Người đàn ông bị suy tim, chỉ vì món ăn mùa đông

Lẩu là món ăn không thể thiếu vào mùa đông. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách thì món ngon này cũng có thể gây ra nhiều bệnh tật. Nhất là đối với những người vốn gặp vấn đề về tim mạch.

Những ngày gần đây, dư luận Đài Loan (Trung Quốc) liên tục xôn xao vì thông tin một người đàn ông bị  suy tim, phù phổi dẫn đến suýt mất mạng sau khi ăn lẩu.

Người đó chính là anh Trần (tên đã được thay đổi), làm công việc văn phòng, năm nay 40 tuổi. Được biết, anh vốn thích ăn lẩu, mùa đông lạnh giá làm anh càng ăn món này thường xuyên hơn. Anh cho biết, mỗi buổi tối trở về nhà sau khi đi đường lạnh cóng, chẳng còn gì tuyệt hơn một nồi lẩu bốc khói nghi ngút vừa thơm ngon vừa ấm áp.

Sáng sớm ngày 14/12, vừa tỉnh giấc thì anh Trần bỗng nhiên cảm thấy khó thở và đau tức ngực. Bởi vì anh có tiền sử mắc và điều trị bệnh tim trong quá khứ nên người thân vội vã đưa anh đến bệnh viện. Trong quá trình xe cấp cứu di chuyển, anh Trần đã rơi vào trạng thái hôn mê, rất nguy kịch.

Bác sĩ khoa cấp cứu Cao Vĩ Bằng tại Bệnh viện Đại học Y khoa Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) là tiếp nhận và điều trị cho anh Trần. Sau khi thăm khám, phát hiện chứng suy hô hấp cấp dẫn tới khó thở, đau tức ngực dữ dội của bệnh nhân là do bị suy tim kết hợp với phù phổi cấp.

May mắn là đến bệnh viện kịp thời nên đã không bỏ lỡ thời điểm vàng cấp cứu. Bác sĩ Cao kể lại, dù trải qua nhiều khó khăn nhưng cuối cùng đã giữ được tính mạng cho bệnh nhân.

Khi thông tin anh Trần suýt mất mạng sau khi ăn lẩu quá thường xuyên được báo chí đưa tin, rất nhiều người bất ngờ và cảm thấy không thể tin được. Tuy nhiên, bác sĩ Cao cho biết, đúng là nguyên nhân xuất phát từ lẩu nhưng bản thân anh Trần cũng là một trường hợp đặc biệt.

Hóa ra, anh từng mắc bệnh tim và phải phẫu thuật thay van tim trong quá khứ. Trong khi đó, cơ thể của anh lại hấp thụ quá nhiều muối và nhiều nước khi ăn lẩu. Bởi vì theo người nhà kể lại, ngoài mê uống nước lẩu thì anh vốn thích đồ ăn đậm vị hơn người khác. Không chỉ nêm nhiều muối trong lẩu mà rau hoặc thịt sau khi nhúng lẩu xong cũng thường chấm thêm nước chấm, sốt hoặc muối tiêu để ngon miệng hơn.

Bác sĩ Cao giải thích, đối với người bình thường, uống nhiều nước là điều tốt, nhưng đối với bệnh nhân suy tim lại trở thành có hại. Tương tự, lượng muối mà anh Trần hấp thụ qua món lẩu đối với người khỏe mạnh chỉ ở mức bình thường, nhưng với người có tiền sử bệnh tim như anh thì lại trở nên nguy hiểm. Chưa kể, thời tiết mùa đông với nhiệt độ xuống thấp làm tăng nguy cơ mắc hoặc biến chứng trở nặng cho các bệnh tim mạch.

Ăn lẩu cũng cần cẩn trọng, nhất là với 8 nhóm người này

Theo bác sĩ Cao, từ đầu mùa đông đến nay, số bệnh nhân cấp cứu bệnh tim mạch tại bệnh viện của ông đã tăng khoảng 20% đến 30% so với bình thường và có xu hướng tiếp tục tăng cao trong những ngày giảm nhiệt độ sắp tới. Trong đó, đứng đầu là 3 bệnh: đột quỵ do mạch máu não, nhồi máu cơ tim và suy tim.

Với anh Trần, anh không chỉ suy tim mà còn bị phù phổi cấp. Bác sĩ giải thích, tỷ lệ tử vong của nhồi máu cơ tim là 2 - 5%, nếu bị phù phổi thì tỷ lệ tử vong sẽ tăng lên 10%. Chưa kể bệnh nhân này còn có tiền sử mắc bệnh tim mạch nghiêm trọng.

Nguoi dan ong bi suy tim, chi vi mon an mua dong

Ảnh minh họa

Qua trường hợp của anh Trần, ông nhắc nhở rằng dù lẩu ngon và phù hợp cho mùa đông chúng ta cũng không nên ăn quá thường xuyên. Chỉ riêng đồ ăn quá nóng hay cay nhiều cũng đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh thực quản, dạ dày, trong đó bao gồm cả ung thư. Đặc biệt là nguy cơ nhiễm vi khuẩn do thực phẩm nhúng lẩu chưa chín kỹ hay sử dụng thực phẩm chế biến sẵn quá nhiều như xúc xích, viên thả lẩu… làm tăng nguy cơ bệnh tật.

Lẩu mùa đông cũng dễ bị nhiều chất đạm hoặc hải sản, nội tạng động vật nên không nên ăn quá thường xuyên và phải chú ý thay nước lẩu. Bởi vì nước lẩu đun sôi nhiều lần sản sinh ra nhiều chất có hại cho sức khỏe như muối, purine và nitrite. Nitrite tiếp xúc với các acid amin trong thịt ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành hợp chất nitrosamines có khả năng phá hỏng cấu trúc DNA, làm tăng nguy cơ ung thư. Do đó, cần thay nước lẩu sau khoảng 30 phút đun sôi, trước khi thực phẩm biến chất.

Đặc biệt, bác sĩ Cao nhắc nhở rằng có 8 nhóm người nên hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn lẩu:

- Người mắc bệnh gout.

- Người tiểu đường.

- Người bị cao huyết áp.

- Người mắc bệnh gan.

- Người bị viêm họng mãn tính.

- Người bị viêm dạ dày.

- Phụ nữ mang thai.

- Người bị suy tim, mắc bệnh tim mạch.

Ông nhấn mạnh, những người này nếu vẫn muốn ăn lẩu thì phải chú ý ăn nhạt, ít cay, thực phẩm chín kỹ, chờ nguội mới ăn, chủ yếu là ăn rau và không uống nước lẩu.

Nguoi dan ong bi suy tim, chi vi mon an mua dong-Hinh-2

Ảnh minh họa

Vào mùa đông, tất cả chúng ta cũng phải chú trọng giữ ấm, nhất là những người có tiền sử bệnh tim mạch như anh Trần. Trong đó, đặc biệt lưu ý buổi sáng vừa thức dậy và buổi tối khi vừa trở về nhà. Đây là những thời điểm nhiệt độ chênh lệch cao, dễ làm mạch máu co lại, tăng huyết áp, tăng nguy cơ cho bệnh tim mạch.

Năm loại thực phẩm chuyên gia dinh dưỡng hiếm khi ăn

Bơ thực vật, xúc xích, bánh mì trắng… là những món ăn quen thuộc nhưng không có lợi cho sức khỏe.

Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Jamie Feit chia sẻ với Health Digest về những loại thực phẩm mà cô ít khi ăn và thảo luận về tác động của chúng đến cơ thể.

Bơ thực vật

Nam loai thuc pham chuyen gia dinh duong hiem khi an

Bơ thực vật được sử dụng khá phổ biến. Ảnh minh họa: Tofubud

Dầu thực vật được hydro hóa một phần để tạo ra bơ thực vật có kết cấu mềm mịn. Điều này dẫn đến sự hình thành các axit béo chuyển hóa. "Axit béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, viêm nhiễm trong cơ thể”, Feit cho biết.

Thay vào đó, vị chuyên gia trên vẫn lựa chọn loại bơ truyền thống. Đối với các món nướng không cần nguyên liệu liên quan tới sữa, cô sử dụng dầu dừa. “Hãy dùng các nguyên liệu sạch, ít qua chế biến nhất có thể", Feit khuyên.

Xúc xích và bánh mì trắng

Nam loai thuc pham chuyen gia dinh duong hiem khi an-Hinh-2

Bánh mì trắng và xúc xích ngon miệng nhưng nhưng ít chất dinh dưỡng. Ảnh: Health Digest

Xúc xích được chế biến bằng cách lấy các bộ phận khác nhau của động vật, cắt nhỏ trộn với đường, muối, chất bảo quản, chất phụ gia tạo màu.

Feit thường chọn các sản phẩm thịt ít qua chế biến hơn. Đó có thể là bánh mì kẹp thịt, thậm chí là thịt nướng hay bất kỳ loại thịt nào mà bạn có thể nhận ra tất cả các thành phần.

Nữ chuyên gia cũng tránh xa bánh mì trắng. Cô nói: "Bánh mì trắng được làm bằng bột mì đã tẩy trắng. Đây là loại bột mì chất lượng tệ nhất vì tất cả các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe đều bị lấy đi".

Bánh mì trắng tinh cũng có thể chứa đường và dầu đậu nành. Feit giải thích rằng những thực phẩm chế biến kỹ như vậy làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm và béo phì.

Một sự thay thế lành mạnh cho bánh mì trắng là bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.

Chất làm ngọt nhân tạo và sữa chua có đường

Nam loai thuc pham chuyen gia dinh duong hiem khi an-Hinh-3

Bạn nên chọn sữa chua không đường bổ sung thêm các loại quả. Ảnh: Eatthis

Sữa chua có đường thông thường chứa rất nhiều đường. Đó là đường tự nhiên từ sữa và đường bổ sung để tạo hương vị. Do đó, sữa chua có đường không giúp chúng ta no lâu. Có một số lựa chọn thay thế lành mạnh hơn như sữa chua Hy Lạp nguyên chất bổ sung một lượng protein làm chậm quá trình hấp thụ đường tự nhiên có trong sữa chua.

Ngoài ra, bạn nên thêm một số loại quả vào sữa chua để ăn ngon miệng hơn.

Chuyên gia cũng không khuyến khích bạn sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để thay thế đường. Feit cảnh báo: “Không chứa calo không có nghĩa đường nhân tạo lành mạnh”. Những sản phẩm này có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa và làm mất cân bằng lượng đường trong máu, hệ vi sinh vật và quá trình trao đổi chất.

Sự lựa chọn tốt hơn là mật ong hoặc đường thông thường, giới hạn không quá lượng khuyến nghị hằng ngày là 6 thìa cà phê đối với phụ nữ và 9 thìa cà phê đối với nam giới,

10 loại virus “chết chóc” nhất lịch sử

Trang Livescience liệt kê 10 loại virus nguy hiểm nhất, dựa trên số người tử vong vì chúng.

10 loai virus “chet choc” nhat lich su
 1. Virus Marburg: Virus Marburg được đặt theo tên của Marburg, một thị trấn nhỏ ở miền trung nước Đức, nơi bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1967. Tuy nhiên, căn bệnh này thực sự bắt nguồn từ Uganda. Các công nhân Đức tại một phòng thí nghiệm ở Marburg đã mắc bệnh từ những con khỉ bị nhiễm bệnh, được nhập khẩu từ Uganda. Ảnh: Getty. 

10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-2
Marburg là bệnh sốt xuất huyết do virus cùng họ với Ebola gây ra và có khả năng lây nhiễm cao, tỷ lệ tử vong cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong trong đợt bùng phát đầu tiên (năm 1967) là 24%, nhưng tỷ lệ này là 83% trong đợt bùng phát năm 1998-2000 ở Cộng hòa Dân chủ Congo và 100% trong đợt bùng phát năm 2017 ở Uganda. Ảnh: Getty.  

10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-3
2. Virus Ebola: Năm 1976, đợt bùng phát dịch Ebola đầu tiên được biết đến ở người xảy ra đồng thời ở Cộng hòa Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo. Chủng Ebola Bundibugyo có tỷ lệ tử vong là 25% trong khi chủng Zaire có tỷ lệ tử vong cao tới 90%. Ảnh: Reuters.  

10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-4
Đợt bùng phát Ebola lớn nhất được ghi nhận ở Tây Phi vào đầu năm 2014 và mất hai năm để giải quyết. Trong thời gian đó, 28.652 người bị lây nhiễm và khiến 11.325 người tử vong, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC). Ảnh: Shutterstock.  

10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-5
 3. Virus rabies (bệnh dại): Theo một nghiên cứu năm 2019 trong Báo cáo hàng tuần về bệnh tật và tử vong của CDC, khoảng 59.000 người tử vong mỗi năm vì căn bệnh do virus này gây ra. Ảnh: CDC. 

10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-6
 Sau khi bị động vật nhiễm virus rabies cắn hoặc cào, bạn phải đi tiêm vắc xin phòng dại hoặc điều trị ngay lập tức. Nếu không, virus sẽ làm tổn thương não và dây thần kinh. Theo CDC, virus này có tỷ lệ tử vong là 99%. Ảnh: Wikipedia. 
10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-7
4. Virus HIV: Ước tính có khoảng 32 triệu người đã chết vì HIV kể từ khi căn bệnh này được phát hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1980. Vào năm 2021, có 650.000 ca tử vong liên quan đến HIV trên toàn thế giới. Ảnh: CDC.  

10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-8
5. Virus gây bệnh đậu mùa: Năm 1980, Đại hội đồng Y tế Thế giới tuyên bố bệnh đậu mùa đã được loại trừ. Nhưng trước đó, con người đã chiến đấu với bệnh đậu mùa trong hàng nghìn năm. Chỉ trong thế kỷ 20, bệnh đậu mùa đã giết chết 300 triệu người, theo National Geographic. Ảnh: Getty.  

10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-9
 6. Virus Hanta: Hội chứng phổi do virus Hanta là căn bệnh gây tử vong, lần đầu tiên được chú ý rộng rãi ở Mỹ vào năm 1993. Theo CDC, hơn 833 người ở Mỹ mắc bệnh này tính đến cuối năm 2020, và 35% người tử vong vì nó. Ảnh: Getty. 

10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-10
 7. Virus cúm: Cúm gây tử vong với tỷ lệ nhỏ ở người nhiễm, trong 100.000 người mắc thì khoảng 1,8 người tử vong mỗi năm, theo CDC. Tuy nhiên, nó lây cho rất nhiều người nên trở thành một trong những "kẻ giết người" hàng đầu trên toàn thế giới. Ảnh: Getty. 

10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-11
Theo WHO, trong một mùa cúm điển hình, có tới 650.000 người trên toàn thế giới sẽ chết vì căn bệnh này. Ảnh: Getty.  

10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-12
8. Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết: Theo WHO, sốt xuất huyết Dengue lây nhiễm cho 100 đến 400 triệu người mỗi năm. Mặc dù sốt xuất huyết Dengue có tỷ lệ tử vong thấp hơn một số loại virus khác, khoảng 1%, virus có thể gây bệnh giống Ebola có tỷ lệ tử vong lên tới 20% nếu không được điều trị. Ảnh: Getty.  

10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-13
 9. Virus Rota: Virus rota gây bệnh tiêu chảy khiến khoảng 200.000 trẻ tử vong mỗi năm, chủ yếu là ở Nigeria và Ấn Độ, theo PreventRotavirus. Ảnh: CDC. 

10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-14
10. Virus SARS-COV-2: Virus SARS-COV-2 gây bệnh COVID-19 đã trở thành nguyên nhân gây tử vong do virus hàng đầu kể từ khi dịch bùng phát vào năm 2020. Tính đến tháng 10/2022, virus đã khiến hơn 6,57 triệu người tử vong và còn tiếp tục tăng. Theo OurWorldInData, virus này đã lây nhiễm cho ít nhất 626 triệu người. Ảnh: Getty.  

Nguyên tắc “vàng” chăm sóc da mùa đông

Không khí khô, lạnh có thể khiến da bạn bị ngứa, đỏ và kích ứng. Dưới đây là một số nguyên tắc chăm sóc da bạn cần lưu ý trong mùa đông.

1. Tối đa hóa độ ẩm
Theo Cleveland Clinic, máy tạo độ ẩm trong nhà hoặc văn phòng giúp phục hồi độ ẩm cho không khí, qua đó giữ cho làn da ngậm nước. Độ ẩm trong nhà nên duy trì ở mức từ 30 đến 50%.