Ngôi chùa có 5 tăng sĩ phát nguyện ra Trường Sa

(Kiến Thức) - Thượng tọa Thích Trừng Thi cho biết: “Chùa chúng tôi thấy rất vinh dự vì có tới 5 tăng sĩ phát nguyện ra Trường Sa làm nhiệu vụ Phật sự”.

Sáng 23/9, chúng tôi đến thăm chùa Tòng Lâm Lô Sơn tọa lạc trên một quả đồi (thuộc thôn Như Xuân, xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Ngôi chùa có đến 5 tăng sĩ ra Trường Sa làm nhiệm vụ Phật sự.
Trước chánh điện ngôi chùa.
Trước chánh điện ngôi chùa.
Trao đổi với phóng viên, Thượng tọa Thích Trừng Thi – Trưởng Ban Trị sự GHPGVN huyện Diên Khánh, trụ trì chùa cho biết: “Chùa chúng tôi thấy rất vinh dự vì có tới 5 tăng sĩ phát nguyện ra Trường Sa làm nhiệu vụ Phật sự. Trong đó 2 tăng sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ trở về, 1 tăng sĩ xin ở lại thêm nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, đó là Đại đức Thích Minh Huy, hiện đang trụ trì tại chùa Sinh Tồn và hôm nay lại có thêm 2 tăng sĩ sắp lên đường ra Trường Sa là Đại đức Thích Tâm Thành (sinh 1983, tốt nghiệp Đại học Phật giáo Sài Gòn năm 2011) và Đại đức Thích Nguyên Ngọc (sinh 1972), theo sự phân công 2 Đại đức sẽ trụ trì tại chùa ở đảo Nam Yết”.
Trước Đại tượng Phật A Di Đà cao kỷ lục.
Trước Đại tượng Phật A Di Đà cao kỷ lục.
Được biết ngôi chùa này được khởi dựng từ năm 1957, trong kháng chiến chống Mỹ chùa từng là cơ sở cách mạng, đến năm 1985 bắt đầu tu sửa lại. Hiện nay, chùa có tổng diện tích xây dựng và khuôn viên khoảng 5ha. Riêng phần kinh phí xây chùa 2 tầng khoảng 20 tỷ đồng. Năm 2009, trụ trì chùa tiến hành khởi công xây dựng Đại tượng Phật Từ Phụ A Di Đà nằm trên quả núi Đá Lố thuộc khuôn viên của nhà chùa. Đại tượng có tổng chiều cao 48m, đường kính 9m, trong đó phần chân đế có đường kính 24m. Tổng kinh phí khoảng trên 7 tỷ đồng.
Hiện nay nhà chùa có 44 Chư tăng tu tập (trong đó có một Thượng tọa trụ trì chùa và 15 Đại đức). Ngày 28/1/2013, Đại tượng Phật xây dựng tại chùa đã được Trung tâm kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục tượng Phật cao nhất Việt Nam cho công trình Đại Phật Từ Phụ A Di Đà. Khi được hỏi về nguồn kinh phí xây chùa, Thượng toạ Thích Trừng Thi cho biết: “Kinh phí chủ yếu do Phật tử trong nước tiến cúng và một số Phật tử có thân nhân ở nước ngoài, người ủng hộ nhiều nhất khoảng 200 triệu”.
Hai đại đức bên trụ trì chùa (Thượng tọa Thích Trừng Thi ngồi giữa).
Hai đại đức bên trụ trì chùa (Thượng tọa Thích Trừng Thi ngồi giữa).
Lý giải về việc ngôi chùa Tòng Lâm Lô Sơn có đến 5 tăng sĩ phát nguyện ra Trường Sa làm nhiệm vụ Phật sự, Đại đức Thích Tâm Thành, người từng tốt nghiệp Đại học Phật giáo Sài Gòn năm 2011 cho biết: “Tôi xuất gia tu tập từ lúc 6 tuổi. Tôi có quan điểm rất rõ ràng và ý thức trách nhiệm với dân tộc bởi mình là công dân Việt Nam, người tu hành luôn làm tốt lời dạy Đạo pháp và dân tộc… Tôi còn trẻ, nên ai cũng có hoài bão được cống hiến. Lá đơn tôi viết phát nguyện được ra Trường Sa trong hoàn cảnh phía Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan trái phép vào sâu vùng biển của Việt Nam. Cũng đã có vài ý kiến tác động từ trong gia đình. Tuy nhiên cũng như những lớp người trước phát nguyện và đã ra Trường Sa, lại được Sư phụ (trụ trì chùa), giáo dưỡng và luôn động viên Tăng sĩ tu tập tại chùa sẵn sàng nhận nhiệm vụ Phật pháp giao phó, trong đó có tôi, qua đó ai cũng rất vững tâm. Bây giờ tôi đang mường tượng ra những tiếng chuông chùa ngân vang nơi đảo xa, chắc chắn sẽ có cảm xúc thật đặc biệt, như thấy Tổ quốc mình thật bao la, rộng lớn… Hơn nữa, từ chùa Sinh Tồn (Trường Sa), Đại đức Thích Minh Huy là người đã ra Trường Sa và xin ở lại nhiệm kỳ thứ 3 liên tục, Ngài chia sẻ qua điện thoại về cho biết, cuộc sống của quân và dân trên đảo rất thanh bình, ra đảo càng thấy yêu đất nước mình hơn và tiếng chuông chùa như ngân xa hơn, thiêng liêng vô cùng, rất viên mãn với phát nguyện được tu tập tại những ngôi chùa ở Trường Sa, nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc Việt Nam. Đồng thời ông không quên động viên và truyền đạt những kinh nghiệm của mình giúp cho các Tăng sĩ như chúng tôi sắp lên đường ra Trường Sa càng thêm vững tâm. Vì vậy tôi đã chuẩn bị chu đáo và hoan hỷ lên đường”.

Phật tử & cái bẫy ý kiến

Có bạn nhắn tin hỏi mình, vụ đốt tượng Phật ở chùa Viên Giác (TP.HCM), có ý kiến gì không? 

Mình bảo, mình không dám có ý kiến nhiều, chỉ có cảm xúc nhiều - là thương mấy bức tượng Phật bị đốt quá, vì mình thấy hình tượng Phật, dù là được khắc chạm bằng đá hay làm bằng thạch cao, bằng đồng, bằng xi măng, hoặc họa vẽ trên giấy gì mình cũng kính lễ hết!

Bí ẩn chùa hoạn quan và lời đồn kho báu

(Kiến Thức) - Ở làng Nhồi, từ thế kỷ XVI người dân đã biết đến ngôi chùa mang tên là Hinh Sơn.

Ngôi chùa này, được xem là nơi thờ vọng cụ Lê Trung Nghĩa, nên nhiều người hay gọi là chùa hoạn quan. Tương truyền, ngôi chùa được xây dựng trên thế đất có chứa nhiều vàng bạc. Trước ngôi chùa, có treo chiếc chuông đồng quý giá, kẻ xấu tìm đủ mọi cách nhưng không tài nào lấy được.

Ngôi chùa xây dựng trên kho báu?
Cụ Thìn cho hay, trước khi vua Khải Định truyền thánh chỉ cho dân làng xây dựng khu lăng mộ cho cụ Lê Trung Nghĩa, thì từ thế kỷ XVI vua nhà Lê đã cho người xây dựng chùa Hinh Sơn là nơi thờ vọng cụ Nghĩa. Để xây dựng chùa, những thầy địa lý nơi đây phải chọn những nơi có địa thế phong thủy phù hợp. 

Minh tâm kiến tánh nghĩa là gì?

Kính thưa thầy, xin thầy hoan hỷ giải đáp cho con hiểu về ý nghĩa của minh tâm kiến tánh như thế nào? 

Minh tâm hay kiến tánh ý nghĩa không khác mấy. Minh tâm là nhận rõ cái bản tâm hay bản tánh chân thật nói ở trên. Nghĩa là phải biết rõ cái tâm nào chân thật và cái tâm nào giả dối. Kiến tánh là ngầm nhận hay thấy rõ cái tánh chân thật của chính mình. Hiện tại mình đang sống cuốn hút theo dòng vô minh vọng động, không phút giây nào tâm thức mình yên cả. Dù mình sẵn có cái bản tánh chân thật đó, nhưng mình có nhận được đâu. Bởi do không nhận được nên mình cứ mãi bám theo vọng tưởng lăng xăng tạo nghiệp lành dữ để rồi mãi trôi lăn trong dòng sanh tử khổ đau. Phật muốn cho mình nhận được cái bản tánh chân thật đó, nên Phật dạy bao nhiêu kinh điển cũng chỉ nhắm thẳng vào một mục đích chính duy nhất đó mà thôi.