Nhờ mẹ chồng lên trông con, 2 tháng sau bà đưa phong thư lạ

2 tháng đầu tiên, chúng tôi quả thật phải cố gắng lắm mới sống được với mẹ chồng.

Khó khăn lắm chúng tôi mới phải nhờ mẹ chồng lên trông cháu. Thế nhưng, mới được 2 tháng, bà đã khiến vợ chồng tôi một phen khốn đốn.
Gần 3 năm sau kết hôn, tôi mới sinh bé Bon. Lý do bởi Đức - chồng tôi muốn nhà cửa ổn định mới có em bé để bớt áp lực kinh tế phần nào. Thế nhưng, khi đã an cư thì chúng tôi lại phải đối mặt với nỗi lo khác: Sống chung với mẹ chồng.
Hai vợ chồng tôi vốn xuất thân ở tỉnh lẻ, lên thành phố lập nghiệp và kiên trì bám trụ lại mong muốn con cái sau này được sống trong môi trường tốt hơn. Nhưng không có sự hậu thuẫn từ gia đình mà tự nỗ lực hoàn toàn thật sự rất vất vả.
Suốt hơn 2 năm, vợ chồng tôi làm việc chăm chỉ không có ngày nghỉ mới tích cóp gần đủ tiền để mua căn hộ chung cư ở ngoại thành.
Nho me chong len trong con, 2 thang sau ba dua phong thu la
Vì điều kiện kinh tế khó khăn, chúng tôi đành phải nhờ sự trợ giúp từ mẹ chồng. (Ảnh minh họa)
Cũng vì vẫn đang trả góp ngân hàng, mỗi tháng bỏ ra 5-7 triệu để thuê người trông con nữa thật sự quá khả năng 2 vợ chồng. Mặc dù cả hai đều không thích sống chung với bố mẹ, nhưng hoàn cảnh không cho phép buộc chúng tôi phải chấp nhận.
Cho nên, sau khi bàn tới bàn lui, chúng tôi đành nhờ mẹ chồng lên trông Bon cho tôi quay trở lại với công việc.
Nói thêm, mẹ chồng tôi trước kia cũng buôn bán ngoài chợ, thế nên tính cách ghê có tiếng trong vùng. Tôi và Đức bảo nhau vì bà lên giúp mình, nên hai đứa cố mà nhịn. Bà có nói gì cũng nhịn đi một tí vì tính bà bộp chộp thế, đừng để bụng hay bà có những yêu cầu tréo ngoe gì thì chiều theo ý bà 1 chút.
2 tháng đầu tiên, chúng tôi quả thật phải cố gắng lắm mới sống được với mẹ chồng. Thậm chí, chính Đức nhiều lúc cũng bực mình vì sự oái oăm của bà và tôi phải khuyên anh bình tĩnh.
Nhưng bà khiến chúng tôi phát điên thật sự. Ví dụ như mẹ chồng luôn lén lút bỏ thêm gia vị vào đồ ăn của cháu dù chúng không phù hợp, rồi mặc cho tôi đã chuẩn bị đồ ăn dặm riêng cho Bon, mẹ chồng vẫn cho cháu ăn bất cứ thứ gì thằng bé thích…
Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến vợ chồng tôi đưa mẹ về quê là vì phong thư bà đưa trong bữa tối nọ. Hôm ấy, trời mưa, đường tắc nên tôi đi làm về muộn. Khi cả nhà ngồi vào mâm cơm đã là 9h kém 10.
Mẹ chồng bất ngờ đưa ra 1 phong thư.
Chồng tôi mở ra thì chết lặng vì đó là giấy báo nợ của anh trai lên tới hơn 400 triệu. Mẹ chồng khẽ khàng nói:
- Anh con đầu tư mà bị người ta lừa đấy. Chứ nó có bao giờ chơi bời gì đâu.
- Anh cả có chơi hay không chơi thì giờ cũng nợ gần nửa tỷ rồi mẹ ạ. Thế giờ mẹ đưa cho bọn con tờ giấy báo nợ này làm gì?
-Ừm thì… hai đứa cũng là em, cũng nên giúp đỡ anh chị khi chúng nó khó khăn chứ. Mẹ hứa sẽ ở đây chăm thằng Bon cho các con đi làm tới khi Bon lớn. Đổi lại hai con giúp anh trả nợ nhé!
Nho me chong len trong con, 2 thang sau ba dua phong thu la-Hinh-2
Mẹ chồng yêu cầu chúng tôi trả nợ giúp anh cả. (Ảnh minh họa)
Nghe tới đây, Đức nhảy dựng lên phản đối. Mẹ chồng giọng lạnh tanh: "Thế mày định bảo mẹ lên trông con cho chúng mày miễn phí à? Trong khi mẹ ở nhà với anh, trồng rau nuôi gà, nhặt nhạnh buôn bán cũng giúp nó làm ra bao nhiêu tiền. 15-20 triệu là ít.
Lên thành phố không được hơn thì cũng phải ngang quê chứ. Chưa có 400 triệu thì đưa mẹ trước 40 triệu tiền công 2 tháng rồi đi. Gấp lắm, anh con đang cần tiền trả lãi không bọn đòi nợ tới đập phá nhà."
Chúng tôi thật sự sốc nặng trước yêu cầu của bà. Mặc cho chồng tôi ra sức phản đối, tôi thì kể khổ về hoàn cảnh thiếu thốn, mẹ chồng vẫn một mực đòi tiền công. Cuối cùng, chúng tôi thất bại trước sự lì lợm của bà, phải đi vay 40 triệu và chồng tôi đưa bà ra bến xe luôn.
Sự việc xảy ra cũng đã hơn 2 tháng, từ đó tới giờ chồng tôi vẫn quyết không nghe cuộc gọi nào từ mẹ. Tôi cũng hiểu, nếu như tôi tức giận, phàn nàn thì chồng còn bị tổn thương nữa.

Mẹ chồng chê bai con dâu nghèo và màn đối đáp khiến bà tái mặt

Sau khi vãn khách, mẹ chồng liền vào phòng em nói xoáy: “Mẹ thấy gia đình con thật không biết điều"...

Em sinh ra trong một làng quê nghèo khó. Ngày nhỏ, những bữa cơm của em đa phần đều là các món ăn đạm bạc. Có khi cả tuần chẳng được ăn một miếng thịt. Vì thế khi đã ý thức được hoàn cảnh của mình, em tự nhủ phải học thật giỏi, phải làm rạng danh gia đình và dòng họ.

Lên cấp 3, em lao đầu vào học và đỗ vào trường đại học Ngoại thương. Có được một môi trường học lý tưởng, em tiếp tục cố gắng trong học tập, thời gian rảnh rỗi, em sẽ đi làm thêm để đỡ đần tiền học phí cho bố mẹ.

Với kết quả học tập loại ưu và kinh nghiệm đã tích lũy từ những công việc đi làm thời sinh viên, em may mắn được làm việc cho một công ty nước ngoài. Nhờ đó, em có tiền gửi về cho bố mẹ sửa nhà, mua đất và nuôi các em ăn học.

Ở môi trường công việc, em cũng gặp và yêu chồng hiện tại. Anh là trai thành phố, lại rất giỏi nên trong mắt gia đình, chồng em chính là đứa con vàng mười. Mẹ chồng em là một người phụ nữ ôm tư tưởng bảo thủ. Vậy nên khi biết con trai yêu một cô gái tỉnh lẻ, bà ra sức cấm cản.

Me chong che bai con dau ngheo va man doi dap khien ba tai matNgày về nhà em xin cưới, mẹ chồng đi một bước là chê một điều. Ảnh minh họa: Internet

May mắn thay, chồng em dù nghe lời mẹ nhưng cũng có chính kiến của riêng mình. Anh đã thuyết phục bố mẹ hết lần này đến lần khác. Thấy con trai quá kiên trì, bố chồng em đã đồng ý tác hợp cho nhân duyên của bọn em. Còn mẹ chồng em, vì sợ con trai 34 tuổi sẽ không lấy được vợ nên cũng miễn cưỡng chấp nhận. Dù trong lòng bà, em không phải cô con dâu mà bà vẫn luôn mong mỏi.

Ngày về nhà em xin cưới, mẹ chồng đi một bước là chê một điều. Bà chê đường làng xấu xí, chê bố mẹ em nói năng không khéo léo. Thậm chí khi nhà em bày cỗ lên, bà còn nói những món ăn đãi khách ấy quá bình thường.

Thật lòng mà nói, gia đình em xuất thân nghèo khó nhưng ý chí của em chưa bao giờ nghèo. Bản thân em luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên. Vì thế, em quyết không để mẹ chồng khinh gia đình mình được.

Khi đi làm, ngoài tiền bố mẹ gửi ra, em có tích cóp được một chút của để dành. Ngày cưới, em dặn bố mẹ đừng trao quà vì ông bà còn phải nuôi 3 đứa con ăn học. Không ngờ mẹ chồng em lại để bụng...

Me chong che bai con dau ngheo va man doi dap khien ba tai mat-Hinh-2Lần đầu thấy mẹ chồng xấu hổ như vậy, trong lòng em có chút hả hê các chị ạ. Ảnh minh họa: Internet

Sau khi vãn khách, mẹ chồng liền vào phòng em 'nói xoáy': “Mẹ thấy gia đình con thật không biết điều. Bố mẹ cưới dâu, cho con 5 chỉ vàng. Thế mà ông bà bên ấy lại chẳng cho con lấy một chỉ là thế nào”.

Nhiều chuyện dồn nén, em đặt một chiếc hộp bên trong chứa đầy vàng rồi đáp: “Thật ra hôm nay, bố con cho cả hộp vàng 20 cây này. Nhưng ông thấy mẹ trao 5 chỉ. Nếu nhà con lên tặng nhiều quá, sợ mẹ ngại với quan khách nên cất đi và đưa cho con sau mẹ ạ”.

Mẹ chồng em tái mặt, bà lặng lẽ về phòng. Số vàng kia không phải của bố mẹ em, đó là vốn để dành em tích cóp bấy lâu. Nhưng không muốn bố mẹ bị xem thường, em đã nói như thế để mẹ chồng khỏi coi thường. Có lẽ sau lần này, bà không dám đề cập chuyện vàng cưới với em nữa đâu, nhưng mới về làm dâu mà em đã 'thái độ' với mẹ như vậy thì có hỗn láo không các chị?

Mẹ chồng tương lai nổi tiếng khó tính, gọi điện khiến tôi rối bời

Bản thân tôi quả thực rất bất ngờ trước những suy nghĩ thâm sâu của mẹ bạn trai.

Hồi còn tìm hiểu, làm quen Tuấn, tôi đã được anh kể là mẹ mình rất khó tính, khắt khe. Trong khi đó, mẹ đẻ tôi dặn là nếu yêu ai mà xác định lâu dài, hãy để ý hơn tới gia cảnh của người ta, tức là chú ý xem liệu bố mẹ có khó tính không; nên tìm những chàng trai mà bố mẹ dễ tính một chút, sau này đôi bên thông gia thoải mái, chính bản thân mình về làm dâu cũng không bị khó chịu, bắt bẻ.

Mẹ chồng vay 200 triệu, lúc trả chỉ còn một nửa kèm lý do khiến con dâu ngã ngửa

Mẹ chồng tôi thật quá đáng, nỡ ăn chặn cả tiền tiết kiệm của vợ chồng tôi.

Tôi kết hôn được 4 năm, từ lúc đó đến nay tôi ở tại nhà chồng. Hàng tháng vợ chồng tôi đều có nghĩa vụ đóng góp tiền ăn, sinh hoạt phí cho mẹ chồng là 6 triệu đồng (trước đây, chỉ đóng 5 triệu, nhưng sau khi sinh bé đầu lòng là vợ chồng tôi nâng thêm 1 triệu nữa). Chưa kể, thỉnh thoảng vợ chồng tôi cũng đóng góp tiền điện, nước, biếu thêm mẹ chồng tiền tiêu vặt.
Mức đóng góp này theo tôi là vừa phải, không nhiều cũng không ít bởi đây là khoản góp "cứng", còn lại là tôi cũng hay đi chợ mua bán, trong nhà hỏng hóc đồ đạc, cần mua mới là tôi cũng thoải mái chi tiền… Mẹ chồng tôi cũng không phàn nàn gì về mức đóng góp này, vì bà còn có lương hưu nữa.