Người phụ nữ bỏng mặt do hơi nồi áp suất, cách xử lý bỏng

Theo các bác sĩ, nhiệt do nồi áp suất thường rất lớn nên nếu không may bị bỏng sẽ gây bỏng diện rộng, bỏng sâu, hoặc các tổn thương nặng.

Nhiều người bị bỏng hơi từ nồi áp suất
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bị bỏng do nồi áp suất với mức độ từ nhẹ đến nặng.
Gần đây nhất là trường hợp của một người bệnh nữ 33 tuổi (Hưng Đạo – Đông Triều) nhập viện do bỏng da vùng mặt, bỏng mi mắt, kết mạc, giác mạc độ I - II do bỏng hơi từ nồi áp suất.
Theo các bác sĩ bệnh viện cho biết: Nhiệt do nồi áp suất thường rất lớn nên nếu không may bị bỏng sẽ gây bỏng diện rộng, bỏng sâu, hoặc các tổn thương nặng nếu có sự cố nổ nồi áp suất như gãy xương chi thể, chấn thương ngực...
Sự cố tai nạn nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng không đúng cách. Do đó, người dân khi dùng nồi áp suất cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng. Hãy luôn thận trọng trong mọi tình huống, tuyệt đối không chủ quan, chỉ 1 phút sơ suất cũng khiến bạn phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề về sức khỏe, tính mạng.
Đừng mở nắp nồi ngay khi vừa nấu xong mà cần xả hơi từ từ thông qua van áp suất, để nồi tản bớt hơi nóng rồi mới mở nắp ra. Việc mở nắp đột ngột khiến áp suất trong nồi giảm đột ngột sẽ có thể gây ra các vụ nổ và khiến người dùng bị bị tổn thương.
Nguoi phu nu bong mat do hoi noi ap suat, cach xu ly bong
Người phụ nữ bỏng mặt do hơi từ nồi áp suất, cách xử lý bỏng hơi - Ảnh minh họa BVCC 
Cách xử lý bỏng hơi tránh để lại sẹo xấu
Nhiều người lầm tưởng rằng bỏng hơi nước không nguy hiểm bằng những loại bỏng khác nhưng thực tế, nhiệt độ của hơi nước cũng lên trên 100 độ C và nếu không có những biện pháp xử lý đúng cách thì rất có thể để lại sẹo xấu trên cơ thể.
Phân biệt mức độ bỏng hơi nước
Khi bị bỏng hơi nước, da sẽ là bộ phận đầu tiên bị tác động, tiếp theo đó là phần cơ bên trong và có thể ảnh hưởng đến cả lớp xương và mạch máu. Bỏng càng nhẹ thì khả năng phục hồi, hoàn nguyên lại tình trạng da cũ càng cao hơn. Nếu mức độ bỏng quá nặng, rất có thể sẽ không thể khôi phục lại như ban đầu vì có thể xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng, hoại tử.
Theo độ sâu của vết bỏng, bỏng hơi nước có thể được phân thành 3 mức độ cơ bản sau:
Mức độ 1: Hơi nước chỉ gây ra tổn thương ở bề mặt da ngoài cùng. Đây là mức độ nhẹ nhất, chỉ hơi ửng đỏ và đau rát trong thời gian đầu sau khi tiếp xúc, sau khoảng 3 ngày vết bỏng sẽ tự lành mà không cần phải chăm sóc hay sử dụng thuốc.
Mức độ 2: Sức nóng của hơi nước ở mức độ 2 sẽ ảnh hưởng đến cả phần biểu bì da nhưng chưa tác động tới phần mô bên dưới lớp da. Với cấp độ 2, nếu được chăm sóc đúng cách thì chỉ sau 1-4 tuần tùy vào cơ địa mỗi người mà lớp da bị bỏng sẽ trở về nguyên dạng ban đầu.
Mức độ 3: Ở mức độ này, tình trạng bỏng đã ăn sâu vào trong phần mô bên trong cơ thể do thời gian tiếp xúc với hơi nước nóng lâu hơn. Nếu chẳng may bị bỏng đến mức độ 3, bạn phải cần chăm sóc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh làm tổn thương nặng hơn, gây nhiễm trùng và có thể hoại tử.
Để tránh biến chứng do bỏng hơi nước nên xử lý theo cách:
Bước 1- Làm dịu vết bỏng hơi nước. Việc đầu tiên cần làm khi bị bỏng là tránh xa nguồn nhiệt và làm mát vết bỏng hơi nước càng nhanh càng tốt. Có thể dùng nước mát để ngâm phần da bị bỏng vào trong khoảng 15-20 phút để giảm cảm giác nóng rát. Ngoài ra, cách làm này còn hạn chế những tổn thương xâm lấn sâu vào bên trong, giúp giảm mức độ bỏng.
Bước 2 - Vệ sinh vết bỏng hơi nước, tránh nhiễm trùng: Sau khi tiến hành ngâm vết bỏng hơi nước trong nước lạnh, để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng của vết bỏng, có thể dùng nước muối sinh lý để rửa lại và lấy khăn mềm thấm khô. Sau đó cần đảm bảo vết bỏng luôn sạch khuẩn, không có vi sinh vật xâm nhập gây viêm nhiễm.
Bước 3- Theo dõi tình trạng vết bỏng: Để quá trình phục hồi vết thương trở nên nhanh chóng và không có sơ suất nào xảy ra làm tình trạng vết bỏng nghiêm trọng hơn, bạn cần tích cực theo dõi, nếu phát hiện các dấu hiệu như nhiễm trùng, hoại tử thì cần phải đến ngay cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
Những lưu ý khi sơ cứu vết bỏng hơi nước
Không ngâm vết bỏng hơi nước trong nước đá. Tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ thấp của đá lạnh có thể làm co thắt mạch máu tại vùng da đang bị bỏng nóng, làm vết bỏng trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ hoại tử.
Không tự ý áp dụng các phương pháp chữa bỏng trái khoa học được truyền miệng trong dân gian như bôi kem đánh răng, nước mắm, đắp củ ráy, bôi các loại củ chuối,... Việc này có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng của vết bỏng và khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.
Không chọc vỡ các bọng nước. Khi bị bỏng hơi nước, phần da bị bỏng có thể phồng rộp, xuất hiện bọng nước. Đây là cơ chế tự bảo vệ cơ thể nên nếu chọc thủng nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Hãy chăm sóc vết bỏng cẩn thận cho đến khi bọng nước tự vỡ ra.

Nhiều chị em bị “bay da đầu” vì uốn tóc bằng hơi nước

Thời gian qua, các bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị bỏng, hoại tử da đầu chỉ vì phương pháp làm đẹp uốn tóc bằng hơi nước.

Bên cạnh phương pháp uốn tóc truyền thống, phương pháp uốn tóc bằng hơi nước (hay còn gọi là phương pháp setting, uốn tóc kỹ thuật số) đang được nhiều chị em lựa chọn vì tạo ra những kiểu tóc thời trang và tự nhiên hơn.
Tưởng bỏng nhẹ, ai ngờ…

Tôi mệt mỏi vì trở thành ô sin cho nhà chồng

Lan đem theo ảo vọng tình yêu và sự trong trẻo, vô tư về nhà chồng. Cô không thể ngờ cuộc sống nhà chồng lại lắm chông gai đến thế! ​

Đám cưới Lan hoành tráng, ô tô rước dâu cả đoàn, nhà trai thuê cả một dàn xe xích lô phủ khăn thêu diêm dúa chở 9 cái tráp xin dâu, khiến cho cả phố nhà Lan lác mắt. Ai cũng trầm trồ khen dâu rể đẹp đôi, khen Lan tốt số lấy chồng khá giả mà nhà chồng lại quý trọng, rước dâu như rước hoàng hậu.

Thế nhưng vừa về nhà chồng, cuộc chiến đầu tiên là cô em chồng tên Như.  Như lấy chồng, đã được bố mẹ mua cho căn chung cư, nhưng ngày nào vợ chồng cô ấy cũng đem con nhỏ về gửi bà, đi làm, rồi trưa tối đều ăn cơm mẹ nấu, xem TV chán chê, 10h đêm cả nhà mới tha nhau về nhà ngủ. “Đều như vắt chanh” thế cũng chả sao, nhưng Như ỷ lại tất tật việc nhà cho chị dâu.

Nguy kịch vì úp bát nóng lên bụng chữa ung thư máu

Chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian lấy thuốc đắp vào bụng và dùng bát nóng úp lên, nam thanh niên 20 tuổi (Bát Xát, Lào Cai) phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 30/9, BSCKI Nguyễn Văn Quân, Phụ trách bộ phận Ngoại ung bướu, Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai) cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân T.M.T (20 tuổi, ở Bát Xát, Lào Cai) trong tình trạng mũi chảy nhiều máu tươi, da bụng phỏng nhiều nước, tổn thương nặng.