Ngẫm sự tử tế từ hình ảnh tờ cáo phó bị xé

(Kiến Thức) - Cái tờ giấy buồn bã ấy bị xé toạc ra, bị những bàn tay thô bạo vứt ngay xuống đất, những bàn chân vô tình giẫm lên, rồi gió cuốn đi...

Các nhà tang lễ nhiều khi đông đến nỗi đám tang trước chưa đưa ra xong, đám sau đã vào. Người nhà vội vàng thu dọn đồ lễ của đám trước để lấy chỗ cho đám sau. Ngoài cổng, tôi thấy mấy thanh niên vội vã xé luôn tờ cáo phó của đám tang trước để lấy chỗ dán tờ của nhà mình lên. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Cái tờ giấy buồn bã ấy bị xé toạc ra, lại bị những bàn tay thô bạo vứt ngay xuống đất, những bàn chân vô tình giẫm lên, rồi gió rầu rĩ cuốn đi. Chẳng ai nói gì, chẳng ai để ý. Thế là xong chức phận một tờ giấy! Thế là hết một kiếp người! Nhưng cứ có một cái gì đó vương vướng trong lòng.
Cứ loanh quanh mãi một câu hỏi: Tại sao ngay cả ở cái nơi đau buồn này, tưởng như con người gần nhau hơn bởi sự đau khổ, người ta vẫn không thể đối xử với nhau tử tế hơn? Tại sao của nhà mình thì trân trọng, còn của người khác thì vứt toẹt đi? Dù đó là của người chết. 
Sao không nhẹ nhàng gỡ tờ giấy ấy ra, cuộn lại, để gọn vào một góc bàn. Dù sau đó thì nó cũng được mang đi đốt cùng với chỗ vàng mã kia thôi. Rồi cũng thành tro tàn để gió cuốn đi. Nhưng ít ra đó cũng là cách làm để tỏ sự tôn trọng người khác, nhất là ở đây lại là người chết. Mà cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Để ai đó nhìn thấy không mất cảm tình với hành động của mình. 
Chỉ một cử chỉ nhỏ thế thôi nhưng là một sự khác nhau xa về ý thức bởi nó là hành động của một người biết suy nghĩ, có văn hóa. Và để có cái hành động nhỏ đó, con người ta phải có thói quen sống tốt, biết nghĩ đến người khác.
Tôi không dám quy kết gì mấy thanh niên ấy, vì họ còn trẻ, sẽ còn phải học hỏi nhiều nữa để sống tốt hơn. Như trong chuyện cái tờ cáo phó kia chẳng hạn, chắc những người lớn trong gia đình chỉ đưa cho họ tờ giấy rồi bảo dán lên. Thế nên thấy không có chỗ thì họ xé tờ trước đi chứ cũng không có ý tứ gì. Còn nếu được người lớn dặn phải gỡ xuống, trả lại cho đám trước rồi mới dán của nhà mình lên. Nếu được dạy rằng cần phải thể hiện lòng tôn trọng với người khác... thì chắc họ đã không làm thế. 
Việc gì cũng vậy, kể cả những việc rất nhỏ, cũng cần được quan tâm dạy dỗ. Chỉ lo rồi không biết ai sẽ dạy họ! 

Tỉnh Hải Dương xây trụ sở nghìn tỷ: “Lãng phí, phản cảm“

(Kiến Thức) - Trong điều kiện ngân sách đang “giật gấu vá vai”, việc xin xây dựng trung tâm hành chính với số vốn lớn như vậy là gây phản cảm trong dư luận.

Như Báo điện tử Kiến Thức đã đưa tin, UBND tỉnh Hải Dương đang xin ý kiến Thủ tướng về dự án khu hành chính tỉnh rộng 19,15ha tại khu đô thị mới phía Đông TP Hải Dương, tổng mức đầu tư khoảng 2.060 tỉ đồng, cao không quá 20 tầng, trong đó ngân sách tỉnh chi khoảng 1.000 tỉ đồng...
Khu hành chính này sẽ là nơi làm việc tập trung của 19 cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền thuộc tỉnh Hải Dương, bao gồm 5 khu: khu trụ sở của HĐND, UBND, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; khu làm việc khối các sở, ngành thuộc UBND tỉnh; trung tâm hội nghị…

Bầu Kiên hớn hở, được tháo còng tay tại tòa sáng nay

(Kiến Thức) - Bầu Kiên được tháo còng trước khi trả lời. Trước tòa, bầu Kiên giữ được vẻ bình tĩnh cố hữu, trả lời ngắn gọn nhất những câu hỏi của chủ tọa. 

Sáng nay 28/11, Tòa án nhân dân Tối cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên, còn gọi là “bầu Kiên”, cùng đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
 Sáng nay 28/11, Tòa án nhân dân Tối cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên, còn gọi là “bầu Kiên”, cùng đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.