Người không được yêu thương nhất lại là người chăm sóc bố mẹ cuối đời

Vị trí của chị hai trong nhà rất đặc biệt. Chị là người nhà tôi nhưng lại chỉ ở nhà tôi 6 năm thôi, từ năm thứ 7 trở đi, chị bị bác cả đưa đi làm con gái bác.

Bác cả không thể sinh con, bởi thế bác đã xin bố một đứa về nuôi, sau khi bàn bạc, bố và mẹ đã đồng ý.
Nhà tôi có 4 anh em, anh cả, chị hai, tôi và cậu em út, tổng cộng 2 nam 2 nữ, đương nhiên là bố mẹ sẽ cho con gái, lúc đầu họ định cho tôi bởi hồi đó tôi mới 4 tuổi, càng nhỏ càng dễ nhận nuôi. Nhưng tôi đã khóc lóc, quậy phá kêu không cần người khác làm bố mẹ mình, một đứa trẻ mới 4 tuổi như tôi đã biết đấu tranh với bố mẹ.
Bố mẹ liền hỏi chị hai có muốn đi không? Chị hai liền bảo: “Để con đi”. Ngày đó chị mới 6 tuổi. Kể từ đó, số phận của chúng tôi bỗng kẻ cách người biệt. Nhà tôi ở Hà Nội còn nhà bác cả ở tận Phú Thọ. Tôi đã từng đến đó, đó là một làng quê xa xôi hẻo lánh, nghèo nàn, lạc hậu. Bác cả là công nhân nhà máy phân bón, bác gái là công nhân nhà máy dệt, điều kiện gia đình không mấy khá giả.
Ngày ra đi, chị hai còn chưa cảm nhận hết sự khác biệt này, nhưng 30 năm sau, sự khác biệt giữa 2 thành phố ấy không thể đem ra so sánh được nữa.
Kể từ đó chị hai rời nhà để làm con gái bác cả, chị gọi hai bác là bố mẹ còn gọi bố mẹ ruột của mình là chú hai và thím hai. Chị hai đi khỏi nhà được một thời gian khá lâu rồi nhưng ngày nào mẹ cũng trốn vào một góc để khóc.
Lần xuất hiện tiếp theo ở nhà tôi, chị đã là một thiếu nữ trưởng thành. Ảnh minh họa.
 Lần xuất hiện tiếp theo ở nhà tôi, chị đã là một thiếu nữ trưởng thành. Ảnh minh họa.
Vì hạnh phúc song toàn của con trai và con gái mà số lần mẹ gọi tên chị hai cũng ngày một ít đi. Hơn chục năm sau, do công việc bận rộn thêm vào đó là sự xa cách về tâm hồn nên giữa chị và chúng tôi dường như cũng cách sông cách biển. Lần gặp lại chị hai là khi chị không thi đỗ đại học. Bác cả đưa chị lên Hà Nội để nghĩ cách, nên cho chị học lại hay đi làm? Thái độ của bố mẹ khá mơ hồ.
Bố bảo: “Cho lên Hà Nội ôn thi lại cũng không tiện lắm, hay là cho nó đi làm luôn”. Mẹ ngồi cạnh lên tiếng: “Thật ra mà nói, lẽ ra chúng em nên đón con bé lên đây học, nhưng thực sự điều kiện hiện tại cũng đương đối khó khăn. Nếu về không tìm được việc làm thì chúng ta sẽ lại nghĩ cách khác vậy”. Mặc dù trong lòng bác cả có đôi chút buồn nhưng bác cũng hiểu cái khó của bố mẹ, bác liền nói: “Đúng thế, ai cũng có cái khó cả, tôi chỉ sợ lỡ dở cả đời con bé thôi”.
Sau này, cứ mỗi lần nhắc đến chị hai là mẹ lại không cầm được nước mắt, kể từ sau lần đó, mãi đến khi chị lấy chồng chúng tôi mới gặp lại chị. 22 tuổi chị đã lấy chồng. Hồi đó tôi đang liên hệ thủ tục đi nước ngoài, còn chị hai lại trở thành vợ người ta. Nói thật, do sự trải nghiệm khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau nên mọi việc chị hai nói và làm, tính cách và thái độ đều khác hẳn chúng tôi, từ trong thâm tâm tôi coi thường chị, coi chị là người nhà quê. Anh cả đi Úc, em út học đại học Sư phạm năm thứ 1, chỉ có chị là làm ở nhà máy phân bón, đã thế lại còn lấy một gã lái xe thô kệch.Thái độ của tôi và cậu em út càng tệ hơn, cảm giác sự xuất hiện của chị mang lại nỗi xấu hổ cho chúng tôi, bởi thế, chúng tôi cứ nhìn chị chằm chằm, nhưng chị thì luôn tỏ ra khoan dung, không chấp nhặt và luôn gọi tên chúng tôi một cách thân mật. Đó chính là chị hai của tôi, một cô gái quê mùa từng khiến chúng tôi xấu hổ.
Mấy năm sau thì chị thất nghiệp, con chị khi đó mới được 5 tuổi. Bác cả mất, chị về ở với bác gái, anh rể bắt đầu đánh bạc, hai anh chị thường xuyên to tiếng với nhau. Chúng tôi biết được điều này là bởi bác gái đã gọi điện lên kể. Ấy vậy mà chị lại bảo với mẹ rằng: “Cả nhà yên tâm, con ở trên này vẫn ổn cả, lương tháng được hơn 2 triệu, anh Cường đối với con cũng rất tốt”. Cường là tên anh rể tôi.
Ở Úc anh cả cũng lấy vợ, cả tháng trời mới điện về nhà được một lần, tôi làm thủ tục đi Mỹ, cậu em út cũng bảo sẽ đi Singapore du học, người duy nhất ở bên bố mẹ tôi chỉ còn lại chị hai mà thôi. Không lâu sau, anh cả cũng có con và muốn đưa mẹ tôi sang đó để trông cháu, nhưng ngày đó sức khỏe bố mẹ cũng yếu lắm rồi, bởi thế, anh đã gọi điện cho chị hai nhờ chị sang giúp. Chị hai không nói một lời lập tức khăn gói ra đi, thấm thoát cũng 2 năm trời. Sau này anh cả bảo, những lúc khó khăn nhất may mà có chị hai giúp. Nhưng tôi luôn có cảm giác mọi người trong nhà vẫn coi thường chị. Chị học vấn thấp, thất nghiệp, lại còn nói giọng địa phương đặc sệt, mặc dù bề ngoài chúng tôi tỏ ra thân thiết với chị nhưng khoảng trống trong lòng thì không dễ gì xóa bỏ.
Sau khi tôi đi Mỹ, cậu em út đi Sing, bác gái cũng qua đời, chị liền lên Hà Nội ở để chăm sóc cho bố mẹ. Thỉnh thoảng tôi cũng gọi điện cho anh cả và cậu em út, trong điện thoại, cả hai đều chỉ trích chị hai rất nhiều. Cậu út bảo: “Sao chị ấy lại lên Hà Nội chứ? Chị thử nghĩ xem, cả đời này bố mẹ chúng ta tích lũy được bao nhiêu tiền? Chắc chắn chị ấy có mưu tính gì”. Nói thật là tôi cũng có suy nghĩ đó, chắc chắn chị đi vì hám của. Sau đó, chị ly hôn, một mình nuôi con và chăm sóc cả bố mẹ, vậy mà chúng tôi lại nghĩ về chị như vậy, có lẽ là do chúng tôi đã tiếp xúc quá nhiều với những chất ô nhiễm bên ngoài mà con người trở nên thế tục, quy kết cả tình yêu vô tư của chị dành cho bố mẹ với những với điều thô tục nhất.
Tối hôm đó mẹ đã khóc khi ngủ cạnh tôi: “Nhìn 3 đứa các con giờ đứa nào cũng sống trong vinh hoa mà mẹ càng cảm thấy tội lỗi và đau khổ, mẹ thật có lỗi với chị hai con”. Tôi thở dài: “Là cái số rồi mẹ ạ, thế nên mẹ cũng đừng nghĩ ngợi nhiều làm gì”. Mẹ chỉ khóc và không phát hiện ra sự lạnh nhạt của tôi. Mẹ lại tiếp: “Tối hôm đó mẹ và chị hai con đã nói chuyện suốt đêm, mẹ định cho chị con một nửa gia sản coi như để bù đắp cho nó, nó đã phải chịu quá nhiều vất vả, nhưng chị con cương quyết không nhận, nó bảo, nó đã có được thứ tài sản quý giá nhất, đó chính là tình yêu của 2 người bố và 2 người mẹ, còn gì quý hơn thế…”. Nghe xong tôi vô cùng ngạc nhiên, quả thật tôi không dám tin vào tai mình, nhưng chưa nói hết câu mà nước mắt mẹ đã ướt đầm, khóc không thành tiếng nữa. Tôi không thể không tin, dần dần khóe mắt tôi cũng ươn ướt, tôi trở mình và thầm gọi tên chị trong tim: “Chị hai, em đã hiểu lầm chị, tội nghiệp chị quá”.
Sau khi bố mất chị hai xuống Hà Nội ở cùng mẹ, mẹ bảo: “Không ngờ trong 4 đứa con, đứa mà mẹ không thương yêu nhất cuối cùng lại trở về bên mẹ”. Tết năm đó mấy anh em chúng tôi đều về Hà Nội. Anh cả tặng chị hai một chiếc áo khoác đỏ, tôi tặng chị một chiếc khăn quàng cổ còn cậu út tặng chị một chiếc quần bò. Bởi vì cả 3 anh em đều nhớ năm nay là năm bản mệnh của chị. Nhận quà chị hai đã khóc. Chị bảo: “Chị thật hạnh phúc, tại sao tất cả hạnh phúc trên đời này đều dành cho một mình chị vậy”. Nghe thấy những lời đó của chị mà chúng tôi không sao cầm được nước mắt. Đó chính là nước mắt đầy tội lỗi và hối hận.

Ham giàu, mất đời con gái cho kẻ săn tình

Khi tôi mềm lòng qua đêm cùng anh trong khách sạn sau khi anh hứa như đinh đóng cột rằng anh sẽ cưới tôi trong thời gian sớm nhất! Vậy mà cho đến hôm nay, 2 tháng đã trôi qua từ ngày tôi trao cho anh đời con gái, anh vẫn biệt tăm...

Bố mẹ sinh được 3 anh em tôi, anh cả đã lấy vợ, có một cô con gái tròn tuổi kháu khỉnh và anh chị vừa mua đất, cất nhà ra riêng ở làng bên. Anh hai tôi sau khi tốt nghiệp trường trung cấp nghề đã khăn gói vào tận khu chế xuất trong Nam để kiếm sống. Vậy là ở nhà còn mỗi mình tôi là gái út, bao nhiêu tình thương, chăm sóc bố, mẹ dành cả cho tôi. Được cái là tôi hiền tính, chịu khó học nên hết cấp III tôi dễ dàng đậu vào đại học kinh tế trên thành phố.

Lý do nực cười khiến mẹ chồng tuyên bố chỉ xây nhà cho chú út

Tuy không muốn mang tiếng là hẹp hòi, ích kỷ nhưng việc làm của mẹ chồng làm tôi khó nghĩ quá.

Chồng tôi có 2 anh em trai, chồng tôi là cả. Tôi và chồng gặp nhau ở trường đại học. Sau khi tốt nghiệp, 2 chúng tôi làm việc chăm chỉ ở thành phố và đã tích lũy được một khoản tiền. Tuy nhiên, sau rồi vợ chồng tôi quyết định sẽ về quê sinh sống và làm việc. Thứ nhất là vì sống xa quê, vợ chồng tôi đều cảm thấy rất nhớ nhà. Thứ hai là vì bố mẹ 2 bên của chúng tôi đều đã có tuổi, cần người để chăm sóc. Sau một thời gian suy nghĩ, bàn tính, chúng tôi quyết định trở về quê, tiếp tục phát triển sự nghiệp.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Sau khi về quê, với kinh nghiệm sẵn có, vợ chồng tôi nhanh chóng xin được một công việc trong một công ty gần nhà. Công việc tuy khá vất vả, lương thấp hơn ở thành phố rất nhiều nhưng ở quê, chúng tôi không mất tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt lại thấp hơn ở thành phố rất nhiều. Hơn nữa, khi về quê, vợ chồng tôi có điều kiện chăm sóc bố mẹ 2 bên, khi có việc gì, chúng tôi không phải xin nghỉ làm rồi đi xe đường dài vất vả như trước nữa.

Em trai chồng tôi vốn khù khờ nên sau khi học hết cấp 3, chú ấy chỉ đi làm mấy công việc lặt vặt quanh làng. Do bản tính nhút nhát, đến giờ 27 tuổi mà chú ấy vẫn chưa lấy được ai. Bình thường, chú ấy rất ít nói, sau khi đi làm chỉ về nhà ăn uống tắm giặt rồi đi ngủ. Dù mẹ chồng tôi cũng nhiều lần thúc giục chuyện cưới xin nhưng em chồng tôi chỉ cười xòa rồi lờ đi.

Hôm trước, trong bữa cơm, mẹ chồng tôi đột nhiên nói chuyện bố mẹ mới mua một miếng đất 100m2 ở gần nhà. Ra Giêng sang năm, bố mẹ sẽ xây một ngôi nhà khoảng 60m2 cho chú út. Còn ngôi nhà cấp 4 này bố mẹ sẽ để lại cho vợ chồng tôi. Mẹ chồng biết vợ chồng tôi đã tích cóp được 1 khoản tiền nên hối thúc vợ chồng tôi sửa sang lại nhà cửa rồi đón Tết.

Cách tính toán, chia trác của mẹ chồng làm cả tôi và chồng đều bất ngờ. Nói như vậy hóa ra trong nhà có bao nhiêu tiền của, bố mẹ chồng cho hết chú út, còn vợ chồng tôi chỉ được cái nhà lại phải bỏ thêm tiền để sửa chữa thậm chí xây mới.

Chồng tôi không nói gì nhiều, chỉ bảo một câu: “Vâng, để chúng con tính.” Thấy thái độ của tôi có vẻ không vừa ý, mẹ chồng nói đỡ: “Thằng Thành (em chồng tôi) nó không được khôn ngoan như 2 anh chị nên mẹ dành cho em nó phần hơn. Giờ đàn bà, con gái ít nếu nó không có nhà cửa đàng hoàng, không chắc đến bao giờ mới có người chịu theo về làm vợ nó.”

Nghe những lời của mẹ chồng, tôi thấy ấm ức vô cùng, trước khi chúng tôi cưới, bố mẹ chồng đã từng hứa có gì sẽ chia đều cho anh em. Vậy mà giờ lại nhất bên trong, nhất bên khinh.

Năm ngoái, khi Tết đến, tôi còn đưa mẹ chồng đi sắm Tết mất mấy triệu bạc. Khi mẹ chồng ốm, vợ chồng tôi không quản ngại đường xa về chăm sóc và chi trả toàn bộ tiền viện phí. Vậy mà giờ mẹ chồng tôi lại cư xử như vậy, khiến tôi cảm thấy chạnh lòng.

Khi tôi dọn dẹp dưới bếp, tôi nghe mẹ chồng có rỉ tai với chồng tôi rằng vừa rồi, em chồng tôi có dẫn bạn gái về nhà ra mắt. Nhưng cô này đòi ở riêng thì mới chịu cưới hỏi. Thấy thằng Thành rất yêu mến và muốn cưới cô nên bố mẹ chồng tôi mới đành làm vậy và chồng tôi cũng có vẻ muốn xuôi theo.

Buổi tối khi có 2 vợ chồng, chồng tôi cũng thỏ thẻ: “Thôi thì mình là anh, đành chịu thiệt một chút. Anh nghe mẹ bảo sau khi mua đất bố mẹ cũng không có đủ tiền để xây một căn nhà đẹp cho chú nó. Em xem mình có thể đưa cho bố mẹ chút gì đó hay không?”

Tôi vẫn chưa trả lời chồng vì thực sự tôi không biết nói gì. Tôi thực sự thấy bực mình với cách cư xử của bố mẹ chồng và chồng quá.


Độc đáo những dụng cụ hỗ trợ giấc ngủ mọi lúc mọi nơi

(Kiến Thức) - Gối ôm ngủ hình con gấu, chăn ủ chân nàng tiên cá, dép ủ ấm chân... là những dụng cụ hỗ trợ giấc ngủ đô%3ḅc đáo nhất hành tinh.

Doc dao nhung dung cu ho tro giac ngu moi luc moi noi
 Gối ôm ngủ hình con gấu êm ái hỗ trợ giấc ngủ.