc và gần gũi với bà con người dân tộc thiểu số ở Lào Cai, lần này tôi lại có dịp tiếp xúc và gần gũi với những người dân tộc thiểu số ở Phan Thanh. Vẫn là những người nom thiếu thốn hơn tôi, khốn khó hơn tôi gấp nhiều lần, thậm chí so với nơi Thủ đô được coi là văn minh mà tôi đang sống thì ở đây, mọi thứ đều như chậm đi rất nhiều nhịp".

Đoàn từ thiện vào thăm và trao tặng quà cho hộ gia đình anh Sùng A Vư ở Phiêng Dịt
 Đoàn từ thiện vào thăm và trao tặng quà cho hộ gia đình anh Sùng A Vư ở Phiêng Dịt 

Nơi đây, 5 giờ chiều trời đã nhá nhem tối. Khi những thành viên cuối cùng của đoàn đi trao quà ở các bản xa ló ra khỏi những rừng cây cũng là lúc mặt trời đã khuất sau dãy Phe Khun.

Đại diện đoàn từ thiện cùng lãnh đạo xã Phan Thanh trao quà cho gia đình chị Hoàng Thị Lê ở thôn Phiêng Dịt xong cũng là lúc trời vừa tối
Đại diện đoàn từ thiện cùng lãnh đạo xã Phan Thanh trao quà cho gia đình chị Hoàng Thị Lê ở thôn Phiêng Dịt xong cũng là lúc trời vừa tối 

Đêm Phan Thanh lặng yên, chỉ còn tiếng hát bên ngôi trường bán trú của những thành viên đoàn từ thiện, cùng các thầy cô giáo và học sinh vùng cao.

Câu nói của cô giáo vùng cao cắm bản nhắc nhớ chúng tôi: “Không ngại khó, không ngại khổ, chỉ mong sao có học sinh đến lớp…”

Lắng nghe chia sẻ của những cán bộ và thầy cô giáo vùng cao.
 Lắng nghe chia sẻ của những cán bộ và thầy cô giáo vùng cao.

Thời gian không đủ dài cho những cuộc hội ngộ, đoàn từ thiện cũng sớm phải trở lại với những bộn bề công việc và chuẩn bị cho những hành trình mới.

Cái nắm tay thật chặt của các những cán bộ và giáo viên vùng cao níu chân chúng tôi: “Đoàn giúp chúng tôi gửi những lời cảm ơn chân thành nhất đến những nhà hảo tâm ở dưới xuôi…”

Tạm biệt Phan Thanh, tạm biệt vùng đất khó. Chúng tôi lại trở về cung đường 461 km, vượt qua những Đèo Giàng, Đèo Gió, băng qua Khau Khang, Cao Bắc, Tài Hồ Sìn,…

Có thể sau chuyến đi này sẽ có nhiều hơn nữa những tấm lòng thiện tìm đến Phan Thanh, nơi đây còn nhiều điều đáng trăn trở, là nơi đáng được nhận nhiều sự quan tâm hơn nữa.

Nồi mèn mén của hộ dân nghèo nhất xã Phan Thanh ám ảnh đoàn từ thiện.
 Nồi mèn mén của hộ dân nghèo nhất xã Phan Thanh ám ảnh đoàn từ thiện.

Xin chân thành cảm ơn Qúy nhà hảo tâm luôn luôn quan tâm, trao gửi sự tin tưởng để chúng tôi mang những món quà và tình cảm yêu thương đến những nơi xa, đến với những hoàn cảnh kém may mắn, để cuộc sống này được sẻ chia nhiều hơn, ấm áp hơn.

Đúng như kế hoạch đã đề ra, ngày 01-03/11 đoàn từ thiện Báo điện tử Kiến Thức cùng Nhóm Sống Hướng Thiện và các nhà hảo tâm đã đến thăm và trao tặng quà cho 292 hộ nghèo và 490 học sinh nghèo xã Phan Thanh, Bảo Lạc, Cao Bằng

Xin chân thành cảm ơn Qúy nhà hảo tâm luôn luôn quan tâm, trao gửi sự tin tưởng để chúng tôi mang những món quà và tình cảm yêu thương đến những nơi xa, đến với những hoàn cảnh kém may mắn, để cuộc sống này được sẻ chia nhiều hơn, ấm áp hơn.

Dưới đây là danh sách nhà hảo tâm ủng hộ chuyến đi từ thiện này:

Mua chịu bánh, kẹo “thưởng” tết cho giáo viên

Vùng núi cao do điều kiện kinh phí còn khó khăn Hiệu trưởng phải mua chịu bánh kẹo Thưởng Tết cho giáo viên, mức Thuong Tet giáo dục năm 2014đã khiến nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên miền núi không khỏi chạnh lòng.

Trong chuyến công tác tại các huyện miền núi Thanh Hóa, PV đã có dịp lắng nghe những câu chuyện "thưởng" tết “cười ra nước mắt” đối với giáo viên vùng cao.
Nhiều người khi đề cập đến vấn đề này còn lắc đầu ngán ngẩm bởi chỉ cần nhắc đến nó thôi đã là một ý nghĩ quá "xa xỉ" đối với họ. Nhiều giáo viên vùng xuôi có thâm niên lên miền núi công tác, nhiều người chỉ mong tết đến để được về đoàn tụ với gia đình…