Người dân đổ sữa bò phản đối trạm thu mua ​Dalat Milk

Sáng 10/1, hàng chục người bức xúc mang sữa tươi tồn trong nhiều ngày đến đổ trước trạm thu mua của công ty Dalat Milk tại huyện Đơn Dương, Lâm Đồng.

Ngày 19/11, tại buổi họp báo thường kỳ do Sở Thông tin - truyền thông Lâm Đồng tổ chức, đại diện Công ty Dalat Milk thừa nhận công ty không đủ năng lực chế biến, tiêu thụdẫn đến tình trạng hàng chục người dân mang sữa bò đổ trước cơ sở thu mua của công ty này.
Trong khi đó, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng thừa nhận đã không kiểm soát đàn bò trong thời điểm sữa bò được giá dẫn đến số lượng đàn bò tăng nhanh vượt quá quy hoạch và khả năng thu mua của các công ty chế biến sữa, khiến hàng loạt nông dân khó khăn vì không bán được sữa nguyên liệu.
Nguoi dan do sua bo phan doi tram thu mua ​Dalat Milk
 Đa số đàn bò sữa ở Lâm Đồng là bò đạt chất lượng có nguồn cung cấp là các công ty sữa. Ảnh: Mai Vinh.
Ông Đoàn Anh Tùng, phó tổng giám đốc Công ty Dalat Milk, thừa nhận Dalat Milk chỉ có thể thu mua sữa tươi nguyên liệu của nông dân khoảng 6,5 tấn/ngày. Tuy nhiên từ tháng 8/2014 đến nay, sản lượng sữa tươi nguyên liệu do nông dân sản xuất hơn 9 tấn/ngày, vượt quá năng lực sản xuất, kinh doanh của công ty.
Vì vậy, Dalat Milk đã ra văn bản về việc thu mua sữa bò nguyên liệu của 132 nông dân theo định mức 16 kg/ngày/con. Sáng 10/1, hàng chục người dân bức xúc mang sữa tươi tồn dư trong nhiều ngày đến đổ trước trạm thu mua của công ty tại huyện Đơn Dương để phản đối.
Văn bản này hiện đã được Công ty Dalat Milk thu hồi.
Tại buổi họp báo, ông Lê Văn Minh - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng - cho rằng do năm 2013 sữa bò bán được giá cao nên người dân phát triển ồ ạt đàn bò.
“Quan điểm của tỉnh là người dân làm ăn có lãi thì không có lý do gì để ngăn việc tăng số lượng bò sữa. Do đó, tổng đàn bò tăng nhanh, khó kiểm soát chỉ trong một thời gian ngắn khiến việc tiêu thụ sữa gặp khó khăn”, ông nói.
Tại buổi họp báo, UBND tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa đưa ra được giải pháp giải quyết lượng sữa bò dân không bán được hoặc phải bán tống bán tháo với giá thấp.

Tính đến cuối năm 2014, tổng đàn bò sữa của các các hộ chăn nuôi cá thể tại tỉnh Lâm Đồng khoảng 14.000 con. Riêng hai huyện Đức Trọng, Đơn Dương chiếm khoảng 12.000 con. Số đàn bò vượt xa tính toán của tỉnh, bằng chỉ tiêu trong quy hoạch đàn bò của tỉnh đến năm 2020.

Thêm một lô sữa Similac GainPlus Eye-Q nghi nghiễm khuẩn

(Kiến Thức) - Nhiều thông tin mới nhất về sữa Similac GainPlus Eye-Q nghi nhiễm khuẩn được ông Đỗ Thái Vương, Giám đốc đối ngoại Abbott Laboratories S.A cung cấp.

 

Theo đó, Văn phòng đại diện Abbott tại Việt Nam (Abbott) và công ty TNHH Dinh dưỡng 3A sau khi đối chiếu kỹ lưỡng với Fonterra và thực tế nhập khẩu, trong danh sách các lô có thể bị ảnh hưởng đã xuất ra thị trường, Abbott đính chính lô số 2567G54119 thành lô số 2566G54120. Đồng thời, hãng sữa này cũng bổ sung thêm 1 lô số 2676G54120 bị nghi nhiễm khuẩn.

Những mỏ dầu khủng nhất thế giới năm 2015

(Kiến Thức) - Với trữ lượng dầu ngày càng tăng, Mỹ đã vượt qua Ả Rập Saudi và Nga trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Nhung mo dau khung nhat the gioi nam 2015
Với tổng lượng dầu thô đạt 12,31 triệu thùng/ngày (số liệu năm 2013), Mỹ trở thành mỏ dầu lớn nhất thế giới năm 2015. Chiết xuất dầu mỏ đang tăng từ các nguồn cơ sở đá phiến sét tại Texas và Bắc Dakota, sau khi các công ty sử dụng phương pháp tách đá bằng dung dịch áp suất cao, một quá trình được gọi là “nứt vỉa thủy lực”.

Công đoạn sản xuất kỳ linh Ất Mùi 60 năm tái xuất

(Kiến Thức) - Kỳ linh Ất Mùi được cho là 60 năm mới tái xuất. Để thếp vàng linh vật này, các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã phải mất đến 30 ngày.

Theo chu kì can chi thì sau 60 năm, năm Ất Mùi mới xuất hiện trở lại. Để sản xuất "kỳ linh Ất Mùi độc nhất vô nhị, các nghệ nhân tài hoa của làng gốm Bát Tràng đã phải mất 30 ngày mới hoàn thành. Và tác phẩm tâm linh này vừa được ra mắt hôm nay, với ý nghĩa mang đến sức mạnh đẳng cấp, tài lộc cho chủ nhân.

Cùng xem công đoạn sản xuất kỳ linh Ất Mùi 60 năm mới tái xuất: