Cách đơn giản bảo vệ nhà cửa khi bão về

Khi bão đổ bộ, nhiều công trình công cộng, dân sinh có nguy cơ bị tàn phá. Tuy nhiên, người dân vẫn có thể bảo vệ nhà cửa theo những cách đơn giản.

Để giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra do ảnh hưởng của bão, việc chuẩn bị và bảo vệ ngôi nhà là điều vô cùng quan trọng.

Dưới đây là một số biện pháp đơn giản, người dân có thể áp dụng:

Giảm thiểu tốc mái bằng bao cát

Với những ngôi nhà có độ dốc mái lớn, sử dụng các bao cát đóng lỏng trọng lượng từ 15 - 20kg nối với nhau bằng dây và đặt vắt qua mái nhà sao cho các bao cát nằm sát đầu tấm lợp hoặc mép tiếp giáp của các tấm lợp. Khoảng cách giữa các bao cát 1,5m ở vùng giữa mái và 1m ở xung quanh mái.

chong-bao1.jpg
Giảm thiểu tốc mái bằng bao cát. Ảnh: Getty

Với những ngôi nhà có độ dốc mái nhỏ, thực hiện tương tự như trên, nhưng không cần dùng dây nối các bao cát với nhau.

Giảm tốc mái tôn bằng thanh nẹp

Đặt các thanh nẹp lên mái sao cho khoảng cách giữa mỗi thanh từ 1,5-2m. Thanh nẹp cũng phải có độ dài vừa vặn với mái nhà.

Sau đó, đục lỗ tại các đỉnh mũi tấm lợp, dùng thép phi 2mm buộc thanh nẹp vào xà gồ, đòn tay để cố định mái.

Sau khi nẹp được mái, phải dùng vữa, xi măng hoặc keo dán bít lại chỗ đục lỗ nhằm tránh bị dột.

Giảm tốc mái bằng giằng chữ A

chong-bao2.jpg
Hệ thống giằng chữ A giúp gia cố mái tôn, chống lại sức gió. Ảnh minh họa

Hệ thống giằng chữ A giúp gia cố mái tôn, chống lại sức gió mạnh. Dùng các thanh chặn bằng thép, gỗ đặt ngang lên mái cách nhau khoảng 1m. Sau đó, đặt tiếp các thanh giằng chữ A với khoảng cách mỗi thanh khoảng 2,5m và để đỉnh chữ A nằm tại nơi tiếp giáp giữa 2 mái nhà.

Tiếp theo cột chặt thanh chặn và thanh giằng bằng dây thép hoặc các dây khác trước khi dùng dây cố định các chữ A vào cọc đóng sâu xuống đất từ 1-1,5m.

Bịt kín cửa, chống gió lùa

Gió lùa làm tăng áp lực lên nhà, có thể gây sập. Do đó, hãy tìm và bịt kín mọi khe hở có nguy cơ gây mất an toàn trong ngôi nhà.

Chú ý chốt chặt cửa ra vào. Neo cửa sổ bằng đòn cây vào tường. Dán băng keo chữ X lên kính để giảm thiểu vỡ kính. Đồng thời bịt kín các khe hở, lỗ thông gió.

Bỏ phố về quê, vợ chồng trẻ biến khu đất toàn rác thành nhà

Từ mảnh đất trơ trụi, toàn rác, đôi vợ chồng trẻ đã biến thành một ngôi nhà vườn đẹp mộng mơ với cây, hoa, ao cá vô cùng bình yên. 

nha-vuon1.jpg
Sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải, nơi phồn hoa của Trung Quốc, vợ chồng Phương Nguy - Uma đã từ bỏ cuộc sống ở đây để đến hòn đảo bên bờ biển, thuê một mảnh đất bỏ hoang, cải tạo và tự tay làm đẹp cho cuộc sống. Ảnh: Sohu
nha-vuon2.jpg
Mảnh đất họ thuê rộng đến 4000m2, chỉ là một bãi rác lớn cùng ngôi nhà cũ. Ảnh: Sohu

Bỏ phố về quê, cặp đôi xây nhà 96m2 như resort giữa rừng

Ngôi nhà nhỏ giữa khu vườn rộng lớn và thông thoáng giống như nơi nghỉ dưỡng của cặp vợ chồng trẻ mỗi ngày.

nha1-6242.jpg
Một đôi vợ chồng Thái Lan đều làm việc trong lĩnh vực thiết kế, đã dành gần 3 năm đi nhiều tỉnh của đất nước này tìm địa điểm với mong muốn xây dựng một ngôi nhà bên ngoài thành phố, nơi họ vừa có thể làm việc, vừa có thể thư giãn và sống đến lúc nghỉ hưu. Ảnh: Baanlaesuan
nha2-6616.jpg
Vị trí xây dựng nhà cách BangKok khoảng hai giờ đồng hồ, hướng về phía đông bắc của tỉnh Nakhon Nayok. Ảnh: Baanlaesuan

Nhà phố "ngập sáng" nhờ thiết kế lệch tầng và giếng trời

Cùng với thiết kế lệch tầng và bố trí giếng trời ở trung tâm, ánh sáng và không khí luân chuyển hiệu quả khắp nhà phố.

nha1.jpg
Với mảnh đất 100m2 tại TP HCM, gia chủ chỉ được phép xây 2 tầng nếu giữ nguyên diện tích tối đa cho mỗi tầng. Ảnh: Minq Bui
nha2.jpg
Do đó, thay vì xây mỗi tầng với diện tích tối đa, kiến trúc sư sử dụng thủ pháp cắt giảm diện tích sàn, từ đó tăng số tầng xây dựng mà vẫn đảm bảo hệ số sử dụng đất cho phép. Ảnh: Minq Bui