Ngoại trưởng Mỹ Blinken bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông

Trong cuộc điện đàm với những người đồng cấp Đông Nam Á, tân Ngoại trưởng Mỹ Blinken tiếp tục bác bỏ yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong cuộc điện đàm với những người đồng cấp Đông Nam Á, tân Ngoại trưởng Mỹ Blinken tái khẳng định giá trị của một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở và tiếp tục bác bỏ yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh Mỹ bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông khi chúng vượt quá các vùng biển mà Trung Quốc được phép yêu sách theo luật pháp quốc tế, như được phản ánh trong Công ước về Luật biển 1982”, Bộ Ngoại giao Mỹ thông tin về cuộc điện đàm của tân Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken và Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin ngày 27/1.
Ngoai truong My Blinken bac bo yeu sach cua Trung Quoc tren Bien Dong
 Tân Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định sẽ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông. (Ảnh: Reuters)
Trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Philippines đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, cũng như Hiệp ước Phòng thủ chung giữa hai bên, “áp dụng với các cuộc tấn công vũ trang chống lại các lực lượng vũ trang, tàu công vụ hoặc máy bay Philippines ở Thái Bình Dương, bao gồm trên Biển Đông”.
Ông "cam kết ủng hộ các nước Đông Nam Á trước áp lực từ Trung Quốc".
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thông tin về cuộc điện đàm của ông Blinkens với Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai. Trong cuộc điện đàm, "Bộ trưởng Blinken và Phó Thủ tướng Don tái khẳng định sức mạnh của liên minh quốc phòng Mỹ-Thái Lan, xem xét các nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại đại dịch COVID-19 và thảo luận về tầm quan trọng của việc hợp tác cùng nhau để thúc đẩy sự thịnh vượng chung, an ninh và các giá trị trên khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".
Mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc trở nên xấu đi dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiều vấn đề, bao gồm đại dịch COVID-19, các chính sách của Trung Quốc ở Hong Kong, thương mại.
Hai tuần trước, chính quyền ông Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức và công ty Trung Quốc vì cáo buộc có hành vi sai trái ở Biển Đông.
Trong cuộc họp báo đầu tiên trên cương vị ngoại trưởng, ông Blinken cho biết sẵn sàng đối mặt với Trung Quốc nhưng đồng thời tìm cách hợp tác vì những lợi ích chung như biến đổi khí hậu.
Trước đó, tân Ngoại trưởng Mỹ đã có bài thuyết trình chính thức đầu tiên về lời kêu gọi của chính quyền Biden đối với những lợi ích của việc đưa nước Mỹ trở lại các thể chế toàn cầu, tái gắn kết với các đồng minh.

Công hàm Australia về Biển Đông là chiến thắng của luật pháp quốc tế

Theo Tiến sỹ Bec Strating, công hàm mà Australia gửi tới Liên Hợp Quốc “có ngôn từ nghiêng về khía cạnh pháp lý hơn là nhằm vào việc chỉ trích các hành vi”.

Australia vừa công bố quan điểm mới trong vấn đề Biển Đông thông qua công hàm mà nước này gửi tới Liên Hợp Quốc trong đó bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các chuyên gia Australia cho rằng, công hàm này thể hiện quan điểm mạnh mẽ của Australia về việc luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 phải là căn cứ để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông và bất kỳ yêu sách và hành động không tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 đều bị bác bỏ và không được công nhận.

5 “bước đi” tiếp theo của Mỹ tại Biển Đông

Trang War on the Rock phân tích năm "bước đi thông minh" sắp tới của Mỹ tại Biển Đông.

Trang phân tích War on the Rock (Mỹ) hôm 22/7 đã đưa bài phân tích của chuyên gia Zack Copper và Bonnie Glaser, nêu bật năm sự lựa chọn của Mỹ sắp tới tại Biển Đông nhằm đối phó Trung Quốc.