Ngân hàng 'ngấm đòn' nợ xấu trái phiếu bất động sản

(Vietnamdaily) - Triển vọng 2024 vẫn chưa rõ và phụ thuộc lớn vào việc tập trung tháo gỡ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp và nợ vay bất động sản vì cho giãn hoãn vào 2024 và 2025 sẽ hạ cánh ra sao.

Trong báo cáo "Định vị những động lực tăng trưởng và rủi ro cho triển vọng kinh tế Việt Nam 2024", FiinGroup cho biết đầu tư tư nhân của doanh nghiệp nội địa dự kiến vẫn khó khăn năm 2024 do triển vọng kinh tế chưa rõ hoặc chưa ở giai đoạn tăng trưởng cao
Trong khi đó, nguồn vốn trung và dài hạn vẫn là một thách thức lớn khi môi trường lãi suất tăng trở lại.
Riêng với bất động sản, cầu thì lớn nhưng vấn đề là phía cung là pháp lý làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành dự án và vấn đề bankability (tính khả thi cấp vốn) vẫn là một thách thức lớn.
Ngan hang 'ngam don' no xau trai phieu bat dong san
 Số dự án cấp phép mới giảm sút.
Triển vọng 2024 vẫn chưa rõ và phụ thuộc lớn vào việc tập trung tháo gỡ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp và nợ vay bất động sản vì cho giãn hoãn vào 2024 và 2025 sẽ hạ cánh ra sao.
Mặc dù tín dụng kinh doanh bất động sản đã tăng trưởng trở lại (+21,86% cho 9T2023) nhưng quy mô còn quá nhỏ so với nhu cầu vốn khu vực này.
Nợ xấu trái phiếu bất động sản thì giờ các ngân hàng mới “ngấm đòn”, nhất là các ngân hàng nhóm dưới có bộ đệm vốn thấp. Thể hiện ở tỷ lệ vi phạm nghĩa vụ trái phiếu doanh nghiệp ở mức rất cao (khoảng 14,6% tính trên tổng giá trị lưu hành) và tỷ lệ tạo lập nợ xấu (NPL formation) đang tăng cao.
Ngan hang 'ngam don' no xau trai phieu bat dong san-Hinh-2
Số căn hộ giao dịch cũng gần như đóng băng. 
Tỷ lệ vi phạm nghĩa vụ nợ trái phiếu/ tái cơ cấu tăng cao (khoảng 15% trên tổng giá trị TPDN đang lưu hành). FiinGroup kỳ vọng sửa đổi Thông tư 02 (tạo điều kiện cơ cấu lại tín dụng) và sửa đổi Nghị định 08 (giãn hoãn trái phiếu doanh nghiệp) nhưng tác động lây chéo sang tín dụng ngân hàng là rủi ro lớn hiện nay, nhất là các ngân hàng có bộ đệm vốn thấp hoặc bao phủ nợ xấu thấp.
Tóm lại, FiinGroup nhận định rủi ro nội tại đối với nền kinh tế Việt Nam và ngành tài chính lớn nhất có lẽ là triển vọng thị trường bất động sản và lây chéo sang nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng ngân hàng. Yếu tố cần theo dõi là khi nào các chủ đầu tư giảm giá bất động sản và tháo gỡ pháp lý được triển khai trên diện rộng.

Chứng khoán đầu xuân: Nhóm ngành nên mua trong tháng 2?

(Vietnamdaily) - Ngành dược phẩm, điện (nhiệt điện), nước, công nghệ thông tin, đầu tư công,… là những ngành được các công ty chứng khoán chỉ điểm để mua vào ngay từ đầu năm 2023.

Năm Nhâm Dần đã chứng kiến nhiều những biến động bất ngờ như xung đột Nga – Ukraine, chính sách zero – Covid của Trung Quốc và xu hướng thắt chặt tiền tệ chưa có tiền lệ của các quốc gia phát triển nhằm kiềm chế lạm phát.

Hệ quả, các thị trường tài sản rủi ro toàn cầu, cụ thể là thị trường chứng khoán, đã có một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Dù vậy, vẫn có những nhóm ngành ổn định, dự báo ghi điểm trong năm 2023 và ngay nhà đầu tư có thể đầu tư ngay từ tháng 2.

Giữ trái phiếu có tài sản đảm bảo cổ phiếu: Có nên bán tháo?

(Vietnamdaily) - Tâm lý sợ rủi ro nên bán tháo trái phiếu có tài sản đảm bảo là cổ phiếu có thể đẩy nhà đầu tư đến cảnh "trắng tay".
 

Trong bối cảnh hiện nay, khi hàng loạt doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ nợ, không ít nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu có tài sản bảo đảm là cổ phiếu có tâm lý bán tháo cổ phiếu ngay và luôn trên thị trường, vớt vát được đồng nào hay đồng đó, chấp nhận một mức chiết khấu rất cao bất chấp thị trường suy thoái để tránh rủi ro kéo dài.

Tuy nhiên các chuyên gia cho biết điều này có thể đẩy nhà đầu tư vào cảnh mất trắng…

Chứng khoán phiên 21/11: Chú ý đến VHM, MWG, VHC

(Vietnamdaily) - Các công ty chứng khoán đã đưa ra khuyến nghị cho cổ phiếu nào trong phiên ngày 21/11?
 

  • VHM được khuyến nghj mua
    Chứng khoán Vietcap (VCSC): Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với CTCP Vinhomes (VHM) nhưng giảm giá mục tiêu 33% còn 56.400 đồng/cổ phiếu.
  • Chúng tôi cho rằng VHM có vị thế thuận lợi để tận dụng tiềm năng phát triển của lĩnh vực bất động sản nhà ở tại Việt Nam trong dài hạn nhờ vị thế dẫn đầu thị trường, quỹ đất lớn và thành tích đã được chứng minh trong việc phát triển các dự án quy mô lớn. VHM có định giá hấp dẫn với P/B năm 2023/24 là 1,0/0,9 lần.
    Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi chủ yếu do chúng tôi tăng chiết khấu RNAV ước tính từ 10% lên 30% để phản ánh tâm lý thị trường chứng khoán đối với VHM khi chúng tôi quan sát thấy giá cổ phiếu VHM (mặc dù có nền tảng kinh doanh tốt) ngày càng tương quan với giá cổ phiếu của VIC/VinFast.
  • Chung khoan phien 21/11: Chu y den VHM, MWG, VHC
     VHM, MWG, VHC được khuyến nghị phiên 21/11
    Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MWG
    Chứng khoán Phú Hưng (PHS): Chúng tôi đã nhận định, đáy của thị trường bán lẻ ICT nhiều khả năng đã nằm tại cuối quý 1 và đầu quý 2.
  • Sự xảy ra cùng lúc của nhiều yếu tố bất lợi trong quý 1 như sức mua yếu, tồn kho Iphone 14 pro max dồn ứ (một phần lý do của cuộc chiến về giá), thị trường cho vay tiêu dùng cá nhân bị thắt chặt… đã khiến kết quả kinh doanh các mặt hàng ICT trở nên thấp đi một cách trầm trọng, ngay cả khi tính đến yếu tố sức mua yếu. Tuy nhiên cho đến nay các yếu tố kể trên đều đã dịu bớt.
    Doanh thu của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) đã cho thấy tín hiệu hồi phục với mức tăng so với quý trước dần qua các quý (tăng 2,8% trong quý 3). Tốc độ giảm so với cùng kỳ qua các quý 1, 2, 3 cũng đang co lại, lần lượt đạt -25,7%, -14,2% và -5,4%, cho thấy sự hồi phục ngay cả khi loại trừ yếu tố mùa vụ (mùa mua sắm tựu trường). Lợi nhuận sau thuế quý 3 cũng ghi nhận mức tăng 122,9% so với quý trước.
    Thị trường điện máy, điện thoại nhìn chung đã sụt giảm 25-30%. Với chiến lược về giá trong thời gian qua, MWG đã khôi phục lại 85% doanh thu lũy kế trong 3 quý vừa qua cộng với thị phần đã tăng từ 5%-25% ở các nhóm hàng, nhãn hàng khác nhau, theo lời ban lãnh đạo. Thời gian tới công ty sẽ tiếp tục duy trì chiến lược về giá cả cạnh tranh và sẽ cố gắng tìm điểm cân bằng giữa việc bảo vệ thị phần và đảm bảo lợi nhuận.
    Tuy nhiên, không nên quá trông chờ vào một sự hồi phục rực rỡ khi ban lãnh đạo cho biết triển vọng quý 4 khả quan nhất sẽ là tương đương với cùng kỳ các năm và sức mua vẫn còn yếu. Chúng tôi tin rằng đáy hình chữ U là một kỳ vọng hợp lý với sự hồi phục có thể phải đến 2H24 mới xuất hiện.
    MWG sẽ tiếp tục công tác tối ưu hóa hoạt động, giảm thiểu chi phí, tập trung vào trải nghiệm khách hàng. Công ty sẽ cân nhắc đóng một số cửa hàng kém hiệu quả cả về doanh thu và lợi nhuận trong tháng 11 và tháng 12.
  • Công ty hy vọng sẽ dịch chuyển được lưu lượng khách hàng từ các cửa hàng này sang các cửa hàng hiện hữu, đồng nghĩa với việc tăng trưởng SSSG trên 1 cửa hàng và tối ưu hóa mức EBITDA trên một cửa hàng. Do đó chúng tôi khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 65.900 đồng/CP.
    Rủi ro giảm dự báo đối với VHC
    Chứng khoán Vietcap (VCSC)Vĩnh Hoàn (VHC) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023 với doanh thu đạt 7,6 nghìn tỷ đồng (giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 849 tỷ đồng (giảm 53%), hoàn thành 67% và 55% dự báo cả năm tương ứng của chúng tôi.
  • Do kết quả kinh doanh thấp hơn kỳ vọng, chúng tôi nhận thấy rủi ro giảm đối với dự báo của chúng tôi cho VHC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
    Trong quý 3/2023, doanh thu của VHC giảm 17% so với cùng kỳ và gần như đi ngang so với quý trước. Điều này chủ yếu đến từ việc mức tăng 9% so với quý trước của sản lượng bán phi lê cá tra đông lạnh và các mặt hàng khác bị ảnh hưởng một phần do giá bán trung bình giảm.
  • Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của VHC giảm 66% so với quý trước do chi phí SG&A tăng 18% trong bối cảnh tăng trưởng doanh thu đi ngang so với quý trước.
    Đối với doanh thu theo thị trường trong quý 3/2023, VHC ghi nhận doanh thu tăng so với quý trước trên tất cả các thị trường trừ Hoa Kỳ (giảm 20% so với quý trước).
  • Doanh thu tăng mạnh nhất được ghi nhận ở Trung Quốc (tăng 28%) và châu Âu (tăng 10% so với quý trước). Thị trường chính của công ty, Hoa Kỳ, cho thấy mức giảm so với cùng kỳ mạnh hơn so với kỳ vọng của chúng tôi trong 9 tháng đầu năm 2023, cho thấy niềm tin liên tục yếu đi từ các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm do nhu cầu ở thị trường này giảm.