Nga coi trọng lĩnh vực hợp tác KTQS với Việt Nam

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật-quân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Quan hệ với Việt Nam là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga. Đó là tuyên bố của Đại tướng Sergei Shoigu đứng đầu Bộ Quốc phòng Nga trong cuộc hội kiến hôm qua với Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam.
Theo lời Đại tướng Sergei Shoigu, Nga coi Việt Nam là "đối tác chiến lược, là người bạn cũ thân thiết và đáng tin cậy".
Theo nhận định của ông, "bối cảnh quân sự - chính trị trên thế giới cũng như tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang có xu thế tới bùng phát”.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bắt tay Bộ trưởng Sergei Shoigu tại Hà Nội tháng 3/2013.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bắt tay Bộ trưởng Sergei Shoigu tại Hà Nội tháng 3/2013.
Bộ trưởng Shoigu tuyên bố rằng trong điều kiện tiềm ẩn khả năng leo thang căng thẳng và nảy sinh những xung đột mới thì “hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật-quân sự càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng”.
Người đứng đầu cơ quan quân sự của Liên bang Nga lưu ý rằng hai nước Nga và Việt Nam "đang triển khai những nỗ lực nghiêm túc theo hướng mở rộng và tăng cường sự hiệp lực trong các lĩnh vực quân sự và kỹ thuật-quân sự”. Ông Shoigu cũng nhận xét rằng, Việt Nam hiện là một trong những nhà nhập khẩu chính của vũ khí Nga.
Ngoài ra, trong cuộc hội đàm của 2 Bộ trưởng 2 nước đã thông qua kế hoạch đào tạo quân nhân Việt Nam, cũng như kế hoạch cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự.
Phía Nga đang gấp rút đóng và hoàn thiện tàu ngầm Kilo cho Hải quân Việt Nam. Ảnh minh họa
 Phía Nga đang gấp rút đóng và hoàn thiện tàu ngầm Kilo cho Hải quân Việt Nam. Ảnh minh họa
"Chúng tôi đã thảo luận kế hoạch đồng bộ hóa các nguồn cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự, kế hoạch đào tạo chuyên gia, và thông qua kế hoạch 5 năm về đào tạo sĩ quan Việt Nam”, ông Shoigu tuyên bố. Ông cũng cho biết thêm là đã đàm phán khá chi tiết về một loạt các vấn đề hợp tác quan trọng.
"Sự hợp tác của chúng tôi với Việt Nam có lịch sử lâu dài. Khối lượng hợp tác trong lĩnh vực quân sự - kỹ thuật là chưa từng có”, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
"Rõ ràng, điều quan trọng là hợp tác Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam, và chúng tôi cũng dành cho điều này khá nhiều quan tâm”, Bộ trưởng Shoigu nói.

Trung Quốc phát triển tiêm kích hạm tàng hình XJZ-20B?

(Kiến Thức) - Trung Quốc có thể phát triển tiêm kích hạm tàng hình với kiểu cánh ngược được định danh là XJZ-20B dựa trên mẫu thiết kế J-20.

Việt Nam chiếm phần đáng kế trong xuất khẩu vũ khí Nga

"Năm nay chúng tôi đã đạt được mức kỷ lục trong việc xuất khẩu các sảnphẩm quân sự với tổng khối lượng các đơn hàng vượt quá 14 tỷ USD, vượtquá kế hoạch đề ra của năm" - Tổng thống Putin cho biết.

Trong tháng 2/2012, Trưởng phòng Dịch vụ Liên bang về Hợp tác Kỹ thuậtQuân sự (FSMTC) Mikhail Dmitriev nói với các nhà báo rằng, kế hoạch xuấtkhẩu vũ khí của Nga trong năm 2012 là 13,5 tỷ USD.

Ông Putin lưu ý về sự thay đổi chất lượng trong hệ thống hợp tác kỹ thuật – quân sự của Nga với các đối tác nước ngoài.

Theo ông, cùng với việc cung cấp các hệ thống vũ khí hiện đại theo kiểutruyền thống thì hiện nay đang phát triển các phương thức hợp tác mới,gồm cả hợp tác sản xuất các sản phẩm quân sự, và nghiên cứu cùng pháttriển. Điều này cho phép giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranhcủa vũ khí Nga và tạo nhiều điều kiện cho các thị trường mới.

"Tôi xem đây là một yếu tố rất quan trọng. Chúng tôi đang nghiêm túctham gia phục hồi vị trí của mình trên thị trường thế giới để nâng cấpvà sửa chữa các trang thiết bị quân sự của Liên Xô. Trước hết đó là cáchquan trọng để xác nhận thẩm quyền của chúng tôi có thể để đạt được mộtchỗ đứng vững chắc trong các thị trường vũ khí truyền thống, việc thamgia vào sửa chữa, hiện đại hóa cũng là một số lượng đáng kể các đơn đặthàng", ông Putin nói.

Nguyên thủ Quốc gia Nga nhấn mạnh rằng, cách tiếp cận này (hợp tác pháttriển và sản xuất) cho phép tính toán sự tăng trưởng trong xuất khẩu vũkhí của Nga.

Theo FSMTC, trong năm 2011, xuất khẩu vũ khí Nga ra nước ngoài đạt mức13,2 tỷ USD. Trong đó Rosoboronexport chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩuhàng hóa quân sự được sản xuất tại Nga trong năm 2011. Theo đó, việccung cấp vũ khí được thực hiện tại 65 quốc gia, với khoảng 25% khốilượng đã được xuất khẩu sang Ấn Độ, 15% ở Algeria, “một phần đáng kể" đãđược bán cho Venezuela và Việt Nam.

Đối với các dòng sản phẩm quân sự, đứng đầu là sản phẩm hàng không, vịtrí thứ hai và thứ ba tương ứng là các sản phẩm cho hải quân và lụcquân, thứ tư là các sản phẩm phòng thủ. Phần lớn các đơn giao hàng thuộcvề Tổng công ty  xuất nhập khẩu vũ khí Rosoboronexport (81%), còn lại19% là 21 đơn vị hợp tác kỹ thuật – quân sự khác nhau.

Trong tháng 8/2012, trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới(TSAMTO) báo cáo rằng, năm 2012 và bốn năm tới, Ấn Độ vẫn giữ vị trí lànhà nhập khẩu vũ khí số 1 trên thế giới.

Cận cảnh nhà máy sửa chữa chiến đấu cơ của Việt Nam

A42 hiện là một trong số ít những nhà máy ở Đông Nam Á có khả năng sửa chữa đại tu các loại động cơ phản lực của máy bay chiến đấu.

Nhà máy A42 (Quân chủng Phòng không – Không quân) được thành lập ngày 31/5/1975, tiền thân là Xưởng sửa chữa A42, hiện là một trong những nhà máy ở khu vực Đông Nam Á có khả năng sửa chữa đại tu các loại động cơ turbin phản lực. Trong ảnh là lãnh đạo nhà máy đang giới thiệu với khách hàng về năng lực sửa chữa động cơ tuốc bin khí động học.
Nhà máy A42 (Quân chủng Phòng không – Không quân) được thành lập ngày 31/5/1975, tiền thân là Xưởng sửa chữa A42, hiện là một trong những nhà máy ở khu vực Đông Nam Á có khả năng sửa chữa đại tu các loại động cơ turbin phản lực. Trong ảnh là lãnh đạo nhà máy đang giới thiệu với khách hàng về năng lực sửa chữa động cơ tuốc bin khí động học.
Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, thợ cơ khí tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, những năm qua nhà máy A42 đã nghiên cứu, sửa chữa thành công hàng trăm loại động cơ tuốc bin khác nhau, kể cả động cơ trực thăng, tàu biển. Trong ảnh là động cơ tiêm kích MiG-21 đang được sửa chữa.
 Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, thợ cơ khí tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, những năm qua nhà máy A42 đã nghiên cứu, sửa chữa thành công hàng trăm loại động cơ tuốc bin khác nhau, kể cả động cơ trực thăng, tàu biển. Trong ảnh là động cơ tiêm kích MiG-21 đang được sửa chữa.