Nghi án Bphone sử dụng củ sạc “Tàu“

Sáng nay, Bphone bắt đầu được Bkav bán qua mạng nhưng bị nhiều người chê phí ship quá đắt, củ sạc "made in... China".

Đợt đặt mua Bphone đầu tiên sẽ diễn ra trong ngày 2/6 (kéo dài từ 10h đến 22h). Người dùng có thể đặt mua một trong ba bản Bphone có dung lượng 16 GB, 64 GB và 128 GB. Riêng bản 128 GB là phiên bản cao cấp nhất được mạ vàng nhắm đến đối tượng người dùng thích sự sang trọng.
Giá bán khởi điểm của Bphone (đã có VAT) là 10,989 triệu đồng (bản 16 GB) và cao nhất là 22,209 triệu đồng (bản mạ vàng).
Bphone được đặt mua trên website của Bkav và Vala. Ngoài ra, Bkav tính phí ship (vận chuyển) 200.000 đồng với các đơn hàng, ngoại trừ Hà Nội và TP HCM.
Theo công đồng mạng, phí ship của Bkav là quá đắt trong khi đó lại không cho phép ghép đơn hàng. Tức là nếu như mua một cục sạc nhanh giá 390.000 đồng thì sẽ phải thanh toán 590.000 đồng, mua thêm dây cáp cũng tính thêm phí ship 200.000 đồng.
Bênh cạnh đó, do phân phối sản phẩm qua kênh trực tuyến, Bkav áp dụng chính sách "dùng thử". Bkav áp dụng mức phí là 5% giá mua nếu khách hàng trả lại trong hai tuần đầu. Hai tuần tiếp theo, "tiền phạt" lên mức 10% giá mua và tăng lên 20% nếu khách hàng trả lại sau 6 tuần sử dụng.
Theo cộng đồng mạng, nhiều trang web bán hàng trực tuyến thường không tính phí vận chuyển hoặc nếu có thì rất thấp. Với Bphone, khi đổi trả khách hàng sẽ mất 400.000 đồng cho 2 lần vận chuyển máy.
Chính sách đổi trả được Bkav quy định rõ: “Khách hàng có quyền ĐỔI sản phẩm hoặc TRẢ sản phẩm và lấy lại tiền, cụ thể: Đổi trả MIỄN PHÍ trong vòng 14 ngày nếu sản phẩm lỗi (do nhà sản xuất); Trong vòng 14 ngày, Quý Khách hàng cũng có thể đổi trả nếu không thích, tuy nhiên để tránh các đơn hàng ảo Bkav sẽ thu phí đổi trả là 500.000 VNĐ”
Như vậy nếu đổi trả khách hàng sẽ mất tổng cộng 900.000 tiền phí đổi trả, phí vận chuyển.
Ngoài sản phẩm điện thoại các phụ kiện như sạc thường, sạc nhanh, tai nghe, ốp lưng cũng được bán online.
Nghi an sac dien thoai Bphone su dung la sac tau
 Nghi án củ sạc nhanh của BPhone khi gắn mác "Made in china".
Sản phẩm sạc nhanh của Bphone được nhiều người đặt câu hỏi khi củ sạc này có ghi "made in China". Đặc biệt, điện áp trên sạc pin ghi “output 9V-1,7A” gây nghi ngờ rằng củ sạc chỉ đơn giản là có cường độ dòng điện cao hơn loại chuẩn cũ (5V-1A) chứ không tích hợp công nghệ sạc nhanh của Qualcomm.

Điểm lại loạt điện thoại lừng danh một thời của Nokia

(Kiến thức) - Thời huy hoàng của Nokia đã kết thúc sau khi bị hãng Microsoft thâu tóm. Cùng điểm lại một số chiếc điện thoại của Nokia từng vang bóng một thời.

Diem lai loat dien thoai cua Nokia noi tieng mot thoi

Nokia 1100 (năm 2003): Đây là chiếc điện thoại của Nokia ăn khách nhất thế giới với hơn 250 triệu máy được tiêu thụ toàn cầu. Điện thoại 1100 đã làm trao đảo thị trường với tính năng nghe gọi nhắn tin, pin lâu.

Bkav nhận đặt hàng Bphone từ 10h sáng nay

(Kiến Thức) - Bkav chỉ nhận đặt hàng Bphone trong khoảng thời gian từ 10h sáng cho đến hết 22h hôm nay 2/6.

Ngoài sự hạn chế về mặt thời gian, Bkav mới chỉ bán sản phẩm qua kênh trực tuyến, trên 2 trang Bkav.com.vn và Vala.vn.

Vụ ra mắt điện thoại Bphone trong mắt người Nhật

Vừa nghe chuyện ra mắt điện thoại Bphone, vị khách Nhật hỏi: "Thế anh đã mua chưa? Anh sẽ mua chứ? Anh bảo thêm những người Việt mà anh quen mua đi". 

Một người Việt kể với anh bạn người Nhật chuyện mấy hôm nay xôn xao việc ông Nguyễn Tử Quảng ra mắt điện thoại Bphone, rằng là ông Quảng đã ấp ủ dự án này dài hơi thế nào, tâm huyết ra sao, rồi cả chuyện ông ấy "nổ" tung trời bằng những "đại mỹ từ" dành cho sản phẩm (SP) con cưng của mình với những cái nhất. Bất ngờ, vị khách Nhật hỏi: "Thế anh đã mua Bphone chưa? Anh sẽ mua chứ? Anh phải bảo thêm những người Việt mà anh quen mua đi, nếu không ông Nguyễn Tử Quảng sẽ nguy". 

Anh người Việt này có phần chưng hửng. Có lẽ khi anh kể câu chuyện này, anh đoán người bạn Nhật sẽ hùa theo mình với tinh thần "ném đá" ông Quảng"nổ". Nhưng không. Dù vị người Nhật chưa biết "mặt mũi", chất lượng Bphone ra sao, nhưng trước mắt đã thể hiện quan điểm rõ ràng: ưu tiên ủng hộ SP của đồng bào mình tạo ra cái đã, những chuyện khác tính sau.

Vu ra mat dien thoai Bphone trong mat nguoi Nhat
Ông Nguyễn Tử Quảng không ngại so sánh SP của mình với iPhone. 

Có thể, khi đặt tên SP là Bphone, nhà sản xuất đã ngầm "đua" với iPhone. Khi giới thiệu SP trong ngày ra mắt, CEO Nguyễn Tử Quảng không ngại so sánh SP của mình với iPhone, về mặt tâm lý thông thường, người tiêu dùng Việt vẫn nghĩ iPhone của Apple là đỉnh thế giới. Người khai sinh ra iPhone - CEO Steve Jobs được cả thế giới thừa nhận là thiên tài, là "người thay đổi thế giới". Nhưng, cha đẻ của "quả táo cắn dở vẫn tránh cách nói "SP của tôi nhất nhì thế giới" như cách mà ông Quảng nói. Chiến dịch PR rầm rộ quá mức của điện thoại Bphone khiến nhiều người có cảm giác nhà sản xuất nói quá về SP của mình.Từ đó, chiến dịch PR của Bphone tuy quá đạt về mặt đưa thông tin đến số đông người tiêu dùng, nhưng lại khiến người tiêu dùng hoang mang với chất lượng SP. Vì không dễ để tin rằng người Việt có thể sản xuất một SP nào đạt đỉnh thế giới, nhất là SP công nghệ cao.

Người tiêu dùng có quyền băn khoăn khi tiếp cận Bphone bởi những thông điệp quá cường điệu của nhà sản xuất. Họ cũng có quyền đánh giá ông Nguyễn Tử Quảng "non" trong việc chọn từ ngữ để nói về SP.Tất nhiên, ông Quảng và cộng sự sẽ phải nhận hậu quả từ sự thiếu khôn ngoan đó.

Khi người Việt sản xuất SP công nghệ cao đã là đáng hoan nghênh, người Việt còn "dám" sản xuất điện thoại thông minh để cạnh tranh ở phân khúc tầm cao với hai hãng công nghệ hàng đầu thế giới là Apple và Samsung lại càng đáng hoan nghênh hơn nữa. Khi đất nước khó khăn, có những ê kíp dũng cảm dấn sâu vào cái khó, lẽ ra, là người Việt với nhau, mọi người phải ủng hộ về mặt tinh thần trước, rồi tùy chất lượng mà góp ý thêm để SP hoàn thiện, hoặc để nhà sản xuất đầu tư SP mới, ấy mới hợp lẽ.

Cách đây chưa lâu, người Việt đã tỏ ra thán phục, khen ngợi khi người Campuchia sản xuất được ôtô. Nhưng đến khi người Việt sản xuất được điện thoại thông minh cao cấp, chỉ vì nhà sản xuất PR chưa khéo mà rất nhiều người quay sang chê bai,"ném đá"tơi bời.

Từ khi có điện thoại di động xuất hiện trên đời, hầu hết người dân Hàn Quốc đều chọn điện thoại Hàn Quốc để dùng, kể cả khi họ đang định cư ở nước ngoài. Hơn một lần tôi chứng kiến người Hàn Quốc say sưa nói về chiếc điện thoại Samsung họ đang dùng, như thể họ chỉ chực có ai hỏi để nói. Những lần ấy, dù khồng phải là người Hàn Quốc, tôi vẫn cảm thấy xúc động khi được chứng kiến một người khác bày tỏ lòng tự hào dân tộc. Tất nhiên, để xây dựng được tinh thần sử dụng hàng nội, người Hàn Quốc đã có một quá trình rất dài để hun đúc ở VN, việc "người VN ưu tiên dùng hàng VN" từ lâu cũng đã được cổ vũ. Nhưng, đến khi chứng kiến số đông người comment chê bai, chê giễu,"ném đá" nặng tay trên mạng xã hội đối với nhà sản xuất Bphone, tôi cảm thấy rất buồn và biết tinh thần ưu tiên dùng hàng nội vẫn còn là giấc mơ quá dài. Với tôi, yêu nước trước hết là ủng hộ, nâng đỡ "người cùng một nước" từ những chuyện nhỏ nhất - sẵn sàng ủng hộ hàng Việt, ủng hộ người Việt dám dấn thân tạo ra SP mới.

Nhìn biểu tượng chú bươm bướm với đôi cánh mỏng manh trên Bphone, bất giác, tôi sợ "chú bướm" sẽ khó bay cao, bay xa khi có quá nhiều người "ném đá". Là một người Việt, tôi rất mong Bphone thành công, không bị biến thành "Byephone" như nhiều người ác miệng dự đoán.