Nho đỏ và việt quất tăng cường hệ miễn dịch

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ cho thấy hai hợp chất được tìm thấy nho đỏ và việt quất có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch của con người.

Các nhà khoa học thuộc Đại học bang Oregon (Mỹ) phát hiện có hai hợp chất nổi bật là resveratrol có trong nho đỏ và pterostilbene từ quả việt quất. Cả hai hợp chất này, được gọi là stilbenoid, kết hợp với vitamin D đem lại tác động đáng kể trong việc cải thiện cathelicidin antimicrobial peptide, hay còn gọi là gien CAMP, có liên quan tới chức năng miễn dịch.
Nho đỏ và việt quất có chứa hợp chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
 Nho đỏ và việt quất có chứa hợp chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
Hợp chất resveratrol từ lâu là chủ đề của hàng chục cuộc nghiên cứu, từ việc cải thiện sức khỏe tim mạch cho đến chống ung thư và giảm viêm.
Tuy nhiên nhóm nghiên cứu lưu ý các kết quả này mới được tiến hành trên tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và không chứng minh rằng, ăn việt quất và nho đỏ tăng cường hệ miễn dịch ở người.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Molecular Nutrition and Food Research ngày 17/9.

Brazil thử nghiệm vaccine HIV trên khỉ

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học Brazil đã tìm ra một loại vaccine phòng chống bệnh AIDS và có kế hoạch cuối năm nay sẽ bắt đầu thử nghiệm trên khỉ.

Quỹ nghiên cứu Sao Paulo (FAPESP) cho biết, loại vaccine kháng virus HIV này được gọi là HIVBr18, do một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Sao Paulo (Brazil) điều chế và được cấp bằng sáng chế độc quyền.
Theo các nhà khoa học, vaccine này không thể tiêu diệt hoàn toàn virus HIV trong cơ thể, nhưng nó có thể khống chế virus HIV, không cho virus này tiếp tục lây truyền hoặc phát triển thành bệnh AIDS, đồng thời khiến người đã nhiễm virus HIV hạn chế được sự suy giảm miễn dịch.

Ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch?

Ổi, cam, chanh chứa nhiều vitamin C, chất đóng vai trò quan vào việc chống oxy hóa tự nhiên trong cơ thể. Vitamin C cũng giúp các tế bào bạch cầu thực hiện tốt chức năng chống nhiễm trùng, cũng như nâng cao hệ miễn dịch. Ổi chứa hàm lượng lớn chất xơ, chất làm giảm thiểu cholesterol và bệnh tim.
Ổi, cam, chanh chứa nhiều vitamin C, chất đóng vai trò quan vào việc chống oxy hóa tự nhiên trong cơ thể. Vitamin C cũng giúp các tế bào bạch cầu thực hiện tốt chức năng chống nhiễm trùng, cũng như nâng cao hệ miễn dịch. Ổi chứa hàm lượng lớn chất xơ, chất làm giảm thiểu cholesterol và bệnh tim.

Điểm mặt những thực phẩm chứa chất độc tự nhiên

(Kiến Thức) - Củ cải trắng, măng tươi, khoai tây...là những thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người nếu không bảo quản và chế biến đúng cách.

Cà chua xanh. Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
Cà chua xanh. Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm. 
Khoai tây mọc mầm. Khoai tây có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi... nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên, nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.
 Khoai tây mọc mầm. Khoai tây có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi... nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên, nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.