Nếu bạn “bước đi” trên bề mặt sao Mộc thì sẽ ra sao?

Sao Mộc là một hành tinh khí ga khổng lồ không thể để đặt chân lên nên việc “bước đi” trên bề mặt của nó là điều không thể.Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu một phi hành gia được thả từ ngoài không gian xuống sao Mộc?

Hành tinh này thực ra không hề có thứ được gọi là "bề mặt", ít nhất là theo cách mà chúng ta hình dung trên Trái đất. Khi ai đó nói về bề mặt của một hành tinh, chúng ta thường liên hệ đến hình ảnh một bề mặt cứng, đầy đất đá, nhưng điều đó không đúng với sao Mộc.
Theo Wikipedia, không giống với Trái đất, sao Mộc không hề có bề mặt cứng. Nó là một khối ga cùng vài thứ khác, được kéo lại gần nhau và tạo thành hình dạng một hành tinh. Khí ga trong khí quyền sao Mộc cũng có "trần", hay là "tầng trên"; các lớp khí ga mỏng dần khi càng rời xa trung tâm hành tinh.
Nếu bạn được thả từ vị trí bên ngoài bầu khí quyển có thể thấy được của sao Mộc, khi bạn rơi vào bên trong bầu khí quyển một khoảng gần 300.000km (chúng ta sẽ gọi điểm này là "bề mặt"), thì bạn sẽ chết vì nhiễm độc phóng xạ.
Neu ban “buoc di” tren be mat sao Moc thi se ra sao?
Ảnh minh họa. 
Tuy nhiên, chẳng hạn bạn mặc một bộ áo du hành không gian không thể bị phá huỷ nên bạn sẽ không sao. Thay vào đó, do khối lượng sao Mộc quá lớn, tốc độ rơi của bạn sẽ bắt đầu tăng lên. Tiếp tục rơi, bạn sẽ lọt vào phần giữa của khí quyển tầng trên của sao Mộc, rơi xuyên qua các đám mây amoniac. Bạn sẽ không bị bốc cháy với cú rơi này bởi phần dày nhất của khí quyển bạn đã vượt qua được. Sức nóng từ lực ma sát và sức ép siêu âm sẽ không đốt cháy bạn ở giai đoạn này.
Sau vài phút, bạn tiếp tục rơi, xuyên qua một khu vực với áp suất gấp đôi áp suất trung bình trên bề mặt Trái Đất. Bạn càng tiếp tục rơi thì áp suất khí quyển càng tăng lên. Nhiệt độ môi trường cũng càng lúc càng tăng. Mọi thứ xung quanh sẽ tối dần đi và sau vài phút thì mọi thứ sẽ hoàn toàn tối đen như mực, nhiệt độ thì tăng lên hơn 100 độ C.
Nhiệt độ tiếp tục tăng lên, khi bạn vào vùng bên trong hành tinh thì áp suất và mật độ khí quyển đã khá cao, khiến tốc độ rơi bị giảm đến mức tối thiểu.
Ở mức độ này, bạn sẽ thấy mộtđại dương khổng lồ gồm hydrogen kim loại lỏng, bởi áp suất khí quyển cực cao đã chuyển khí ga hydrogen sang dạng lỏng. Trong Hệ Mặt Trời, sao Mộc có tốc độ quay nhanh nhất, và khi nó quay, đại dương kim loại lỏng này sẽ cuộn xoáy tạo thành trường từ mạnh nhất trong Hệ mặt trời.
Cuối cùng, nơi bạn tiếp đến chính là điểm áp suất 2 triệu bar và có nhiệt độ cao như mặt trời, bạn không thể tiếp tục rơi cũng như sống sót được nữa. Các nhà khoa học không gian vẫn chưa thực sự biết liệu sao Mộc chỉ toàn ga hay có lõi cứng và nóng hay không? Bởi vậy, việc một người đặt chân lên bề mặt sao Mộc là điều bất khả thi.

Xót xa những con khỉ lao động khổ sai cho con người

(Kiến Thức) - Bị bắt bởi những thợ săn, sau đó lại bị mua bởi những người chủ tàn nhẫn. Những con khỉ sẽ phải chịu đựng rất nhiều đau đớn cho đến khi chấp nhận lao động khổ sai cho con người.

Mới đây, tại Pariaman, Indonesia đã xuất hiện tình trạng người dân ngược đãi khỉ hoang dã, lạm dụng và bắt chúng phải lao động thay mình.
 Mới đây, tại Pariaman, Indonesia đã xuất hiện tình trạng người dân ngược đãi khỉ hoang dã, lạm dụng và bắt chúng phải lao động thay mình. 

Chiêm ngưỡng ảnh đẹp các cơn bão của sao Mộc

(Kiến Thức) - Một cơn bão từ mới trên sao Mộc bất ngờ được các nhà khoa học chụp lại và công bố. Các đám mây bão ở khu vực cực bắc của sao Mộc uốn quanh và có diện mạo như cappuccino.

Hình ảnh mới nhất do NASA phát hành cho thấy một cơn bão ở khu vực cực bắc của sao Mộc.
Nó được chụp bởi Juno khi tàu vũ trụ này bay quanh bề mặt cách 8.800 km (5.600 dặm) từ đỉnh của những đám mây bão của sao Mộc ở vĩ độ 38,4 độ bắc.