Về tuyên bố “ngang ngược” của đại sứ TQ tại Philippines

(Kiến Thức) - Bắc Kinh không cho phép bất kỳ nước nào, kể cả Mỹ, đưa tàu chiến hay máy bay quân sự vào "lãnh hải của Trung Quốc” ở Biển Đông.

Đó là tuyên bố ngang ngược của đại sứ TQ tại Philippines, ông Triệu Giám Hoa. Nếu làm theo cái “lý sự cùn” của đại sứ Trung Quốc tại Philippines, máy bay tàu chiến Mỹ không được phép đi vào trong phạm vi cái gọi là “đường lưỡi bò” vô cùng phi lý, trái với luật pháp quốc tế và “liếm” tới 80% diện tích Biển Đông. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn "lập lờ đánh lận con đen" về cái gọi là "lãnh hải của Trung Quốc" ở Biển Đông.
Ve tuyen bo “ngang nguoc” cua dai su TQ tại Philippines
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Triệu Giám Hoa, cấm máy bay tàu chiến Mỹ đi lại trên 80% diện tích Biển Đông.
Về tuyên bố không cho phép tàu chiến và máy bay quân sự các nước xâm phạm “lãnh hải của Trung Quốc” ở Biển Đông của đại sứ Trung Quốc tại Philippines, nhà phân tích chính trị Nga Dmitry Mosyakov  cho rằng “xung đột ở Biển Đông lại một lần nữa chuyển sang giai đoạn căng thẳng”.
Theo nhà phân tích chính trị Mosyakov, tuyên bố của đại sứ Trung Quốc tại Philippines một lần nữa thách thức Mỹ, đặc biệt trong một vấn đề “tự do hàng hải” hết sức quan trọng đối với Washington. Bởi vì ở đây nói không chỉ về tự do hàng hải ở Biển Đông và là về tự do hàng hải cho tàu chiến và máy bay quân sự. Mỹ muốn lực lượng hải quân của các nước hoạt động ở Biển Đông và sẵn sàng nhận trách nhiệm đảm bảo an toàn.
Trung Quốc thách thức Mỹ vì họ muốn nhận được một số lợi thế trong  đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông (COC) và tác động đến quyết định sắp tới của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại  La Haye (The Hague), nơi Philippines đã nộp đơn kiện Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích chính trị Dmitry Mosyakov, căng thẳng Biển Đông không biến thành xung đột quân sự trong thời gian tới, mà sẽ bước vào giai đoạn “đấu khẩu quyết liệt” thách thức lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ.

Trung Quốc đưa “ngáo ộp” Donghaidao vào Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc đưa “ngáo ộp” Donghaidao vào Biển Đông, khi chính thức biên chế con tàu vận tải bán chìm khổng lồ này vào Hạm đội Nam Hải.

Nhiệm vụ chính của “ngáo ộp” Donghaidao là vận chuyển khí tài và binh lính. Nó có khả năng mang theo các tàu tấn công đổ bộ đệm khí lớp Zubr mà Trung Quốc mua của Nga, cho phép tiến hành các cuộc tấn công đổ bộ đánh chiếm các hòn đảo nhỏ.
Trung Quoc dua “ngao op” Donghaidao vao Bien Dong
Tàu vận tải bán chìm Donghaidao chở tàu đổ bộ tấn công đệm khí lớp Zubr.
Điều này khiến cho các bên tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông cảm thấy lo ngại vì con tàu này có thể đe dọa trực tiếp các rạn san hô và các  đảo mà họ đang kiểm soát. Trung Quốc cũng có thể sử dụng tàu vận tải bán chìm khổng lồ Donghaidao để tấn công Đài Loan.

Học giả TQ cãi cùn về đắp đảo trái phép ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Học giả Trung Quốc cãi cùn rằng việc bồi đắp đảo trái phép ở Biển Đông là chuyện nhỏ, chẳng đáng để cho Mỹ “làm to chuyện” như thời gian  qua.

Theo sự cãi cùn của họ, các công trình quân sự mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo trái phép ở Biển Đông chẳng khác gì những "con vịt nằm yên một chỗ" để Hải quân Mỹ dễ dàng bắn hạ.
Hoc gia TQ cai cun ve dap dao trai phep o Bien Dong
Kế hoạch xây dựng "dân sự" của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập. 
Học giả Zhu Feng, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học Nam Kinh, bao biện nỗ lực đắp đảo nhân tạo và xây dựng công trình quân sự trên đó sẽ phí công vô ích “trong một cuộc chiến tranh với Mỹ”. Ông Zhu Feng nói thêm rằng người Mỹ đã quá lo xa và “phóng đại” hoạt động bồi đắp xây dựng đảo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Theo ông này, Washington không nên xem  hành động đắp đảo của Trung Quốc là “khiêu khích hay thách thức quyền lực” Mỹ.

Ba cách ngăn Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việc Trung Quốc đắp "đảo nhân tạo" ở quần đảo Trường Sa khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu Trung Quốc có chuẩn bị gây cú sốc ADIZ ở Biển Đông?

Tổng biên tập tạp chí The National Interest, ông Harry J. Kazianis, cho rằng dự án bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo gần đây của Trung Quốc là một trong những nỗ lực tạo dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho việc tuyên bố về ADIZ trong vòng vài năm tới. Nếu các bên hữu quan không hành động nghiêm túc nhằm thay đổi tính toán của Bắc Kinh và không thách thức các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo đó, việc Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông gần như chắc chắn xảy ra.
Ba cach ngan Trung Quoc thiet lap ADIZ o Bien Dong
 Chiến đấu cơ J-10 có thể hạ cất cánh ở đường băng sân bay mà Trung Quốc đang xây dựng ở Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo nhà phân tích Harry J. Kazianis, việc Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông vào năm 2013 và những động thái có thể có dẫn tới việc tuyên bố ADIZ trên Biển Đông cần được nhìn nhận là một trong những động thái nhằm đẩy Mỹ và các lực lượng đồng minh ra khỏi “các vùng biển gần” của Trung Quốc và các khu vực mà nước này nói là có “lợi ích cốt lõi”.