Nhiều thủy điện ở Nghệ An chủ động xả nước, ứng phó bão số 3

Các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ động vận hành xả nước ứng phó bão số 3.

Ngày 22/7, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An có thông báo hỏa tốc về việc các hồ thủy điện trên địa bàn vận hành xả nước ứng phó bão số 3.

Để đảm bảo công tác vận hành xả nước hồ chứa thủy điện Nậm Mô được an toàn, Công ty cổ phần Tổng công ty phát triển năng lượng Nghệ An dự kiến xả nước hồ chứa thủy điện Nậm Mô vào 8h sáng 22/7.

Tổng lưu lượng xả dự kiến khoảng 140-500 m3/s (bao gồm xả qua các cửa van đập tràn, tổ máy phát điện và cống xả cát) và có thể thay đổi tùy thuộc vào lưu lượng về hồ.

Thời gian dự kiến kết thúc xả nước qua đập tràn cho đến khi lưu lượng nước về hồ giảm về dưới mức 140 m3/s.

mua-don-dap-hang-loat-ho-thuy-dien-nghe-an-xa-nuoc-de-don-lu3-17267227561672143089420-1753157827.jpg
Để ứng phó với bão số 3 (bão Wipha), nhiều hồ thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An xả nước với lưu lượng lớn.

Nhà máy thủy điện Khe Bố (xã Tam Quang, Nghệ An) đã vận hành điều tiết nước hồ chứa, tổng lưu lượng xả từ khoảng 500 m3/s đến 1.500 m3/s (xả qua các tổ máy và qua khoang đập tràn) và có thể thay đổi tùy thuộc vào lưu lượng nước về hồ.

Nhà máy thủy điện Châu Thắng (xã Châu Tiến, Nghệ An) xả nước với tổng lưu lượng từ 74-2.000m3/s, thời gian xả từ 0h ngày 22/7.

Nhà máy thủy điện Bản Ang (xã Tương Dương, Nghệ An) xả với tổng lưu lượng khoảng 200-500m3/s.

Nhà máy thủy điện Chi Khê (xã Con Cuông, Nghệ An) xả với tổng lưu lượng khoảng 506-1.600m3/s.

Nhà máy thủy điện Châu Thôn (xã Mường Quàng, Nghệ An) xả tổng lưu lượng từ 20-120m3/s.

Tổng lưu lượng xả nước của các thủy điện gồm lưu lượng xả qua cửa van và lưu lượng phát điện qua các tổ máy; lưu lượng xả thể thay đổi tùy thuộc vào lưu lượng nước về hồ.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh thông báo cho UBND các xã, cơ quan, chủ đầu tư đang thi công ở ven sông, trên sông, các chủ phương tiện vận tải thủy và Nhân dân triển khai các công việc cần thiết, đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản.

Tiết lộ đáng kinh ngạc chuyện “cánh bướm gây ra bão”

Hiệu ứng cánh bướm (Butterfly Effect) thường được nhắc đến như một phép ẩn dụ cho sự thay đổi nhỏ dẫn đến hậu quả lớn, nhưng ít ai biết nguồn gốc khái niệm này.

1. Ý tưởng ban đầu đến từ một nhà khí tượng học. Edward Lorenz là người đề xuất hiệu ứng này khi phát hiện chỉ cần thay đổi nhỏ ở số liệu đầu vào mô phỏng thời tiết đã cho ra kết quả hoàn toàn khác. Ảnh: Pinterest.
1. Ý tưởng ban đầu đến từ một nhà khí tượng học. Edward Lorenz là người đề xuất hiệu ứng này khi phát hiện chỉ cần thay đổi nhỏ ở số liệu đầu vào mô phỏng thời tiết đã cho ra kết quả hoàn toàn khác. Ảnh: Pinterest.
2. Câu nói “cánh bướm gây ra bão” là ví dụ hình tượng. Câu hỏi mang tính giả định “Liệu một con bướm vỗ cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc ở Texas?” được Lorenz dùng để minh họa hiện tượng. Ảnh: Pinterest.
2. Câu nói “cánh bướm gây ra bão” là ví dụ hình tượng. Câu hỏi mang tính giả định “Liệu một con bướm vỗ cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc ở Texas?” được Lorenz dùng để minh họa hiện tượng. Ảnh: Pinterest.

Sự thật về bức ảnh "khoảnh khắc cuối cùng" trước vụ lật tàu gây bão mạng

Một tấm ảnh đi du lịch từ năm 2024 bị nhiều fanpage lớn đăng tải với tiêu đề "khoảnh khắc cuối cùng" trước vụ lật tàu Vịnh Xanh khiến cộng đồng mạng phẫn nộ.

Vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 xảy ra ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) vào chiều 19/7 đã khiến 36 người tử vong, 10 người được cứu sống, hiện còn 3 nạn nhân mất tích trên biển. Khi cả nước đang hướng về Hạ Long, chia buồn cho những nạn nhân xấu số, công tác tìm kiếm cứu nạn vẫn đang tiếp diễn, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều bài viết và hình ảnh chưa được kiểm chứng, gây hiểu lầm cho cộng đồng, nhiều cá nhân vô cớ bị kéo vào câu chuyện hư cấu.

Đáng chú ý nhất là bức ảnh ghi lại hình ảnh nhóm 5-6 trẻ em đứng trên mũi tàu trong một chuyến tham quan vịnh Hạ Long. Bức ảnh này bị chia sẻ rầm rộ, kèm chú thích sai sự thật cho rằng đây là khoảnh khắc cuối cùng trước khi tàu bị lật với nội dung đau lòng: "Hình ảnh của các con trong chuyến tàu định mệnh, nhìn bức ảnh mà đau xót, kỳ nghỉ hè được bố mẹ cho đi du lịch mà nay..."

Cách đơn giản bảo vệ nhà cửa khi bão về

Khi bão đổ bộ, nhiều công trình công cộng, dân sinh có nguy cơ bị tàn phá. Tuy nhiên, người dân vẫn có thể bảo vệ nhà cửa theo những cách đơn giản.

Để giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra do ảnh hưởng của bão, việc chuẩn bị và bảo vệ ngôi nhà là điều vô cùng quan trọng.

Dưới đây là một số biện pháp đơn giản, người dân có thể áp dụng: