Nhóm hàng không dần phục hồi sau thời gian 'đứng hình' do Covid-19

(Vietnamdaily) - Chứng khoán Bản Việt (VDSC) dự báo lượng hành khách của HVN và VJC sẽ vượt qua mức trước COVID-19, khi nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không trong nước tăng mạnh.

VCSC duy trì quan điểm tích cực đối với sự phục hồi của ngành hàng không trong giai đoạn 2023-2026 do (1) việc đi lại bằng đường hàng không trong nước đã phục hồi nhanh chóng sau khi các hạn chế COVID-19 được dỡ bỏ và (2) các quốc gia khác mở cửa trở lại hỗ trợ nối lại hoàn toàn vận tải hàng không quốc tế.

Dự báo lượng hành khách trong nước của 2 hãng hàng không lớn của Việt Nam (HVN và VJC) sẽ vượt qua mức trước COVID-19 trong năm 2022 khi nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không trong nước tăng mạnh trong giai đoạn đầu phục hồi.

Tuy nhiên, VCSC có quan điểm kém tích cực hơn đối với tốc độ tăng trưởng của mảng vận tải hàng không trong nước sau năm 2022 do nhận thấy đà giảm của lượng khách du lịch trong nước có trong 2 tháng đầu quý 4/2022.

Trong khi đó, sự phục hồi của mảng vận tải hàng không quốc tế phù hợp với dự báo trước đây. Vào tháng 12/2022, Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp đối với du lịch bằng đường hàng không, dự báo cho việc nối lại các hoạt động vận tải hàng không và du lịch của Trung Quốc trong giai đoạn 2023-2024.

Trung Quốc là nguồn khách du lịch chính đến Việt Nam thời điểm trước dịch COVID-19; do đó, kỳ vọng mảng hàng không quốc tế của các hãng hàng không tại Việt Nam bao gồm VJC và HVN sẽ phục hồi mạnh hơn trong giai đoạn 2023-2024 khi Trung Quốc mở cửa trở lại.

Nhom hang khong dan phuc hoi sau thoi gian 'dung hinh' do Covid-19
Ngành hàng không năm 2023 ổ định trở lại.

VCSC cho rằng giá dầu thô tăng sẽ gây áp lực đối với lợi nhuận của các hãng hàng không. Duy trì dự báo giá dầu thô Brent như đã đề cập trong Báo cáo Ngành Năng lượng ngày 20/07/2022 – Giá dầu thô tiếp tục ở mức cao trong thời gian tới đạt 95/90/75/75 USD/thùng trong các năm 2022/2023/2024/2025.

Tuy nhiên, VCSC tăng các giả định về mức chênh lệch giữa giá dầu thô Brent và giá nhiên liệu máy bay lần lượt lên 37/25/15/10 USD/thùng vào các năm 2022/2023/2024/2025.

Kỳ vọng hãng hàng không chi phí thấp VJC sẽ bắt đầu báo cáo lợi nhuận dương trong mảng vận tải vào năm 2022, trong khi hãng hàng không cung cấp đầy đủ dịch vụ HVN sẽ chỉ bắt đầu ghi nhận lợi nhuận vào năm 2025 chủ yếu do áp lực chi phí nhiên liệu cao và cơ sở chi phí khá cao của hãng này.

VCSC điều chỉnh giảm 9% giá mục tiêu còn 114.300 đồng/ cp và duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho VJC. Giá mục tiêu thấp hơn chủ yếu do điều chỉnh giảm 7% dự báo tổng EBITDAR giai đoạn 2023-2027, được hỗ trợ bởi (1) điều chỉnh giảm giả định sản lượng hàng hóa hàng không trong nước của VJC trong kỳ và (2) điều chỉnh giảm dự phóng khả năng sinh lời đối với mảng vận tải hàng không khi giả định giá nhiên liệu máy bao cao hơn.

VCSC nâng giá mục tiêu thêm 8% lên 15.200 đồng/cp và duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho HVN. Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu nhờ hiệu ứng tích cực từ việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến cuối năm 2023.

Trong năm 2023 và 2024, VCSC dự báo HVN sẽ tiếp tục ghi nhận lỗ lần lượt 5.600 tỷ đồng và 2.800 tỷ đồng, do dự phóng mảng vận tải quốc tế sẽ phục hồi chậm trong bối cảnh giá nhiên liệu cao, trong khi hãng hàng không này hiện có đòn bẩy hoạt động cao.

Nhóm ngành nào của Việt Nam được hưởng lợi khi Trung Quốc mở cửa kinh tế?

(Vietnamdaily) - Việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể khiến cho tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc cải thiện hơn trong 2 tháng cuối năm 2022.

Sau hơn 2 năm thực thi chính sách zero-covid, phong tỏa nhiều thành phố lớn để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng, cuối cùng đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã cho thấy những động thái về khả năng tái mở cửa trở lại nền kinh tế khi chính quyền một số thành phố đang tiến hành những biện pháp để nới lỏng việc xét nghiệm cũng như chính sách cách ly.

Theo tờ Financial Times, các thành phố của Trung Quốc đã đẩy nhanh việc nới lỏng biện pháp hạn chế phòng dịch nghiêm ngặt trong cuối tuần qua. Thành phố Thẩm Quyến và Thượng Hải đã bỏ yêu cầu người đi làm phải xuất trình kết quả xét nghiệm PCR để di chuyển trên phương tiện giao thông công cộng. Trước đó, Thiên Tân, Thành Đô và Trùng Khánh cũng có động thái tương tự.

Chứng khoán ngày 4/1: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 4/1.

Khuyến nghị mua LHG với giá mục tiêu 41.000 đồng/cp

CTCK Vietcombank (VCBC): CTCP Long Hậu (LHG) đang kinh doanh 3 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 370 ha tại Long An – Ngay cạnh TP.HCM và cảng Hiệp Phước. Tổng diện tích có thể cho thuê còn lại hơn 50 ha.

UOB dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất đầu năm 2023

(Vietnamdaily) - UOB dự báo khả năng Ngân hàng Nhà nước thực hiện một đợt tăng lãi suất 100 điểm cơ bản khác vào đầu năm 2023 và có thể tạm ngừng từ đó, phù hợp với quan điểm về quỹ đạo chính sách của Fed.

Bộ phận Global Economics & Markets Research của Ngân hàng UOB vừa phát hành Báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 4/2022 và triển vọng 2023.

Tăng trưởng GDP thực của Việt Nam trong quý 4/2022 đạt 5,92% so với cùng kỳ do nhu cầu bên ngoài có dấu hiệu sụt giảm, sau khi tăng mạnh 13,67% trong quý 3 trước đó.

Theo đó, GDP cả năm 2022 của Việt Nam tăng 8,02%, từ mức 2,58% ở năm 2021, đây là kết quả tăng trưởng tốt nhất kể từ năm 1997.

Mặc dù dữ liệu cả năm cho thấy kết quả tăng trưởng mạnh trên bình diện chung, nhưng khi phân tích chi tiết dữ liệu, báo cáo cũng chỉ ra các dấu hiệu của sự suy giảm khá rõ ràng và đáng quan ngại.

Đặc biệt là lĩnh vực sản xuất hầu như không mở rộng trong khi xuất khẩu ghi nhận tháng giảm thứ hai liên tiếp vào tháng 12. Tuy nhiên, điều này đã được bù đắp bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của các lĩnh vực kinh tế trong nước, bao gồm bán lẻ và dòng vốn đầu tư.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ đạt được trong năm 2022 cho thấy sự bền bỉ và khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam sau những thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra, nhờ vào các lĩnh vực kinh tế đa dạng từ các ngành sản xuất và dịch vụ.

Theo đó, đà tăng trưởng về tổng thể có thể sẽ suy giảm hơn nữa vào năm 2023, do việc thắt chặt chính sách tiền tệ từ các ngân hàng trung ương lớn ảnh hưởng đến nhu cầu bên ngoài.

UOB du bao Ngan hang Nha nuoc se tang lai suat dau nam 2023
 Nguồn: Báo cáo UOB.

Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã thắt chặt chính sách trước áp lực lạm phát và đồng VND suy yếu, mặc dù nhu cầu trong nước có thể sẽ dẫn dắt tăng trưởng vào năm 2023 với thu nhập gia tăng và triển vọng kinh doanh được cải thiện. Do đó, chúng tôi giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức 6,6%, phù hợp với dự báo chính thức là 6,5%” chuyên gia OUB nhấn mạnh.

Cũng theo báo cáo của UOB, với tỷ lệ lạm phát có khả năng duy trì ổn định, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ cân bằng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng đồng thời duy trì sự ổn định giá cả và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Cuối tháng 12, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ điều hành chính sách tiền tệ “một cách linh hoạt” để giữ lạm phát ở mức 4,5% vào năm 2023, nhằm “ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.”

Chúng tôi đang dự báo khả năng Ngân hàng Nhà nước thực hiện một đợt tăng lãi suất 100 điểm cơ bản khác vào đầu năm 2023 và có thể tạm ngừng từ đó, phù hợp với quan điểm của chúng tôi về quỹ đạo chính sách của Fed,” báo cáo cho biết.

Về chiến lược ngoại hối, trong khi các thị trường đều ủng hộ việc Trung Quốc mở cửa trở lại sớm hơn dự kiến thì lộ trình phục hồi của quốc gia này có vẻ không diễn ra suôn sẻ do sự gia tăng nhanh chóng của các ca nhiễm COVID-19.

Cũng như suy thoái dự kiến diễn ra ở các nền kinh tế phương Tây như Mỹ, Anh và khu vực đồng Euro có khả năng làm tăng thêm những bất ổn.

UOB tiếp tục giữ dự báo tỷ giá đô la Mỹ là 25.200 VND/USD trong quý 1/2023, 25.400 VND/USD trong quý 2/2023, 25.600 VND/USD trong quý 3/2023 và 25.800 VND/USD trong quý 4/2023.