Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Người Trung Quốc cổ đại nghỉ Tết thế nào?

02/01/2015 12:00

(Kiến Thức) - Thời nhà Tống, Tết âm lịch bao gồm có 3 giai đoạn: mang niên (bận rộn chuẩn bị), quá niên (đón Tết), náo niên (chơi Tết).

Tuyết Mai (theo Sina)

Ngắm Tết cổ truyền VN cách đây hai thập kỷ

Phát hoảng với các phong tục đón năm mới kỳ quái

Chân dung 12 Đại tướng trong Quân đội Nhân dân VN

Ly kỳ chuyện chặt đứt long mạch rúng động lịch sử TQ

Tại sao vương triều đại Thanh chỉ kéo dài 12 đời?

 Nhà Đường: Thú vị "tuần lễ vàng" trong năm. Thời cổ đại, năm mới được tính theo lịch âm tức mùng 1 tháng giêng âm lịch. Ở nhà Đường, hoàng đế Đường Huyền Tông từng quy đinh “nguyên chính (tức tết âm lịch, tết Nguyên Đán), đông chí (là một trong 24 tiết trong năm, là ngày 21,22,23 tháng 12) đều được nghỉ 7 ngày.” Như vậy, cả năm sẽ được hưởng 14 ngày lễ tết và đây được coi là hai “tuần lễ vàng” trong năm.
Nhà Đường: Thú vị "tuần lễ vàng" trong năm. Thời cổ đại, năm mới được tính theo lịch âm tức mùng 1 tháng giêng âm lịch. Ở nhà Đường, hoàng đế Đường Huyền Tông từng quy đinh “nguyên chính (tức tết âm lịch, tết Nguyên Đán), đông chí (là một trong 24 tiết trong năm, là ngày 21,22,23 tháng 12) đều được nghỉ 7 ngày.” Như vậy, cả năm sẽ được hưởng 14 ngày lễ tết và đây được coi là hai “tuần lễ vàng” trong năm.

 Trên thực tế, đến thời kỳ cuối nhà Đường, đã có 3 “tuần lễ vàng” và rất nhiều các kỳ nghỉ ngắn (được gọi là tiểu tuần lễ vàng). Trong quyển thứ 82 của bộ “Đường hội yếu” có một đoạn ghi chép về sự điều chỉnh các kỳ nghỉ lễ: Đường Đức Tông trinh nguyên niên, tết hàn thực được điều chỉnh nghỉ từ 3 ngày lên 7 ngày, cùng với tết âm lịch, đông chí thì trong năm đã có 3 tuần lễ vàng. Các kỳ nghỉ ngắn như: nguyên tiêu, tết trung thu, tết lạp bát ( tức ngày mùng 8 tháng chạp với tục ăn cháo lạp bát), sinh nhật của Đường Thái Tông đều quy định được nghỉ 3 ngày.
Trên thực tế, đến thời kỳ cuối nhà Đường, đã có 3 “tuần lễ vàng” và rất nhiều các kỳ nghỉ ngắn (được gọi là tiểu tuần lễ vàng). Trong quyển thứ 82 của bộ “Đường hội yếu” có một đoạn ghi chép về sự điều chỉnh các kỳ nghỉ lễ: Đường Đức Tông trinh nguyên niên, tết hàn thực được điều chỉnh nghỉ từ 3 ngày lên 7 ngày, cùng với tết âm lịch, đông chí thì trong năm đã có 3 tuần lễ vàng. Các kỳ nghỉ ngắn như: nguyên tiêu, tết trung thu, tết lạp bát ( tức ngày mùng 8 tháng chạp với tục ăn cháo lạp bát), sinh nhật của Đường Thái Tông đều quy định được nghỉ 3 ngày.


 Ngoài ra, còn 21 lễ tết truyền thống khác được nghỉ 1 ngày, như vậy theo quy định của luật pháp triều đình nhà Đường thì thời gian nghỉ lễ trong một năm nhiều hơn chúng ta rất nhiều. Lịch nghỉ tết được quy định theo hình thức “nguyên chính tiền hậu các san nhật” tức lấy ngày mùng 1 tết làm trung tâm, sẽ nghỉ 3 ngày trước và sau mùng 1 tết, thêm ngày mùng 1 nữa là đủ 7 ngày.
Ngoài ra, còn 21 lễ tết truyền thống khác được nghỉ 1 ngày, như vậy theo quy định của luật pháp triều đình nhà Đường thì thời gian nghỉ lễ trong một năm nhiều hơn chúng ta rất nhiều. Lịch nghỉ tết được quy định theo hình thức “nguyên chính tiền hậu các san nhật” tức lấy ngày mùng 1 tết làm trung tâm, sẽ nghỉ 3 ngày trước và sau mùng 1 tết, thêm ngày mùng 1 nữa là đủ 7 ngày.

 Nhưng không phải tất cả mọi người đều nghỉ tết theo quy định. Các thầy giáo và học sinh tư thục thường nghỉ tết 1 tháng bắt đầu từ 20 tháng chạp đến 20 tháng Giêng năm sau mới quay lại trường. Nông dân không có lịch nghỉ theo quy định, nếu việc cần thiết thì mùng 1 Tết vẫn phải ra đồng làm.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều nghỉ tết theo quy định. Các thầy giáo và học sinh tư thục thường nghỉ tết 1 tháng bắt đầu từ 20 tháng chạp đến 20 tháng Giêng năm sau mới quay lại trường. Nông dân không có lịch nghỉ theo quy định, nếu việc cần thiết thì mùng 1 Tết vẫn phải ra đồng làm.


 Các quan lại trong triều cũng không được nghỉ cùng lúc giống nhau. Luật pháp triều Đường có hai quy định. Thứ nhất, sáng sớm mùng 1 Tết tất cả văn võ bá quan và quan viên cao cấp ở các địa phương đều phải thượng triều chúc tết hoàng thượng. Quy định này đã khiến cho những quan viên cao cấp ở các địa phương không thể đoàn viên cùng gia đình trong ngày mùng 1 Tết. Quy định 2, trưởng quan tại mỗi địa phương không được phép rời nha môn về quê vào dịp tết. Điều này đã vô hình quy định cho các quan lại tại địa phương không bao giờ được đón tết tại quê nhà.
Các quan lại trong triều cũng không được nghỉ cùng lúc giống nhau. Luật pháp triều Đường có hai quy định. Thứ nhất, sáng sớm mùng 1 Tết tất cả văn võ bá quan và quan viên cao cấp ở các địa phương đều phải thượng triều chúc tết hoàng thượng. Quy định này đã khiến cho những quan viên cao cấp ở các địa phương không thể đoàn viên cùng gia đình trong ngày mùng 1 Tết. Quy định 2, trưởng quan tại mỗi địa phương không được phép rời nha môn về quê vào dịp tết. Điều này đã vô hình quy định cho các quan lại tại địa phương không bao giờ được đón tết tại quê nhà.


 Triều Tống: Nhân viên công vụ địa phương được nhận lương vào ngày 20 tháng Chạp và về quê đón. Tết âm lịch được gọi là Nguyên Đán. Tết âm lịch bao gồm có 3 giai đoạn: mang niên (bận rộn chuẩn bị), quá niên (đón tết), náo niên (chơi tết), nguyên tiêu (rằm tháng giêng) cũng chính là một phần của “niên”.
Triều Tống: Nhân viên công vụ địa phương được nhận lương vào ngày 20 tháng Chạp và về quê đón. Tết âm lịch được gọi là Nguyên Đán. Tết âm lịch bao gồm có 3 giai đoạn: mang niên (bận rộn chuẩn bị), quá niên (đón tết), náo niên (chơi tết), nguyên tiêu (rằm tháng giêng) cũng chính là một phần của “niên”.
 Thời nhà Tống, Tết âm lịch quy đinh được nghỉ 7 ngày (thông thường là trước và sau mùng một 3 ngày), nguyên tiêu nghỉ 7 ngày, do hai tết này liền nhau nên thời gian nghỉ kéo dài lên tới nửa tháng. Thân phụ của Tống Thái Tổ tạ thế vào mùng 7 tháng Giêng nên thành lệ sẽ được nghỉ thêm 3 ngày trước sau ngày kị. Thân mẫu của Tống Nhân Tông sinh nhật ngày mùng 10 tháng Giêng nên được nghỉ thêm 3 ngày. Trước đó, đông chí đã nghỉ 7 ngày, tết Thiên khánh (tức ngày mồng 3 tháng Giêng, đây là Tết cổ truyền của người Hán thời Tống, còn được gọi là tiểu niên triều hoặc xích cẩu nhật) được nghỉ 7 ngày, như vậy là cả tết âm lịch đã kéo dài hơn 1 tháng.
Thời nhà Tống, Tết âm lịch quy đinh được nghỉ 7 ngày (thông thường là trước và sau mùng một 3 ngày), nguyên tiêu nghỉ 7 ngày, do hai tết này liền nhau nên thời gian nghỉ kéo dài lên tới nửa tháng. Thân phụ của Tống Thái Tổ tạ thế vào mùng 7 tháng Giêng nên thành lệ sẽ được nghỉ thêm 3 ngày trước sau ngày kị. Thân mẫu của Tống Nhân Tông sinh nhật ngày mùng 10 tháng Giêng nên được nghỉ thêm 3 ngày. Trước đó, đông chí đã nghỉ 7 ngày, tết Thiên khánh (tức ngày mồng 3 tháng Giêng, đây là Tết cổ truyền của người Hán thời Tống, còn được gọi là tiểu niên triều hoặc xích cẩu nhật) được nghỉ 7 ngày, như vậy là cả tết âm lịch đã kéo dài hơn 1 tháng.



 Nếu là nhân viên công vụ tại địa phương còn có thêm một khoản phúc lợi đặc biệt đó gọi là “phong ấn” vào ngày 20 tháng Chạp hàng năm, nhận lương và sẽ được nghỉ về quê đón tết cùng người thân. Kỳ nghỉ này sẽ kéo dài 1 tháng cho đến ngày 20 tháng Giêng năm sau mới quay lại nha môn “khai ấn” tiếp tục công việc cho một năm mới. Nếu là nhân viên công vụ cao cấp ở kinh thành thì mùng 1 không được phép nghỉ cũng không được phép xin nghỉ. Sau khi đón giao thừa xong, sáng sớm tinh mơ, phải chuẩn bị trang phục, mũ mão chỉnh tề vào cung để dự hội “chính đán đại triều hội”. Văn võ bá quan trong triều lần lượt chúc tết hoàng thượng, gọi là “triều chúc”. Trong triều hội, các quan ngoại giao của các nước như Liêu, Cao Li, Tây Hạ, Vu Điền, Hồi Hột sẽ dâng quà mừng lên hoàng thượng. Sau khi tan hội, hoàng đế ban thưởng cho mỗi người 1 chiếc huy hiệu và luôn luôn phải cài lên mũ.
Nếu là nhân viên công vụ tại địa phương còn có thêm một khoản phúc lợi đặc biệt đó gọi là “phong ấn” vào ngày 20 tháng Chạp hàng năm, nhận lương và sẽ được nghỉ về quê đón tết cùng người thân. Kỳ nghỉ này sẽ kéo dài 1 tháng cho đến ngày 20 tháng Giêng năm sau mới quay lại nha môn “khai ấn” tiếp tục công việc cho một năm mới. Nếu là nhân viên công vụ cao cấp ở kinh thành thì mùng 1 không được phép nghỉ cũng không được phép xin nghỉ. Sau khi đón giao thừa xong, sáng sớm tinh mơ, phải chuẩn bị trang phục, mũ mão chỉnh tề vào cung để dự hội “chính đán đại triều hội”. Văn võ bá quan trong triều lần lượt chúc tết hoàng thượng, gọi là “triều chúc”. Trong triều hội, các quan ngoại giao của các nước như Liêu, Cao Li, Tây Hạ, Vu Điền, Hồi Hột sẽ dâng quà mừng lên hoàng thượng. Sau khi tan hội, hoàng đế ban thưởng cho mỗi người 1 chiếc huy hiệu và luôn luôn phải cài lên mũ.
 Ngoài việc cùng mở hội và vui xuân với Hoàng thượng, vào tiết đông chí, hoàng gia thiết tiệc để các quan lại cùng đến vui với hoàng thượng. Mùng một Tết thông thường là mở triều hội và ăn tiệc chính đán với quy mô rất lớn, các văn võ bá quan trong triều có thể đưa gia đình đến dự. Sau đó đến triều hội thông thường, hoàng cung cũng vẫn tổ chức ăn uống được gọi là “tứ thực” (ban cho ăn). “Tứ thực” còn được gọi là “lang xan” hoặc “ lang hạ xan” (tiệc ở hành lang). Dưới triều Tống thì “lang hạ xan” rất nổi tiếng, theo ghi chép trong “Tống hội yếu” thì tiệc Lang hạ xan được bố trí ở hai dãy hành lang đông tây của hai bên tả hữu cần chính môn bắc, hành lang phía đông là dành cho quan văn ngồi, phía bắc là dành cho quan võ, đây là những quy định tính bắt buộc.
Ngoài việc cùng mở hội và vui xuân với Hoàng thượng, vào tiết đông chí, hoàng gia thiết tiệc để các quan lại cùng đến vui với hoàng thượng. Mùng một Tết thông thường là mở triều hội và ăn tiệc chính đán với quy mô rất lớn, các văn võ bá quan trong triều có thể đưa gia đình đến dự. Sau đó đến triều hội thông thường, hoàng cung cũng vẫn tổ chức ăn uống được gọi là “tứ thực” (ban cho ăn). “Tứ thực” còn được gọi là “lang xan” hoặc “ lang hạ xan” (tiệc ở hành lang). Dưới triều Tống thì “lang hạ xan” rất nổi tiếng, theo ghi chép trong “Tống hội yếu” thì tiệc Lang hạ xan được bố trí ở hai dãy hành lang đông tây của hai bên tả hữu cần chính môn bắc, hành lang phía đông là dành cho quan văn ngồi, phía bắc là dành cho quan võ, đây là những quy định tính bắt buộc.


 Nếu là dân thường thì không có những quy định đón tết riêng. Bắt đầu từ mùng 1 tết, Khai Phong phủ ra thông báo cho phép dân thường được tham gia quan phốc 3 ngày tức là được dùng thực phẩm, rau quả, thịt gà ngan cá, hoa quả, hoa tươi, gạo châu củi quế, lụa là gấm vóc, quần áo mũ mão, gương lược hay mĩ phẩm thậm chí cả rượu cũng có thể mang đến để tham gia quan phốc. Người chơi phải chấp nhận thắng thua. Trong tháng Giêng, Khai Phong phủ cho dựng cổng chào hai bên đường. Người dân có thể tranh thủ thời gian nhàn rỗi nghỉ ngơi của mình ngắm hội đèn, thưởng thức ca nhạc kịch trên phố (được bố trí ở mặt phố lớn phía chính nam hoàng cung), cảnh tượng đông vui náo nhiệt, âm thanh rộn rã khắp nơi.
Nếu là dân thường thì không có những quy định đón tết riêng. Bắt đầu từ mùng 1 tết, Khai Phong phủ ra thông báo cho phép dân thường được tham gia quan phốc 3 ngày tức là được dùng thực phẩm, rau quả, thịt gà ngan cá, hoa quả, hoa tươi, gạo châu củi quế, lụa là gấm vóc, quần áo mũ mão, gương lược hay mĩ phẩm thậm chí cả rượu cũng có thể mang đến để tham gia quan phốc. Người chơi phải chấp nhận thắng thua. Trong tháng Giêng, Khai Phong phủ cho dựng cổng chào hai bên đường. Người dân có thể tranh thủ thời gian nhàn rỗi nghỉ ngơi của mình ngắm hội đèn, thưởng thức ca nhạc kịch trên phố (được bố trí ở mặt phố lớn phía chính nam hoàng cung), cảnh tượng đông vui náo nhiệt, âm thanh rộn rã khắp nơi.


 Triều Minh, Thanh: Đông chí, Tết âm lịch, nguyên tiêu nghỉ liền 1 tháng. Triều đình dần dần giảm bớt thậm chí còn cắt bỏ chế độ “ tuần hưu” (nghỉ 10 ngày) cả năm chỉ quy định có 3 tiết khánh chính tức là đông chí, tết âm lịch và sinh nhật hoàng thượng. Thêm những tiết nhỏ như nguyên tiêu, trung nguyên ( rằm tháng 7)... thì mỗi năm tổng cộng được nghỉ hơn 50 ngày. Đến nhà Thanh về cơ bản vẫn quy định nghỉ lễ trong một năm dựa theo những quy định sẵn có của nhà Minh. Việc triều đình cắt giảm bớt những ngày nghỉ lễ đã bị hầu hết quan lại phản đối. Sau này, triều đình đã thêm vào kỳ nghỉ đông nên cả kỳ nghỉ kéo dài trong 1 tháng. Có thể nói, việc thêm kì nghỉ đông đó là sự điều chỉnh bù vào những ngày nghỉ lễ đã bị giảm bớt trong quy định.
Triều Minh, Thanh: Đông chí, Tết âm lịch, nguyên tiêu nghỉ liền 1 tháng. Triều đình dần dần giảm bớt thậm chí còn cắt bỏ chế độ “ tuần hưu” (nghỉ 10 ngày) cả năm chỉ quy định có 3 tiết khánh chính tức là đông chí, tết âm lịch và sinh nhật hoàng thượng. Thêm những tiết nhỏ như nguyên tiêu, trung nguyên ( rằm tháng 7)... thì mỗi năm tổng cộng được nghỉ hơn 50 ngày. Đến nhà Thanh về cơ bản vẫn quy định nghỉ lễ trong một năm dựa theo những quy định sẵn có của nhà Minh. Việc triều đình cắt giảm bớt những ngày nghỉ lễ đã bị hầu hết quan lại phản đối. Sau này, triều đình đã thêm vào kỳ nghỉ đông nên cả kỳ nghỉ kéo dài trong 1 tháng. Có thể nói, việc thêm kì nghỉ đông đó là sự điều chỉnh bù vào những ngày nghỉ lễ đã bị giảm bớt trong quy định.

 Đến nhà Thanh, kỳ nghỉ được gọi là “ tháng vàng” lại tiếp tục được quy đinh lại. Một năm 3 tiết đông chí, Nguyên đán, Nguyên tiêu được tính từ khi các quan lại và nhân viên công vụ phong ấn. Trong lịch sử các vương triều phong kiến chỉ có quy định nghỉ lễ tết cho các quan viên. Dân thường thì nghỉ ăn tết theo tập tục cổ truyền. Những tiểu thương sẽ nghỉ ăn một số tết đặc trưng của ngành nghề riêng, ví dụ như ngày giỗ tổ nghề. Nông dân cũng có những ngày tết đặc biệt như tết thờ thần thổ địa hay còn gọi là “xã nhật” vào mùa xuân và mùa thu.
Đến nhà Thanh, kỳ nghỉ được gọi là “ tháng vàng” lại tiếp tục được quy đinh lại. Một năm 3 tiết đông chí, Nguyên đán, Nguyên tiêu được tính từ khi các quan lại và nhân viên công vụ phong ấn. Trong lịch sử các vương triều phong kiến chỉ có quy định nghỉ lễ tết cho các quan viên. Dân thường thì nghỉ ăn tết theo tập tục cổ truyền. Những tiểu thương sẽ nghỉ ăn một số tết đặc trưng của ngành nghề riêng, ví dụ như ngày giỗ tổ nghề. Nông dân cũng có những ngày tết đặc biệt như tết thờ thần thổ địa hay còn gọi là “xã nhật” vào mùa xuân và mùa thu.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status