Ngựa vằn tung đòn “độc” khiến linh dương ngất xỉu, ngã lăn ra đất

Dân trí Dẫu sở hữu vũ khí "hạng nặng", nhưng ngựa vằn lại hiếm khi sử dụng chúng đúng cách, và thậm chí đôi khi là sai mục tiêu. 

Linh dương đầu bò ngựa vằn thường chung sống hòa bình với nhau, vì cả hai đều là loài ăn cỏ. Tuy nhiên, vẫn có một số tình huống hy hữu xảy ra khiến chúng không kịp trở tay.
Trong đoạn video thú vị được ghi lại ở công viên quốc gia Kruger (Nam Phi), có thể thấy con linh dương đầu bò đang mải mê ăn cỏ, thì bất ngờ nhận phải một cái đá hậu của ngựa vằn.
Mặc dù cú đá không quá mạnh, song lực tác động và vị trí thẳng vào mặt con linh dương đã khiến nó choáng váng, nằm lăn quay ra đất và bất động trong giây lát.
Trong khi nạn nhân giãy giụa, cố gắng để ngồi dậy, thì kẻ "tội đồ" lại thản nhiên bỏ chạy mà chẳng thèm đoái hoài tới hậu quả.
Rốt cuộc sau vài phút, con linh dương vẫn chưa thể trở lại trạng thái bình thường, thậm chí tỏ ra vô cùng đau đớn.
Theo tính toán của các nhà sinh vật học, mặc dù cùng họ ngựa, song cú đá của ngựa vằn so với ngựa thường là mạnh hơn rất nhiều.
Trên thực tế, chúng là loài vật có cú đá mạnh mẽ nhất trên hành tinh của chúng ta, với lực gần 3000 PSI. Lần lượt xếp sau là hươu cao cổ (2000 PSI) và Kangaroo đỏ (800 PSI).
Lực tác động này là đủ để làm gãy hàm của một con cá sấu, sư tử hay một số loài đi săn phổ biến ở châu Phi.
Thực tế đã từng ghi nhận ngựa vằn có thể giết chết một con sư tử đực châu Phi nặng 280 kg chỉ bằng một cú đá vào cơ thể.
Dẫu sở hữu vũ khí "hạng nặng", nhưng ngựa vằn lại hiếm khi sử dụng chúng đúng cách, và thậm chí đôi khi là sai mục tiêu như trường hợp của đoạn video trên.

Mã QR: Thông tin cá nhân có được an toàn?

Mã QR đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước thế giới, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19. Tuy nhiên, không ít người đang đặt ra câu hỏi: “Liệu thông tin của chúng ta có thực sự an toàn khi sử dụng mã QR gần như hàng ngày và mọi nơi?”.

Mã QR đang được sử dụng để xác nhận tiêm chủng và khai báo y tế không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước lớn trên thế giới như Trung Quốc, Đức, Mỹ, Anh. Trong tình hình dịch COVID-19 căng thẳng hiện nay, đây là một trong những cách nhanh nhất để xác nhận thông tin tiêm phòng và tình trạng sức khỏe của công dân.
Ma QR: Thong tin ca nhan co duoc an toan?
 Người mua sắm phải quét mã QR trên điện thoại thông minh của họ để vào trung tâm mua sắm. Ảnh: AFP

Kinh ngạc hành tinh duy nhất ung dung tồn tại khi Mặt trời "giãy chết"

Các nhà khoa học đã phát hiện một ngôi sao có khởi đầu tương tự Mặt trời, từ đó hiểu thêm về xác suất các hành tinh có thể sống sót sau khi sao trung tâm không còn.

Kinh ngac hanh tinh duy nhat ung dung ton tai khi Mat troi
 Các nhà khoa học đã phát hiện một hành tinh giống sao Mộc đang quay xung quanh một ngôi sao lùn trắng đã chết. Ngôi sao này vốn khởi đầu tương tự Mặt trời, trước khi căng phồng thành sao đỏ khổng lồ và kế đến là đổ sụp thành sao lùn trắng.

Cặp ngựa vằn thân thiết hóa tình địch, tử chiến giành quyền giao phối

(Kiến Thức) - Vốn là loài hiền lành, tuy nhiên vào mùa giao phối, những con ngựa vằn đực trưởng thành trên khắp các vùng đồng cỏ ở châu Phi thường tỏ ra cực kỳ hung dữ.

Cap ngua van than thiet hoa tinh dich, tu chien gianh quyen giao phoi
Ngựa vằn vốn được biết đến là một trong những loài vật hết sức hiền lành. Tuy nhiên, vào mùa giao phối, những con ngựa vằn đực trưởng thành trên khắp các vùng đồng cỏ ở châu Phi thường tỏ ra cực kỳ hung dữ.

Top quái vật biển sâu nhìn mặt một lần cả đời ám ảnh

Những sinh vật sống ở vùng biển sâu luôn là một bí ẩn gây tò mò cho con người. Chúng sở hữu vẻ ngoài và những đặc điểm đáng sợ khiến ai gặp cũng phải hoảng hồn. 

Top quai vat bien sau nhin mat mot lan ca doi am anh
 Cá mập mào là một loài cá mập đầu bò, sống ở độ sâu hàng ngàn mét dưới đáy đại dương. Cá mập mào là một trong những loài sinh vật nguy hiểm nhất thế giới, thậm chí còn được mệnh danh là sát thủ đại dương.

Nước từ trường chữa COVID-19: Chuyên gia nói gì?

Có thông tin rằng nước từ trường có thể hỗ trợ bệnh nhân COVID-19 không bị cơn bão Cytokine tấn công, giúp giảm tỉ lệ bệnh nặng hoặc tử vong.

Hơn 90% bệnh nhân COVID-19 tử vong do "cơn bão Cytokine"