Nhóm cổ phiếu vua không còn làm chủ cuộc chơi, thị trường có gãy không?

(Vietnamdaily) - Tháng 4/2024 là tháng có xác suất VN-Index điều chỉnh khá cao trong mẫu 14 năm, đánh dấu sự kết thúc của quý 1 tích cực. 

Nhìn chung mức độ điều chỉnh cũng vừa phải trừ 2 năm 2018 và 2022 đột biến (2 năm này thị trường vừa tạo đỉnh chu kỳ), nếu bỏ 2 thời kỳ này ra thì mức giảm trung bình khoảng 1.57%, không quá lớn. Tuy vậy mức độ biến động trong tháng 4 cũng khá lớn cho nên đây cũng là 1 điểm cần chú ý.
Điểm cần chú ý nữa là tháng 4 thường là thời điểm chuyển giao khi dòng lead quý 1 suy yếu và thị trường tìm 1 dòng lead khác để dẫn dắt.
Trong khoảng 3 năm gần đây thì điều này phản ánh 1 cách rõ nét hơn. Quý 1/2022 là nhóm hàng hóa (do ảnh hưởng căng thẳng Nga - Ukraina). Nhóm dầu cho quý 2/2022 (do Brent tăng phi mã). Quý 1/2023 là đầu tư công (kỳ vọng đẩy mạnh đầu tư công để tăng trưởng GDP). Chứng khoán cho quý 2/2023 (giảm lãi suất điều hành và tin về hệ thống KRX). Quý 1/2024 là ngân hàng (duy trì Thông tư 02, kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng).
Ngân hàng đã làm tốt vai trò dẫn dắt trong xuyên suốt quý vừa rồi và bây giờ đang tỏ ra suy yếu. Nhóm ngân hàng có sự phân hóa khi 1 số cổ phiếu vươn lên test lại đỉnh cũ trong khi phần còn lại đã "quay xe", nhìn trên RRG là có thể thấy.
Nhom co phieu vua khong con lam chu cuoc choi, thi truong co gay khong?
Nhóm ngân hàng có sự phân hóa 
Phiên hôm qua, nhóm bank có dấu hiệu bật tăng trở lại đầu giờ chiều, CTG và BID có lúc đỡ chỉ số về mức tham chiếu, chỉ tiếc là không được lâu. Sau phiên hôm qua thì chắc chỉ trừ STB ra, các bank còn lại đều đã về hỗ trợ đáy cũ và có phản ứng tích cực với lực cầu tham gia. Lực cung vẫn hiện diễn và áp đảo nhưng có cầu vào thì coi nhưng cũng còn tí hy vọng nhe nhóm cho phe cầm hàng.
Lực cầu không còn chiếm ưu thế và nhóm cổ phiếu vua không còn làm chủ cuộc chơi. Vậy thị trường có gãy hay không?
Để biết thị trường sẽ gãy thế nào (hay nói cách khác là phân phối thế nào), anh chị em nên lưu ý quy luật Nổ lực - Kết quả. Nổ lực càng nhiều, kết quả nhận lại càng lớn. Giống như việc cổ phiếu tích lũy càng lâu, càng chặt thì bùng lên càng mạnh vậy. Điều này phản ánh đúng trong gần như hầu hết các trường hợp.
Trên hình mọi người là sóng tăng năm ngoái. Nhịp sóng kéo dài khoảng 3 tháng với mức tăng gần 18% (Kết quả), để có được điều đó cần 1 quá trình tích lũy từ đầu năm, siết Vol, test cũng trong tháng 4 và đầu tháng 5 (Nổ lực), cũng lâu chẳng kém. Và sau để phân phối lượng hàng từ con sóng 3 tháng ấy (Nổ lực), thị trường cần quá trình phân phối cũng gần 2 tháng (Kết quả). Cho nên những tay lướt sóng tinh ý sẽ thấy sự bất hợp lý ở cây nến giảm 18/8/2023.
Không thể nào chỉ với 1 nổ lực tích lũy 1-2 tuần mà dẫn đến 1 sóng tăng 1-2 tháng. Cũng như chỉ 1-2 tuần thì không thể phân phối hết lượng hàng của 1 sóng tăng 1-2 tháng.
Nhom co phieu vua khong con lam chu cuoc choi, thi truong co gay khong?-Hinh-2
 
Trong bối cảnh hiện tại, giả sử thị trường đang phân phối tính từ thời điểm đầu tháng 3 thì đến nay cũng vừa tròn 1 tháng. So với con sóng tăng 2 tháng (tính từ nửa cuối tháng 12) thì thoạt nhìn có vẻ thời gian phân phối cũng tương đối rồi. Tuy nhiên có 1 điểm mình đang thắc mắc là trong 1 tháng đó tiền to có phân phối được chưa?
Trong 1 tháng vừa qua đáng chú ý là đà rút ròng khủng của khối ngoại trước áp lực tỷ giá và các dòng tiền nội (tự doanh, tổ chức trong nước) phải đứng ra cân. Khối lượng giao dịch khủng mà mọi người thấy đến từ điều này.
Việc tiếp theo là phải phân phối cho nhỏ lẻ và theo mình thì quá trình này chưa hoàn tất. Thông thường các quá trình phân phối sẽ có các đặc tính như: nhiễu loạn thông tin, biên độ dao động lớn, cao trào mua... Như thế mới khiến nhỏ lẻ không bình tĩnh và rơi vào FOMO.
Trong bối cảnh hiện tại thì có vẻ cái "cao trào mua" chưa xảy ra, có chăng thì 1 số cổ BDS dạo này kéo lên hơi quá tay. Nên theo lẽ đó thì "tay to" có lẽ sẽ chưa phân phối hết (trừ khi có 1 câu chuyện gì đó lớn đến độ họ bất chấp thanh lý ở 1 mức giá không quá hời) ). Do đó nhà đầu tư có thể kỳ vọng tuần này sẽ có những nhịp hồi trả điểm để ai cần thì ra bớt hàng.

Làn sóng nhà đầu tư mới đổ bộ thị trường chứng khoán

(Vietnamdaily) - Tháng 3 chứng kiến sự bùng nổ số lượng tài khoản chứng khoán mới được mở, với hơn 163.500 tài khoản cá nhân, tăng 44,5% so với cùng kỳ và là mức cao nhất kể từ tháng 11/2023.

Khác với số lượng người dùng cá nhân, các nhà đầu tư tổ chức chỉ tăng thêm 97 tài khoản. Tính đến cuối tháng 3/2024, Việt Nam có hơn 7,6 triệu tài khoản chứng khoán cá nhân, tương đương khoảng 7,6% dân số. Điều này góp phần thúc đẩy giá trị giao dịch trung bình hàng ngày lên mức cao kỷ lục 26,7 nghìn tỷ đồng, đạt đỉnh kể từ tháng 1/2022.
Lan song nha dau tu moi do bo thi truong chung khoan
 Nguồn: VnEconomy

Sacombank không đề cập chia cổ tức trong tài liệu họp cổ đông

Về phương án phân phối lợi nhuận, Sacombank có 7,469 tỷ đồng lợi nhuận sử dụng để phân phối. Sau khi trích lập các quỹ, Ngân hàng còn 5,716 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất sau thuế. 

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 với kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận và bầu thêm 1 thành viên BKS.

Điểm cuối của hành trình tái cơ cấu

Nhóm cổ đông lớn HPX 'xả hàng' hơn 35 triệu cổ phiếu

Trong công bố thông tin mới đây, ông Hoàng Văn Toàn cho biết nhóm cổ đông của ông đã bán ra hơn 35 triệu cp của CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) trong ngày 1/4.

Trước giao dịch, ông Toàn cùng các bên liên quan nắm tổng cộng hơn 50 triệu cp HPX, tương đương tỷ lệ sở hữu 16.54%. Riêng cá nhân ông Toàn nắm 15.2 triệu cp, tương ứng 4.997%.

Những bên liên quan đến ông Toàn sở hữu cổ phiếu HPX trước giao dịch

Nhom co dong lon HPX 'xa hang' hon 35 trieu co phieu