Nghị sĩ xuyên tạc hiệp ước biên giới Việt Nam - Campuchia bị bắt

Thượng nghị sĩ Campuchia Hong Sok Hour, người có hành vi xuyên tạc hiệp ước biên giới Việt Nam - Campuchia, vừa bị cảnh sát Campuchia bắt.

Cảnh sát Campuchia vừa bắt ông Hong Sok Hour theo lệnh của Thủ tướng Hun Sen vào lúc 6h sáng hôm 15/8 và đưa tới Tòa án thủ đô Phnom Penh. 
Bat nghi si xuyen tac hiep uoc bien gioi Viet Nam -Campuchia
Thượng nghị sĩ Hong Sok Hour (ngoài cùng bên trái). 
Thủ tướng Hun Sen ra lệnh bắt Sok Hour hôm 13/8, sau khi ông viết trên trang Facebook rằng điều 4 của Hiệp ước Việt Nam -Campuchia mà hai nước ký vào năm 1979 có nội dung “Hai bên sẽ tiến hành đàm phán để ký kết xóa bỏ biên giới quốc gia của hai nước”.
Trong khi đó, điều 4 của bản hiệp ước Hòa bình, hữu nghị và hợp tác Campuchia – Việt Nam viết rõ: “Hai bên sẽ đàm phán để ký hiệp ước dựa trên cơ sở là đường biên giới hiện tại với quyết tâm xây dựng nó thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, lâu dài của cả hai nước”. Ông Hun Sen nhận định việc làm của ông Hong Sok Hour là thảm họa với đất nước và dân tộc Campuchia. 
Đây là hành động phản quốc, lừa dân nên chính phủ phải trừng trị ngay lập tức để đất nước yên bình. Thượng nghị sĩ Hong Sok Hour là một trong những cộng sự thân cận nhất của Chủ tịch đảng Cứu quốc Campuchia, ông Sam Rainsy. Nếu tòa án kết tội phản quốc, ông Hour sẽ phải nhận án tù từ 5 năm trở lên.
Vụ bắt Sok Hour diễn ra tại nhà của một nghị sĩ cùng đảng ở thủ đô Phnom Penh. 

Sự trường tồn của những thành phố cổ nhất thế giới

(Kiến Thức) - Jericho, Byblos, Aleppo hay Damascus ở Trung Đông ...nằm trong số những thành phố cổ nhất thế giới vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Su truong ton cua nhung thanh pho co nhat the gioi
Jericho là thành phố cổ nhất thế giới. Các nhà khảo cổ đã khai quật nhiều di tích của hơn 20 khu định cư liên tiếp tại Jericho, nơi đầu tiên trong số đó có từ 11.000 năm trước đây (9.000 năm trước Công Nguyên). Thành phố nằm gần sông Jordan ở Bờ Tây thuộc các vùng lãnh thổ Palestine và hiện  có khoảng 20 nghìn người sinh sống. 

Su truong ton cua nhung thanh pho co nhat the gioi-Hinh-2
Thành phố cổ Byblos ở Lebanon có từ  5.000 năm trước Công nguyên. Các địa điểm du lịch nổi tiếng của Byblos bao gồm ngôi chùa cổ Phoenicia, lâu đài Byblos, nhà thờ Baptist (có từ thế kỷ thứ 12) và thành phố Wall. 

Su truong ton cua nhung thanh pho co nhat the gioi-Hinh-3
  Thành phố cổ Aleppo ở Syria hiện có khoảng 4,4 triệu dân sinh sống này được hình thành vào khoảng năm 4.300 trước Công nguyên.

Su truong ton cua nhung thanh pho co nhat the gioi-Hinh-4
Damascus, Syria: Damascus được hình thành vào khoảng năm 4.300 trước công nguyên. Người La Mã, Ả-rập và đế quốc Ottoman từng thống trị thành phố này. 

Su truong ton cua nhung thanh pho co nhat the gioi-Hinh-5
 Thành phố cổ Susa được xây dựng từ khoảng những năm 4.000 trước công nguyên. Thậm chí trước đó, khi những công trình chưa được xây dựng, người ta đã thấy những dấu hiệu của con người từ năm 7.000 trước công nguyên. Thời xa xưa, Susa từng là trung tâm văn hóa của rất nhiều triều đại. Tuy nhiên, thành phố cũng đã ba lần bị phá hoại bởi đế chế La Mã, Mông Cổ và tín đồ Hồi giáo. Thành phố Shush ngày nay có dân số khoảng 65 nghìn người.

Su truong ton cua nhung thanh pho co nhat the gioi-Hinh-6
Thành phố cổ Faiyum ở Hy Lạp được xây dựng vào khoảng năm 4.000 trước Công nguyên. Trong quá khứ, nơi đây từng được gọi là “thành phố cá sấu” vì vị thần bảo hộ nơi này có cái đầu của một con cá sấu. Faiyum hiện đại có nhiều địa điểm tham quan như kim tự tháp, đền thờ, các nhà thờ Hồi giáo,... 

Su truong ton cua nhung thanh pho co nhat the gioi-Hinh-7
Sidon, Lebanon: Thành phố này được thành lập vào khoảng năm 4.000 trước Công nguyên. Lịch sử ghi nhận rằng, Sidon từng bị Alexander Đại Đế đánh chiếm. Đây cũng là địa điểm mà Chúa Giê-Su và thánh Paul từng viếng thăm. 

Su truong ton cua nhung thanh pho co nhat the gioi-Hinh-8
Plovdiv, Bulgaria: Thành phố Plovdiv được xây dựng vào khoảng năm 4.000 trước công nguyên và là một trung tâm văn hóa lớn của đất nước, với nhiều di tích cổ đại. 

Su truong ton cua nhung thanh pho co nhat the gioi-Hinh-9
Gaziatep, Thổ Nhĩ Kỳ: Thành phố nằm ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới với Syria, được hình thành vào năm 3.650 trước Công nguyên. 

Su truong ton cua nhung thanh pho co nhat the gioi-Hinh-10
Beirut, Lebanon: Thành phố thủ đô của Lebanon được hình thành vào năm 3.000 trước Công nguyên. Đây cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính của cả nước. 

Su truong ton cua nhung thanh pho co nhat the gioi-Hinh-11
Jerusalem, Trung Đông: Thành phố tinh thần của người Do thái này hình thành vào năm 2.800 trước Công nguyên. Thành phố đã hai lần bị hủy diệt và trải qua nhiều lần bị vây hãm và tấn công trong suốt lịch sử. 

Su truong ton cua nhung thanh pho co nhat the gioi-Hinh-12
Tyre, Lebanon: Thành phố Tyre của Lebanon được thành lập từ 2.750 năm trước Công nguyên. Ngày nay, đây là thành phố lớn thứ tư Libanon và sở hữu một trong những bến cảng lớn của quốc gia. 

Su truong ton cua nhung thanh pho co nhat the gioi-Hinh-13
Arbil, Iraq: Thành phố này được thành lập vào khoảng năm 2.300 trước Công nguyên. 

Su truong ton cua nhung thanh pho co nhat the gioi-Hinh-14
 Kirkuk, Iraq: Thành phố cổ Kirkuk được hình thành năm 2.200 trước Công nguyên.

Su truong ton cua nhung thanh pho co nhat the gioi-Hinh-15
Balkh, Afghanistan: Thành phố này được thành lập vào năm 1.500 trước Công nguyên ở miền bắc Afghanistan. Hiện giờ, nơi đây có ngành công nghiệp cotton rất phát triển. 

Về tuyên bố “ngang ngược” của đại sứ TQ tại Philippines

(Kiến Thức) - Bắc Kinh không cho phép bất kỳ nước nào, kể cả Mỹ, đưa tàu chiến hay máy bay quân sự vào "lãnh hải của Trung Quốc” ở Biển Đông.

Đó là tuyên bố ngang ngược của đại sứ TQ tại Philippines, ông Triệu Giám Hoa. Nếu làm theo cái “lý sự cùn” của đại sứ Trung Quốc tại Philippines, máy bay tàu chiến Mỹ không được phép đi vào trong phạm vi cái gọi là “đường lưỡi bò” vô cùng phi lý, trái với luật pháp quốc tế và “liếm” tới 80% diện tích Biển Đông. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn "lập lờ đánh lận con đen" về cái gọi là "lãnh hải của Trung Quốc" ở Biển Đông.
Ve tuyen bo “ngang nguoc” cua dai su TQ tại Philippines
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Triệu Giám Hoa, cấm máy bay tàu chiến Mỹ đi lại trên 80% diện tích Biển Đông.
Về tuyên bố không cho phép tàu chiến và máy bay quân sự các nước xâm phạm “lãnh hải của Trung Quốc” ở Biển Đông của đại sứ Trung Quốc tại Philippines, nhà phân tích chính trị Nga Dmitry Mosyakov  cho rằng “xung đột ở Biển Đông lại một lần nữa chuyển sang giai đoạn căng thẳng”.
Theo nhà phân tích chính trị Mosyakov, tuyên bố của đại sứ Trung Quốc tại Philippines một lần nữa thách thức Mỹ, đặc biệt trong một vấn đề “tự do hàng hải” hết sức quan trọng đối với Washington. Bởi vì ở đây nói không chỉ về tự do hàng hải ở Biển Đông và là về tự do hàng hải cho tàu chiến và máy bay quân sự. Mỹ muốn lực lượng hải quân của các nước hoạt động ở Biển Đông và sẵn sàng nhận trách nhiệm đảm bảo an toàn.

Campuchia lên án nghị sĩ CNRP xuyên tạc bản đồ với VN

Lời tuyên bố bản đồ Hoàng gia được sản xuất ở Việt Nam không những có khả năng gây cản trở hoạt động phân giới giữa hai nước.

Phát ngôn viên Chính phủ Campuchia, ông Phay Siphan ngày 4/7 bày tỏ sự bất bình đối với hành vi giẫm chân lên bản đồ quốc gia của nghị sỹ Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) Um Sam An tại buổi họp báo công bố bản đồ gốc được sử dụng trong hoạt động phân giới cắm mốc với Việt Nam, cũng như những cáo buộc vô căn cứ, mang tính xúc phạm sau đó của ông này cho rằng các tấm bản đồ này do Việt Nam làm ra.