Nhịn ăn 40 ngày điều trị ung thư, người phụ nữ có kết cục không ngờ

Người phụ nữ mắc ung thư đại tràng di căn quyết định nhịn ăn để tế bào ngừng phát triển. Sau 40 ngày, người bệnh xỉu đi vì kiệt sức, cơ thể chỉ còn da bọc xương.

Nhịn ăn, thực dưỡng để trị ung thư
Bên lề buổi giao lưu Sống chung, sống khoẻ với bệnh ung thư, PGS. TS Vũ Hồng Thăng, Phó Trưởng khoa Nội 4, BV K cho biết, hiện vẫn có rất nhiều quan niệm sai lầm trong điều trị ung thư. Thay vì tin vào khoa học, nhiều người truyền nhau các phương pháp chữa ung thư tại nhà như đắp lá, nhịn ăn...
PGS Thăng chia sẻ, cách đây vài năm, anh đã phải đến tận nhà thăm khám cho một nữ bệnh nhân ở Hà Nội mắc ung thư đại tràng xích ma, di căn ổ bụng. Bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, đã được điều trị hoá chất tại BV K, nhưng sau đó tin bạn bè, bỏ điều trị, nhịn ăn tại nhà với hy vọng tế bào ung thư ngừng phát triển.
Nhin an 40 ngay dieu tri ung thu, nguoi phu nu co ket cuc khong ngo
Bệnh nhân người Hà Nội chỉ uống nước lọc cầm hơi suốt hơn 40 ngày. Ảnh minh hoạ. 
Theo đó, hàng ngày người phụ nữ này chỉ uống nước, hoàn toàn không ăn uống bất cứ thứ gì khiến cơ thể chỉ còn da bọc xương. Được hơn 40 ngày, không thể chịu đựng thêm, người phụ nữ xỉu đi vì kiệt sức.
Sau đó, bệnh nhân được khuyên áp dụng trở lại chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường nhưng cũng không qua khỏi.
Trước đó PGS Thăng cũng gặp trường hợp nữ bệnh nhân hơn 40 tuổi, quyết định nhịn ăn để chữa ung thư. Đến ngày thứ 30, xỉu đi, gia đình phải đưa vào BV cấp cứu.
Theo PGS Thăng, những trường hợp nhịn ăn quá lâu, ngoài suy kiệt cơ thể còn gây rối loạn chuyển hoá như hạ đường huyết, hạ điện giải trong máu, nguy cơ tử vong cao.
Hiện nay, phương pháp điều trị ung thư bằng thực dưỡng cũng được nhiều người lan truyền. Tuy nhiên GS Lê Thị Hương, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV K khẳng định, thực dưỡng để điều trị ung thư là hết sức sai lầm.
Đến nay cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng thực dưỡng áp dụng được cho người ung thư. Chế độ ăn thiếu hụt dưỡng chất sẽ khiến bệnh nhân bị rối loạn chuyển hoá nghiêm trọng.
“Nhiều người tranh luận rằng tại sao nhà sư họ ăn chay vẫn khỏe? Tôi đã tìm hiểu và được biết họ phải ăn nhiều cơm lên, ăn với rau, muối vừng… Các nhà sư cũng phải tới bệnh viện khám vì có dấu hiệu về cơ xương khớp, răng môi lưỡi do thiếu vitamin”, GS Hương thông tin.
GS Hương khuyến cáo, với người bệnh ung thư, không nên theo phương pháp thực dưỡng mà nên ăn đầy đủ dinh dưỡng, ăn đa dạng các thực phẩm gồm thịt, cá, trứng, sữa, tăng cường ra quả để cung cấp vitamin, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bệnh nhân ung thư nên hạn chế ăn thịt đỏ
Dù được khuyên ăn đầy đủ dinh dưỡng, song GS Hương cho biết, với những bệnh nhân ung thư, bác sĩ luôn khuyên không nên ăn quá nhiều thịt đỏ từ các loài 4 chân như bò, cừu, lợn...
Thay vì ăn nhiều thịt đỏ, người bệnh nên ăn nhiều thịt gia cầm, thịt gà, thịt vịt. Trong trường hợp người bệnh thèm ăn thì vẫn có thể ăn thịt đỏ theo khuyến cáo của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người dân nên ăn thêm các loại thịt cá, tôm, hải sản vì chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như omega 3, omega 6, các chất khoáng, vitamin, kẽm, sắt… Đồng thời hạn chế các thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối và các thực phẩm như xúc xích, lạp xưởng vì chúng rất mặn, không tốt cho cơ thể.
Nhin an 40 ngay dieu tri ung thu, nguoi phu nu co ket cuc khong ngo-Hinh-2
BS khuyến cáo, bệnh nhân ung thư không nên ăn quá nhiều thịt đỏ. 
Giải pháp tốt nhất cho người bệnh là ăn cân đối dinh dưỡng, bổ sung tinh bột từ các loại hạt nguyên sẽ tốt hơn là hạt tinh chế.
Về quan điểm cho rằng, càng ăn uống đầy đủ, khối u càng phát triển, PGS.TS Dương Trọng Nghĩa, Trưởng khoa châm cứu dưỡng sinh của BV Y học cổ truyền TƯ giải thích, đây là quan suy nghĩ hết sức sai lầm.
“Khi cơ thể dinh dưỡng kém, mô ung thư vẫn phát triển và lấy dưỡng chất trong cơ thể, thậm chí còn lấy nhiều dinh dưỡng từ cơ thể hơn các mô tế bào bình thường khác khiến người bệnh nhanh chóng bị suy kiệt, suy tạng”, PGS Nghĩa phân tích.
Do đó, những người bệnh đang điều trị ung thư cần hạn chế nguyên nhân gây ung thư đồng thời tăng cường tập thể dục chứ không nên hạn chế cực đoan về dinh dưỡng. Mặt khác, người bệnh nên có thực đơn cân đối, không nên quá thừa chất.

Bác sĩ bất lực nhìn người bệnh tự chữa ung thư vú

Bệnh nhân ôm bộ ngực sưng tấy, lở loét, chảy mủ... đến “cầu cứu” bác sĩ Bệnh viện K Trung ương. Các bác sĩ bất lực khi ung thư vú đã chuyển sang giai đoạn 4 mà không làm được gì...

Người bệnh tự tước đi cơ hội chữa bệnh

Sau điều trị ung thư chớ bỏ qua những dấu hiệu này để phòng tái phát

Đây là một vài dấu hiệu mà những người sống sót sau khi điều trị ung thư nên ghi nhớ để ngăn ngừa sự tái phát của căn bệnh này.

Sau dieu tri ung thu cho bo qua nhung dau hieu nay de phong tai phat

1. Những thay đổi trong ruột hay bàng quang: Ngay cả một sự thay đổi nhỏ trong hoạt động của ruột hoặc bàng quang cũng cần được quan tâm. Nó có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư tái phát.

Sau dieu tri ung thu cho bo qua nhung dau hieu nay de phong tai phat-Hinh-2
2. Vết thương khó chữa lành: Bình thường, một vết loét có thể tự hồi phục hoặc với sự trợ giúp của bất kỳ loại thuốc nào trong vòng một tuần. Tuy nhiên, khi một vết loét mất nhiều thời gian để chữa lành thì đó có thể là một dấu hiệu mà những người sống sót sau điều trị ung thư cần chú ý.
Sau dieu tri ung thu cho bo qua nhung dau hieu nay de phong tai phat-Hinh-3
3. Chảy máu bất thường hoặc đi ngoài ra máu: Xuất huyết có thể không phải là điều gì quá nghiêm trọng. Nhưng khi bạn nhận thấy xuất huyết bất thường như vậy sau khi điều trị ung thư thì cần phải lưu ý. Nó có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư tái phát.
Sau dieu tri ung thu cho bo qua nhung dau hieu nay de phong tai phat-Hinh-4
4. Da dày lên hoặc khối u mới xuất hiện: Nếu bạn là một người sống sót sau khi điều trị ung thư vú và bạn quan sát thấy một sự dày lên của da hoặc một khối u được hình thành thì nó cần phải được kiểm tra ngay lập tức. 
Sau dieu tri ung thu cho bo qua nhung dau hieu nay de phong tai phat-Hinh-5
5. Khó tiêu hoặc khó khăn trong khi nuốt: Nếu bạn đã trải qua điều trị ung thư và bây giờ bạn gặp vấn đề trong việc nuốt và tiêu hóa thức ăn thì đó có thể là một dấu hiệu của sự tái phát ung thư
Sau dieu tri ung thu cho bo qua nhung dau hieu nay de phong tai phat-Hinh-6
6. Ho và khàn tiếng: Chứng ho và khàn giọng ở những người sống sót sau ung thư là nguyên nhân gây lo lắng. Nó có thể là một dấu hiệu của sự tái phát, đặc biệt là những người đã từng bị ung thư vòm họng và ngay cả ung thư phổi. 

Tê bàn tay trái, bàn tay phải là dấu hiệu bệnh nặng gì?

(Kiến Thức) - Ngoài lý do vì chấn thương khớp cổ tay, tê bàn tay trái cũng có thể là biểu hiện cho nhiều chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến các bệnh về xương khớp cùng nhiều căn bệnh khác.

Theo các chuyên gia xương khớp, những bệnh nhân đến khám tại bệnh viện bị tê bàn tay trái thường do hai nguyên nhân chính là nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân cơ học
Do tổn thương, chấn thương các khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay bởi các hoạt động như cầm nắm một gì đó trong thời gian dài như lái xe… hay các khớp cổ tay, ngón tay làm việc quá sức dẫn đến tê mỏi như thợ may, vận động viên, nhân viên văn phòng, người thường xuyên sử dụng máy tính… Bên cạnh đó, thói quen nằm nghiêng về bên trái hay tì đè vào bàn tay khi ngủ cũng dễ dẫn đến tình trạng tê tay.
Nguyên nhân bệnh lý
Te ban tay trai, ban tay phai la dau hieu benh nang gi?
 

Có nhiều nguyên nhân bệnh lý gây ra hiện tượng tê bàn tay trái trong đó điển hình nhất là hội chứng cổ ống tay, bệnh về rối loạn chuyển hóa và cách bệnh về xương khớp, do thiếu chất, chèn ép dây thần kinh…

Triệu chứng tê bàn tay trái do bệnh lý nào gây ra?

Hội chứng ống cổ tay

Tình trạng tê buốt ở ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa có thể cảnh báo nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay rất cao. Thông thường, bệnh này thường gặp ở những người phải làm việc nhiều với bàn phím máy tính. Nguyên nhân là do các ngón tay này thường lặp đi lặp lại những động tác gõ bàn phím máy tính và điện thoại nên dẫn đến việc sưng đau các sợi gân, tê buốt tay.

Cách khắc phục: Bạn nên duỗi nghỉ các khớp tay thường xuyên nếu phải làm việc với bàn phím máy tính quá nhiều.

Tiểu đường

Te ban tay trai, ban tay phai la dau hieu benh nang gi?-Hinh-2
 

Những người mắc bệnh tiểu đường đều sẽ gặp phải cảm giác tê buốt tay, chân. Đây là một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng máu chảy đến một số bộ phận trên cơ thể bị giảm sút, gây tổn thương đến các mút thần kinh.

Cách khắc phục: Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 có thể tiêm insulin để điều trị, nhưng khi đã chuyển biến sang giai đoạn 2 thì nên quan tâm tới cả chế độ ăn uống trong ngày.

Tuần hoàn máu kém
Nếu đột nhiên thấy tê các ngón ở bàn tay phải thì nguyên nhân có thể là do áp lực lên dây thần kinh dưới da, hoặc tổn thương ở khớp vai và tay gây ra. Một số bệnh tim mạch cũng có thể gây ra tình trạng tê bàn tay phải, vì nó làm ảnh hưởng tới dòng máu chạy đến các chi.

Video "Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường trong máu?". Nguồn: CSHP.

Cách khắc phục: Bạn nên đi bộ vài ngày trong tuần hoặc tập các động tác duỗi người để cải thiện sức khỏe của các mạch máu. Nếu tuần hoàn máu kém vẫn diễn ra thì bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.

Các bệnh lý về xương khớp

Ở những người trung niên, tình trạng tê bàn tay trái và cách bệnh về xương khớp thường phổ biến hơn. Bên cạnh đó, ngày nay nhiều người trẻ tuổi cũng đang gặp các vấn đề phiền phức về căn bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu gây ra là do lười vận động, ngồi học và vận động sai tư thế khi suốt ngày ngồi ôm máy vi tính, latop, điện thoại với tư thế túi gằm thường xuyên gõ, cầm điện thoại khiến khớp xương bàn tay tê mỏi, và gặp các vấn đề với khớp ngón tay và bàn tay.

Te ban tay trai, ban tay phai la dau hieu benh nang gi?-Hinh-3
Thường xuyên dùng máy vi tính, latop, điện thoại với tư thế túi gằm có thể khiến khớp xương bàn tay tê mỏi và gặp các vấn đề với khớp ngón tay và bàn tay.